Phân Tích Đầu Tư Công Cho Ngành Du Lịch Cà Mau‌


19

Bến trung chuyển khách Cà

Mau

TP Cà Mau


1

1

20

DLST Cồn Ông Trang

Ngọc Hiển


200

200

21

DL cộng đồng Sông Đốc

Trần Văn Thời


250

250

22

Nhà bác Ba Phi

Trần Văn Thời


40

40

23

Khu xứ ủy Nam Bộ - Trung

ương cục miền Nam

Thới Bình


200

200

24

Khu di tích LSCM Tân

Hưng

TP Cà Mau


1,91

1,91

25

Sân chim Đầm Dơi

Đầm Dơi


50

50

26

Điểm DL Giá Lồng Đèn

Đầm Dơi


100

100


Tổng cộng

Toàn tỉnh

918,89

5.940

6.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 9

(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau)


Cà Mau là tỉnh có diện tích đất khá lớn, mật độ dân số không cao, nên việc tỉnh ưu tiên quỹ đất cho ngành du lịch đến năm 2015 khoảng 5,94 km2 trên 5.294 km2 (chỉ chiếm 1 phần ngàn) là không nhiều, và cũng chưa nêu lên được nhiều ý nghĩa.

Qua đó chúng ta cũng thấy rằng việc dành quỹ đất để đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa tạo thành điểm đột phá chiến lược để tạo tiền đề và điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch của tỉnh.

2.4.3. Đầu tư quảng bá du lịch của tỉnh


Trong kinh tế, ta biết việc xúc tiến quảng bá du lịch là một trong những chức năng cơ bản trong tiến trình quản trị, nó ngày càng có vai trò quan trọng rất lớn đối với du lịch, nếu ta không làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thì dù chất lượng du lịch, dịch vụ du lịch và các điều kiện khác có tốt đến đâu thì cũng khó mang lại hiệu quả.

Công tác xúc tiến du lịch đã được tỉnh quan tâm, hàng năm tỉnh đã giành một khoảng ngân sách nhất định để hỗ trợ xúc tiến du lịch cụ thể qua bảng 2.8.

Bảng 2.9. Chi ngân sách cho quảng bá du lịch những năm qua (2010-2015)

ĐVT: Triệu đồng


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số tiền

650

400

530

440

455

900

(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cà Mau)


Ngành du lịch Cà Mau đã đã giới thiệu được cho du khách trong nước và nước ngoài về hình ảnh thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh, những tour, tuyến

du lịch, những vẻ đẹp truyền thống của con người vùng Đất Mũi. Đồng thời không ngừng chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức các hoạt động thiết thực tại địa phương để quảng bá như: Lễ hội truyền thống, hội thi về văn hoá ẩm thực, thể dục thể thao... Ngoài ra còn thường xuyên đăng tải các thông tin quảng cáo về du lịch Cà Mau trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài Trung ương và địa phương, tờ rơi, tập gấp và trên trang thông tin điện tử của ngành. Với những việc làm cụ thể như vậy đã tạo được tiếng nói và nhận thức khá đồng bộ về du lịch Cà Mau nên góp phần đáng kể trong việc thu hút các nhà đầu tư, khách tham quan du lịch đến Cà Mau.

Tuy nhiên, việc đầu tư công cho quảng bá du lịch của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Rõ ràng với số chi ngân sách cho việc quảng bá du lịch theo bảng là rất nhỏ, thậm chí ở các năm 2011, 2012, 2013 và 2014 đều giảm so với năm 2010, chỉ đến năm 2015 ngân sách tỉnh mới tăng lên được 900 triệu đồng. Với số tiền chỉ gần một tỷ đồng chi cho quảng bá du lịch của một tỉnh là rất thấp, nó còn ít hơn số tiền mà một doanh nghiệp tư nhân dùng để quảng cáo một sản phẩm.

Bảng 2.10 Tổng hợp số liệu đầu tư tài chính công cho ngành du lịch tỉnh Cà Mau


Chỉ tiêu đầu tư

Số đầu tư qua các năm (tỷ đồng)

Cộng

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đầu tư đường giao

thông

12,072

18,15

16,50

13,81

10,013

4,00

74,545

Đầu tư cho các địa điểm

du lịch

133,56

42,87

25,36

24,23

18,91

20,7

265,63

Đầu tư quảng bá cho

Du lịch

0,65

0,4

0,53

0,44

0,45

0,9

2,72

Tổng cộng

146,282

61,42

42,39

38,48

19,373

25,6

342,895

(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau)

Trong giai đoanh 2010 đến 2015, nếu không tính đến đầu tư cho ngành du lịch bằng việc ưu tiên sử dụng đất, thì Nhà nước xem như đã đầu tư có liên quan đến ngành du lịch Cà Mau với số tiền 342,895 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho giao thông là 74,545 tỷ đồng, phần còn lại chủ yếu đầu tư trực tiếp cho các địa điểm du lịch là 265,63 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng giao thông (chưa loại trừ

khoản đầu tư 98 tỷ đồng đầu tư quyền quản lý địa điểm du lịch) và đầu tư cho quảng cáo về du lịch chỉ có 2,72 tỷ đồng, chưa có khoản đầu tư đáng kể nào cho các dịch vụ du lịch, nhằm tạo đồng doanh thu trực tiếp cho ngành du lịch.

Nhìn chung, việc đầu tư công cho ngành du lịch, tỉnh Cà Mau đã có những kế hoạch, định hướng phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Tuy nhiên, qua số liệu đầu tư ta thấy việc đầu tư chủ yếu là đầu tư về kết cấu hạ tầng, đường xá cầu cống, cơ sở vật chất kỹ thuật, và các dự án đầu tư đó không chỉ dành riêng cho các địa điểm du lịch mà trong đó bao gồm cả việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh số đầu tư công cho du lịch, tỉnh cũng đã có chính sách ưu tiên đầu tư cho du lịch bằng nguồn quỹ đất và chi phí dành cho công tác quảng bá du lịch, nhưng việc ưu tiên quỹ đất cho du lịch trong điều kiện quỹ đất dồi dào và điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, thì chưa thật sự cho thấy được sự quan tâm ưu tiên đầu tư của tỉnh, cũng như các chi phí quảng bá du lịch còn quá ít cũng đã nói lên được điều đó.

2.4.4. Đầu tư công cho nguồn nhân lực ngành du lịch

Phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Thời gian qua, công tác này được tỉnh chú trọng và hết sức quan tâm trong chiến lược phát triển ngành du lịch.

Trong những năm qua, tỉnh đã chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch song song với công tác tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mới sản phẩm du lịch được ưu tiên chú trọng. Nhiều khu du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, dịch vụ được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Năm 2010 nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch khoảng 2.000 người, trong đó nguồn nhân lực qua đào tạo 50%, đào tạo chuyên ngành đạt 30%.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau xác định: để du lịch Cà Mau phát triển đúng hướng, đến năm 2015 chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng; trong đó tập trung vào những hạng mục công trình tại Đất Mũi, Hòn Đá Bạc, Vườn Quốc gia... Tỉnh cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm cho đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tăng nhanh tiến độ quy hoạch tổng thể, hoàn chỉnh quy hoạch các khu du lịch. Phải

định hướng việc kết nối và tạo ra sự khác biệt giữa các điểm du lịch để thiết kế các tour, tuyến; rà soát các khu quy hoạch giao nhà đầu tư; sắp xếp lộ trình các quy hoạch.

Năm 2010 đến năm 2015 đã đào tạo 190 học viên với kinh phí 155 triệu. Trong đó chỉ đào tạo 4 lớp kỹ năng phục vụ buồng, bàn, lễ tân.

2.5. Phân tích đầu tư công cho ngành du lịch Cà Mau‌

Cũng như đối với các ngành kinh tế khác, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Để mời gọi và đưa du khách đến địa phương tham quan các điểm du lịch của tỉnh trước hết cần phải quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, nơi lưu trú, ăn nghỉ và các dịch vụ khác gắn liền với ngành du lịch... Muốn thu hút và giữ chân du khách cần phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, đầu tư và mở rộng các loại hình du lịch một cách phong phú và đa dạng, xây dựng các cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh và đảm bảo cung ứng một cách đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch. Đặc biệt là muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch cần phải quan tâm đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn... Sự tăng trưởng của ngành du lịch cũng có mối quan hệ chặt chẽ với mức độ gia tăng vốn đầu tư và tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.

Phân tích sự tác động cụ thể của đầu tư công cho du lịch là một vấn đề phức tạp, bởi lẽ việc đầu tư công cho ngành du lịch ở Cà Mau chưa thật sự rõ ràng và cụ thể cho riêng ngành du lịch. Trong thời gian qua, việc đầu tư công chủ yếu là việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là chủ yếu (như đã phân tích ở mục 2.4), do đó việc tách bạch phân tích đầu tư mang lại bao nhiêu hiệu quả cụ thể sẽ là không chính xác. Hơn nữa, tác động từ việc đầu tư công thường có “độ trễ” nhất định hiệu quả kinh tế - xã hội, do đó việc phân tích hiệu quả của một đồng đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận là điều cực kỳ khó khăn, và gần như không thể phân tích cho từng năm.

Nếu phân tích một cách đơn giản, loại bỏ các yếu tố tác động khác, lấy số chỉ tiêu đầu tư chia số lượt khách du lịch qua các năm, ta có bảng số liệu đầu tư công cho một lượt du khách của tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010 đến 2015 cụ thể như sau:

Bảng 2.11 Số tiền đầu tư công trên 1 du khách


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số đầu tư công cho ngành (triệu đồng)

38.480

19.373

25.600

Số lượt khách du lịch (lượt khách)

850.500

910.000

980.000

Số đầu tư công cho 1 lượt du khách (đồng /1 du khách)

45.244

21.289

26.122

(Nguồn: Từ bảng 2.4 và bảng 2.10, Tác giả tự tính toán)


Qua bảng 2.11 mặc dù không thể phân tích chi tiết đầu tư công tách bạch giữa phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cho riêng du lịch, ta vẫn thấy số đầu tư công cho 1 lượt du khách của Cà Mau rất thấp, năm 2013 là 45.244 đ/1 lượt du khách, và năm 2015 giảm xuống chỉ còn 26.122 đ/1 lượt du khách.

Tương tự, ta lấy số doanh thu chia số đầu tư công, qua 3 năm ta có bảng số liệu hiệu quả đầu tư công cho du lịch Cà Mau như sau:

Bảng 2.12 Số doanh thu được tạo ra từ 1 đồng đầu tư công


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số đầu tư công cho ngành (triệu đồng)

38.480

19.373

25.600

Doanh thu từ du lịch (triệu đồng)

230.000

245.000

352.000

Số doanh thu được tạo ra từ 1 đồng đầu tư công (đồng)

5,977

12,65

13,75

(Nguồn: từ bảng 2.4 và bảng 2.10, Tác giả tự tính toán)

Năm 2013, ta có 1 đồng đầu tư công sẽ tạo ra được 5,977 đồng doanh thu, và đến năm 2015 thì 1 đồng đầu tư công sẽ tạo ra 13,75 đồng doanh thu đối với ngành du lịch của tỉnh Cà Mau. Dù hiệu quả có thể không cao, vì việc đầu tư công cho du lịch thời gian qua chủ yếu tập trung đồng thời phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng rõ ràng hiệu quả đầu tư đã phát huy tác dụng qua số liệu hiệu quả 1 đồng đầu tư tạo ra doanh thu tăng lên hàng năm. Nếu lấy kết quả này, nhân với tỷ lệ lợi nhuận ròng bình quân là 15,4%, ta có lợi nhuận từ 1 đồng đầu tư công cho ngành du lịch sẽ là 0,92đ năm 2013, 1,95đ năm 2014 và 2,12đ ở năm 2015. Như vậy, hiệu quả 1 đồng đầu

tư công sẽ tạo ra lợi nhuận cho ngành du lịch ngày càng tăng, nhưng điều đó chưa thể khẳng định hiệu quả đầu tư công của tỉnh ngày càng có hiệu quả hơn, do hiệu quả của chính sách đầu tư tài chính còn bị ảnh hưởng bởi độ trễ thời gian, chính sách đầu tư ngày càng phát huy hiệu quả từ những năm ở giai đoạn trước.

Qua phần tích đầu tư công cho ngành du lịch tỉnh Cà Mau và thực trạng du lịch Cà Mau trong giai đoạn 2013 đến 2015, ta có thể đánh giá được sự tác động của đầu tư công cho ngành du lịch Cà Mau đối với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Cà Mau ngày càng phát huy tác dụng tích cực.

Để phân tích sâu hơn và cụ thể hơn sự tác động của đầu tư công đối với ngành du lịch, đề tài đi sâu vào phân tích đầu tư công tại một số địa điểm du lịch cụ thể. Trong số liệu tổng hợp từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, có một số chỉ tiêu về doanh thu một số địa điểm du lịch nỗi tiếng hiện nay được phần lớn khách du lịch tham quan, cụ thể như sau:

Bảng 2.13 Số lượng du khách và doanh thu qua các năm



TT


Các cơ sở Nhà nước


Năm 2010


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

SL

(lượt)

Dthu (Trđ)

A

Tổng số


512,481


98,273


485,938


116,750


462,545


121,873


478,841


177,773


496,562


170,503


554,604


193,814


I

Khu điểm du lịch


439,333


67,191


423,357


77,455


415,380


88,113


431,395


138,138


442,012


123,740


490,575


138,462


1

Khu công viên văn hóa du lịch

Mũi Cà Mau


37,002


7,400


41,699


9,174


53,481


13,370


64,648


18,101


82,175


24,653


99,609


31,875


2

Khu tưởng niệm Bác

Hồ


70,478


1,041


48,291


713


42,579


647


11,136


169


35,363


537


68,200


1,036

3

Lâm ngư trường 184


11,654


185


15,015


203


4,686


50


3,682


40


4,671


51


4,598


50


4

Lâm ngư

trường Sông Trẹm


20,803


3,120


20,207


3,637


28,448


5,690


26,418


5,284


23,045


7,374


21,609


7,563


5

Vườn quốc

gia U Minh Hạ


88,693


13,304


93,211


18,642


106,336


23,394


106,369


33,185


104,895


33,566


101,294


35,453


6

Điểm du lịch di tích Hòn

Đá Bạc


210,703


42,141


204,934


45,085


179,850


44,963


219,142


61,360


191,863


57,559


195,265


62,485

II

Cơ sở lưu trú


73,148


31,082


62,581


39,295


47,165


33,760


47,446


39,635


54,550


46,763


64,029


55,352

1

Khách sạn Cà Mau


9,345


5,850


3,490


6,332


7,937


6,342


10,514


6,706


10,225


6,896


11,306


7,856

2

Nhà khách Minh Hải


31,091


16,041


33,430


21,269


18,616


16,289


17,456


19,949


21,678


24,774


25,945


29,650

3

Khách sạn Công Đoàn


32,712


9,191


25,661


11,694


20,612


11,129


19,476


12,980


22,647


15,093


26,778


17,846

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch)

Đi sâu vào phân tích số liệu doanh thu của một số cơ sở du lịch do Nhà nước quản lý ta thấy, số lượng du khách ổn định, có xu hướng tăng, nhưng không nhiều, ở năm 2015 số lượng du khách có tăng hơn năm 2010 là 42.123 lượt du khách, tăng 8,22% so với năm 2010, nhưng ở các năm 2011 cho đến năm 2014 giảm thấp hơn năm 2010. Điều này cho thấy sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực du lịch bắt đầu phát huy hiệu quả - nhưng chưa cao.

Riêng về số doanh thu ở các địa điểm du lịch (chủ yếu thu từ nguồn bán vé tham quan và mua sắm đặc sản, quà lưu niệm) tăng qua các năm, dù số lượng có biến động tăng – giảm. Nguyên nhân là do giá vé tăng và hàng hóa đặc sản tăng giảm theo giá cả thị trường.

Biểu đồ 3: Lượng du khách tại các điểm du lịch năm 2010


Luong du khách tại các điểm du lịch năm 2010



Khu công viên văn hóa du


37,002

lịch Mũi Cà Mau

Khu tưởng niệm Bác Hồ


70,478


Lâm ngư trường 184

210,703

11,654


Lâm ngư trường Sông


20,803

Trẹm



Vườn quốc gia U Minh Hạ


88,693




Điểm du lịch di tích Hòn



Đá Bạc

(Nguồn: từ bảng 2.13)

So sánh về số lượng du lịch và doanh thu giữa các địa điểm du lịch, ta thấy du khách có nhu cầu tham quan ở Hòn Đá Bạc là cao nhất, số lượng 210.703 du khách trên tổng số các điểm du lịch (439.333 du khách) chiếm đến 47,96% trong năm 2010, kế đến Vườn Quốc gia U Minh hạ 88.693 du khách, thấp nhất là Lâm ngư trường 184 chỉ có 11.654 du khách (chỉ có 2,65%). Tuy nhiên, lượng khách trên đã thay đổi đáng kể ở năm 2015, dù số lượng du khách đến Hòn Đá Bạc vẫn còn cao nhất 195.265 trên tổng số 490.575 du khách, nhưng chỉ chiếm 39,8%, trong khi điểm du lịch Công viên văn hóa Mũi Cà Mau đã tăng từ 37.002 du khách năm 2010 đã liên tục tăng đến năm 2015 là 99.609 du khách, chiếm 20,3%, còn Lâm ngư trường 184, ở năm 2015 chỉ còn 4.598 lượt khách, chưa đến 1% trên tổng lượt khách.

Biểu đồ 4: Lượng du khách tại các điểm du lịch năm 2015


Lượng khách du lịch tại các điểm du lịch năm 2015




Khu công viên văn hóa du




lịch Mũi Cà Mau



99,609

Khu tưởng niệm Bác Hồ

195,265



Lâm ngư trường 184



68,200

Lâm ngư trường Sông




4,598

Trẹm

Vườn quốc gia U Minh Hạ



21,609



101,294


Điểm du lịch di tích Hòn




Đá Bạc

(Nguồn: từ bảng 2.13)

Nếu phân tích riêng từng điểm du lịch, ta thấy:

(1) Du khách đến Hòn Đá Bạc là có lượng du khách cao nhất năm 2010, nhưng sau đó giảm dần liên tục qua các năm 2011 cho đến 2014 và năm 2015 tương đối ổn định so với năm 2014 là 195.265 du khách, năm 2015 chỉ tăng nhẹ so với năm 2014 là 191.863 du khách. Phân tích nguyên nhân của việc du khách giảm có thể là do Hòn Đá Bạc sau khi chuyển giao đầu tư quản lý cho Bộ Công an vào năm 2010, ngân sách tỉnh đã không tiếp tục đầu tư cho địa điểm này đã làm cho lượng du khách giảm liên tục, đồng thời chủ đầu tư, quản lý địa điểm này không có những chính sách thu hút du khách, nên lượng khách ngày càng giảm. Hiện nay, du khách đến Hòn Đá Bạc ngoài việc chiêm ngưỡng quần thể di tích CM12, các công trình tâm linh, cảnh biển và câu cá - ẩm thực, thì không còn sản phẩm nào để thu hút du khách.

Như vậy, nếu không có sự đầu tư cho du lịch, thì chắc chắn hiệu quả sẽ không phát triển một cách bền vững. Dù số liệu doanh thu đều tăng qua các năm, nhưng số doanh thu này được thống kê theo giá hiện nay, chưa loại trừ các khoảng tăng giá, nên không thể nói hiệu quả kinh tế là tăng, đặc biệt số doanh thu tăng nhưng lượng du khách giảm là điều đáng báo động cho bất kỳ một địa điểm kinh doanh du lịch nào.

(2) Địa điểm thứ hai có lượng du khách cao là Vườn quốc gia U Minh Hạ, lượng du khách tăng liên tục qua các năm, từ số lượng 88.693 du khách năm 2010 đã tăng lên 101.294 du khách năm 2015.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/04/2023