sau:
Hành vi phạm tội trốn thuế khác với hành vi trốn thuế ở những điểm
Điểm thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế chỉ là cá
nhân, vì Luật hình sự của Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức.
Điểm khác thứ hai là tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội trốn thuế nghiêm trọng hơn hành vi vi phạm trốn thuế. Hành vi phạm tội trốn thuế phải có hậu quả trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về tội trốn thuế, hoặc tái phạm tội trốn thuế, hoặc một số tội khác theo quy định tại các điều 153,154, 155, 156, 157, 158,159, 160, 164,193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ
luật hình sự 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Điểm khác thứ ba là hành vi phạm tội trốn thuế, theo chúng tôi, sẽ không bao gồm dấu hiệu "làm tăng số thuế được hoàn", vì khi doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Lý Thuế Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam:
- Tội Trốn Thuế Trong Pháp Luật Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Của Bộ Luật Hình Sự 1999, Chưa Được Xóa Án Tích Mà Còn Vi Phạm.
- Nhận Thức Chung Về Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
- Nội Dung Và Các Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đấu Tranh Phòng, Chống Tội Trốn Thuế
- Tình Hình Số Vụ Có Dấu Hiệu Trốn Thuế Với, Số Vụ Án
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
đã nộp thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước, tức là số tiền thuế đã thuộc sở hữu Nhà nước, nếu dựa vào chính sách hoàn thuế dùng thủ đoạn gian dối để rút số tiền này ra thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 139 Bộ luật hình sự 1999 mới đúng tính chất của hành vi phạm tội.
Điểm khác thứ tư là hành vi phạm tội trốn thuế không chỉ nhằm làm giảm số thuế phải nộp, mà còn có cả mục đích: nhằm không phải nộp thuế. Ví dụ trong trường hợp người phạm tội không đăng ký kinh doanh để trốn thuế là có mục đích không nộp thuế bất cứ khoản thuế nào chứ không phải mục đích làm giảm số thuế phải nộp.
Hiện nay do chưa có văn bản pháp lý hình sự nào hướng dẫn cụ thể về những dấu hiệu của hành vi phạm tội trốn thuế, vì vậy chúng ta phải dựa vào các quy định tại các văn bản pháp luật hành chính về hành vi trốn thuế, trong
khi các văn bản này lại có những điểm khác biệt như trên, nên rất dễ gây ra những sai sót trong quá trình điều tra, truy tố xét xử loại tội phạm này.
Thủ đoạn phạm tội trốn thuế đang được bọn tội phạm thực hiện phổbiến như sau:
- Trốn thuế bằng cách không đăng ký kinh doanh: Người phạm tội kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh để trốn tất cả các loại thuế có liên quan: thuế môn bài, thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Hoặc
đã đăng ký kinh doanh nhưng thông báo tạm ngừng để không phải nộp các loại thuế, sau đó vẫn giao dịch kinh doanh bình thường (vì khi doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động, nhà nước không thu lại giấy đăng ký kinh doanh và con dấu, nên người phạm tội vẫn có thể giao dịch với khách hàng).
- Trốn thuế bằng cách không tiến hành kê khai thuế để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan thuế: Hiện nay nhà nước đang thực hiện quản lý thuế theo chế độ tự khai, tự nộp. Cơ chế kiểm soát việc tự khai tự nộp của cơ quan thuế hiện nay hết sức hạn chế. Vì vậy thủ đoạn không kê khai thuế
được thực hiện hết sức dễ dàng. Thực tế hiện nay số người có thu nhập cao ở mức phải đóng thuế khá đông đảo trong xã hội. Tuy nhiên ít người trong số họ tự giác lên cơ quan thuế kê khai nộp thuế, và nếu họ có làm sai thì cũng hiếm khi bị phát hiện và xử lý.
- Trốn thuế bằng cách vi phạm quy định về chế độ kế toán, như: làm hai hệ thống sổ sách, sửa chữa chứng từ sổ sách, lập chứng từ khống để tăng chi phí, loại bỏ doanh thu không hạch toán ....Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có hai hệ thống sổ sách kế toán. Một hệ thống sổ sách nội bộ dùng để hạch toán doanh thu, chi phí thực tế và một hệ thống sổ sách kế toán dùng để báo cáo với cơ quan thuế. Số liệu dùng để hạch toán ở hai hệ thống này hoàn toàn khác nhau, trong đó mức lợi nhuận ở hệ thống sổ báo cáo thuế thường thấp hơn rất nhiều so với thực tế.
- Trốn thuế thông qua các thủ đoạn liên quan đến hóa đơn như: Mua, bán hóa đơn; không kê khai hóa đơn; ghi hóa đơn có giá trị thấp hơn giá bán thực tế; ghi giá trị hóa đơn giữa liên xuất cao hơn liên lưu...Hành vi này nhằm trốn thuế giá trị gia tăng và trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trốn thuế thông qua kê khai thuế không đúng thực tế hoặc không
đúng căn cứ pháp lý như: kê khai sai về số lượng, chủng loại, giá cả, xuất xứ hàng hóa; Xác định thuế suất sai; ...
- Trốn thuế thông qua việc lập hợp đồng, giao dịch giả: ví dụ như thực tế là cho thuê nhưng lập thành hợp đồng cho mượn, hợp đồng mua bán thành hợp đồng liên doanh, không có giao dịch nhưng vẫn lập hợp đồng để tăng chi phí đầu vào...
- Trốn thuế bằng cách khai man để hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế không đúng đối tượng. Mấy năm vừa qua rất nhiều doanh nghiệp không có hàng hóa xuất khẩu nhưng khai man, lập hồ sơ xuất khẩu khống để được nhà nước hoàn thuế giá trị gia tăng, rút của nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
- Trốn thuế bằng cách thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, chđ thÓ nép thuÕ. Lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã trốn thuế nhập khẩu bằng cách: nhập khẩu máy móc theo diện tạo tài sản cố định để được miễn thuế nhập khẩu, nhưng sau khi nhập không sử dụng mà đem bán ra bên ngoài.
- .....
Thực tế thủ đoạn thực hiện hành vi trốn thuế rất phong phú và đa dạng. Trong nền kinh tế phức tạp về thành phần, quy mô và hình thức kinh doanh hiện nay, thủ đoạn trốn thuế ngày càng phong phú và tinh vi. Đối tượng trốn thuế tìm mọi sơ hở trong chính sách kinh tế và khả năng quản lý của nhà nước
để thực hiện hành vi vi phạm. Chính vì vậy việc nghiên cứu, phát hiện và
lường trước những mánh khóe trốn thuế là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong đấu tranh phòng chống trốn thuế.
Về hậu quả của hành vi trốn thuế:
Như phân tích ở trên, biểu hiện của hành vi trốn thuế với tư cách là một hành vi vi phạm pháp luật hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác nhau cơ bản ở dấu hiệu hậu quả và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Vì vậy để xác định một hành vi trốn thuế có phải là tội phạm hay không cần xác định
được số tiền trốn thuế, hoặc các yếu tố khác có tác động đến tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Theo quy định tại Điều 161 Bộ Luật hình sự 1999, hành vi trốn thuế chỉ
được xác định là tội phạm trốn thuế nếu có các điều kiện: số tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc người có hành vi trốn thuế đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153,154, 155, 156, 157, 158,159, 160, 164,193, 194,
195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm. Như vậy có thể xác định một hành vi trốn thuế là tội phạm trốn thuế nếu có một trong 3 dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Dấu hiệu số tiền trốn thuế trên 50 triệu đồng:
Số tiền trốn thuế là căn cứ cơ bản để đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế, xác định hành vi này chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm hành chính hay đã là tội phạm, hoặc là hành vi phạm tội ở cấu thành tội phạm cơ bản hay tăng nặng. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành một người trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên thì bị coi là tội phạm. Nếu trốn thuế từ 150 trở lên thì bị chuyển sang khung tăng nặng (Khoản 2
Điều 161). Trong thực tế điều tra, xét xử việc làm khó nhất là xác định chính xác số tiền thuế mà bị can, bị cáo đã trốn. Để xác định được số tiền trốn thuế phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về phương thức nộp thuế và căn cứ tính thuế theo từng đối tượng chịu thuế.
Thứ hai: Dấu hiệu số tiền trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm:
Phạm tội trốn thuế do có hành vi trốn thuế với số lượng tiền dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm là trường hợp người phạm tội trước đó đã có lần trốn thuế và đã bị xử phạt một trong các hình thức xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính, nay lại có hành vi trốn thuế và bị phát hiện. Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội trốn thuế trong trường hợp này cần các điều kiện sau đây:
- Một là, đã trốn thuế từ hai lần trở lên, số tiền trốn thuế mỗi lần chưa
đến 50 triệu đồng.
- Hai là, trước lần trốn thuế bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, nhưng chưa hết thời hạn
được coi là chưa bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn này là một năm kể từ ngày có quyết
định xử lý vi phạm.
Thứ ba, dấu hiệu: trốn thuế với số tiền dưới 50 triệu đồng, nhưng đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong số các tội khác quy định tại các điều 153,154, 155, 156, 157, 158,159, 160, 164,193, 194, 195, 196, 230, 232, 233,
236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội trốn thuế do có hành vi trốn thuế dưới 50 triệu đồng, nhưng đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một trong số cỏc tội khỏc quy định tại cỏc điều 153,154, 155, 156, 157, 158,159, 160, 164,193, 194, 195, 196, 230, 232, 233,
236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp sau khị bị kết án về các tội sau đây chưa được xóa án tích, nay lại có hành vi trốn thuế với số lượng dưới năm mươi triệu đồng: tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; tội buôn bán hàng giả; tội kinh doanh trái
phép; tội đầu cơ; tội làm tem giả, vé giả; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển mua bán hoặc hiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội trốn thuế trong trường hợp này, ngoài hành vi trốn thuế dưới 50 triệu đồng cần có điều kiện đã bị kết
án về một trong các tội phạm nêu trên, nhưng chưa được xóa án tích.
Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự, thì những người phạm các tội nêu trên đương nhiên được xóa án, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời gian sau đây: một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo; ba năm trong trường hợp phạt tù đến ba năm; năm năm trong trường hợp hình phạt tù từ ba cho đến dưới mười lăm năm; bảy năm trong trường hợp hình phạt tù trên mười lăm năm.
Và theo quy định tại điều 66 Bộ luật hình sự, thì trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định; Trong trường hợp này do tình tiết "tái phạm"
đã được xác định là dấu hiệu định tội thì không được sử dụng như một tình tiết tăng nặng định khung nữa.
c. Chủ thể của tội trốn thuế
Theo quy định của Bộ Luật hình sự, điều kiện để một người trở thành chủ thể của tội phạm là họ phải đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội trốn thuế là chủ thể đặc biệt, vì bên cạnh các
điều kiện thông thường trên còn phải thuộc đối tượng nộp thuế.
Điều kiện thứ nhất để một người trở thành chủ thể của tội trốn thuế là phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi thực hiện và năng lực điều khiển hành vi theo những đòi hỏi tất yếu của xã hội. Rất nhiều người khi bị phát hiện có hành vi trốn thuế thì biện minh rằng mình không biết là phải nộp các loại thuế đó, hoặc do khả năng tính toán kém dẫn đến sai lệch số thuế phải nộp. Về nguyên tắc, cách lý giải này khó được chấp nhận vì khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế trong xã hội các chủ thể của giao dịch phải có trách nhiệm tự tìm hiểu về nghĩa vụ thuế của mình. Nếu người đó là chủ doanh nghiệp, không có trình độ kế toán phải thuê kế toán có đủ chuyên môn nghiệp vụ hoặc phải thuê tư vấn để hạch toán trung thực, chính xác các số liệu tài chính, làm cơ sở để nộp thuế đúng, và đủ cho nhà nước (theo Luật kế toán). Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, trình độ của người quản lý doanh nghiệp cũng như nhân viên còn thấp, nên rất nhiều trường hợp không có khả năng hạch toán đúng theo quy định của Luật thuế và Luật kế toán. Chính vì vậy về đường lối xử lý đối với hành vi trốn thuế, đối với người vi phạm lần đầu, và xác minh được nguyên nhân vi phạm chủ yếu do trình độ non kém thì hầu như chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều kiện thứ hai để một người trở thành chủ thể tội trốn thuế là phải
đạt độ tuổi luật định. Vì trốn thuế là tội phạm ít nghiêm trọng, nên người có
hành vi trốn thuế chỉ bị truy cứu trách nhiệm nếu đủ từ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp nếu người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước khi đủ 16 tuổi vì hành vi trốn thuế, sau khi đạt 15 tuổi lại tiếp tục thực hiện hành vi trốn thuế dưới 50 triệu đồng thì vẫn không bị xác định đã phạm tội trốn thuế, bởi vì tại thời điểm bị xử phạt vi phạm hành chính đó họ chưa đủ điều kiện về chủ thể của tội trốn thuế, nên chưa coi đó là dấu hiệu để định tội.
Điều kiện thứ ba để xác định một người là chủ thể của tội phạm trốn thuế là họ phải thuộc đối tượng nộp thuế. Vậy cần xác định ai là đối tượng nộp thuế.
Theo quy định của pháp luật thuế, đối tượng nộp thuế là tất cả các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện phải nộp một loại thuế nhất định. Điều kiện cụ thể về các đối tượng này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật thuế. Hiện nay giữa hai khái niệm: đối tượng nộp thuế và đối tượng gánh chịu thuế vẫn có sự nhầm lẫn với nhau. Đối tượng nộp thuế là đối tượng có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho nhà nước, họ có thể đồng thời là đối tượng gánh chịu thuế. Ví dụ về đối tượng nộp thuế đồng thời là đối tượng gánh chịu thuế như sau: điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối tượng nộp thuế là các tổ chức cán nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. Trong trường hợp nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, bên mua là bên gánh chịu thuế nhưng bên bán lại là đối tượng nộp thuế, đối tượng nộp thuế không đồng thời là đối tượng gánh chịu thuế. Có quan điểm cho rằng, nếu đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng không nộp thuế, nếu đủ mức độ thiệt hại theo quy định của luật hình sự thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhà nước chứ không truy cứu trách nhiệm về tội trốn thuế, vì rõ ràng họ là bên bán đã thu thuế của bên mua, để thay mặt bên mua nộp cho Nhà nước, nhưng không nộp thì bản chất hành vi phải là lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhà nước chứ không phải là trốn thuế.