Của Bộ Luật Hình Sự 1999, Chưa Được Xóa Án Tích Mà Còn Vi Phạm.


Giữa "trốn thuế" và 'tránh thuế' có cùng mục đích là không phải nộp thuế, nhưng có tính chất pháp lý khác nhau. Hành vi trốn thuế là việc dùng thủ

đoạn để không phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước hoặc được miễn giảm, hoàn thuế, đó thực sự là một hành vi vi phạm pháp luật thuế và các đạo luật có liên quan. Đối với hành vi tránh thuế, lách thuế theo chúng tôi, đây là hành vi có tính chất lách luật, cũng nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nhưng vẫn đảm bảo tính hợp pháp của hành vi. Nếu luật pháp quy định không chặt chẽ, kín kẽ sẽ bị người đối tượng lợi dụng để lách thuế, làm giảm sút nguồn thu ngân sách và mất cân bằng kinh tế nhưng không quản lý và xử lý được. Trong môi trường kinh tế toàn cầu thì "chuyển giá" là một thủ đoạn mới về hiện tượng "tránh thuế". Chuyển giá thực tế đã làm thiệt hại cho nền kinh tế do thất thu thuế của một quốc gia nhưng nó không làm giảm lợi nhuận tính theo tổng thể của chủ tư bản nước ngoài. Khi nhà tư bản có nhiều công ty con ở các quốc gia khác nhau, nếu thấy mức thuế thu nhập giữa các quốc gia chênh lệch nhiều, họ sẽ dùng thủ đoạn kê khai chi phí nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện

đầu vào cao để hạch toán lỗ, tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực tế thì khoản lãi đó đã được chuyển cho công ty con khác tại quốc gia xuất khẩu nguyên liệu.


Giữa "trèn thuÕ" "buôn lậu". Đối với hành vi buôn lậu, đây là hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới để trốn tránh việc kê khai nộp thuế xuất nhập khẩu, hàng hoá thuộc diện cấm lưu thông, trao đổi mua bán hay đưa ra nước ngoài như vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá. Do vậy, trốn thuế là một trong những động cơ chính của buôn lậu, nhằm thu được khoản lợi nhuận lớn hơn do hàng hoá nhập khẩu vào nội địa không phải chịu thuế xuất nhập khẩu. Trên thực tế, hành vi buôn lậu gắn với trốn thuế, trong cuộc sống hay trên các phương tiện thông tin thường nhắc đến buôn lậu trốn thuế như l¯ một “cặp ph³m trù” thức chất để chỉ h¯nh vi buôn lậu.


b. Khái niệm tội trốn thuế:

Khái niệm tội trốn thuế có nội hàm hẹp hơn khái niệm trốn thuế nói chung, những hành vi trốn thuế nếu có tính nguy hiểm đáng kể mới bị coi là tội phạm.

Tội phạm trốn thuế là tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, được quy định trong luật hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tội phạm trốn thuế được quy định tại Điều 161- Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

“Điều 161. Tội trốn thuế

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 5

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội được quy định tại các

điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230,

232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần

đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.”

Dựa vào quy định trên thì một trong những ranh giới quan trọng nhất để phân biệt đâu là hành vi trốn thuế với tính chất là một vi phạm hành chính,

đâu là hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm là trị giá của số tiền trốn thuế. Bên cạnh đó là tính chất của hành vi, vi phạm lần đầu hay tái phạm cũng là một


căn cứ để phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Như vậy hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

- Trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng trở lên;

- Trốn thuế với số tiền dưới năm mươi triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế;

- Trốn thuế với số tiền dưới năm mươi triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230,

232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

So với Điều 169 Bộ luật hình sự 1985, thì nội dung quy định về tội trốn thuế tại Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 có những thay đổi sau đây:

Một số điểm hạn chế trong kỹ thuật lập pháp của Bộ luật hình sự 1985 về tội trốn thuế đã được Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, khắc phục.

Thứ nhất, dấu hiệu xác định mức độ nguy hiểm đáng kể của hành vi trốn thuế tại Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 là số tiền trốn thuế đã được định lượng cụ thể: từ năm mươi triệu đồng trở lên, khác so với trước đây là trốn thuế với số lượng lớn. Cơ sở của việc sửa đổi này xuất phát từ thực tiễn kinh tế

đất nước và sự hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước kia, thuế được hiểu là mọi loại thuế đóng bằng tiền, hiện vật hoặc dưới hình thức khác với tính chất là nghĩa vụ bắt buộc. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với tính độc lập và ổn định của nền tài chính đất nước, hình thức thu thuế duy nhất được xác định là tiền đồng Việt Nam, kể cả đối với một số loại hình thuế đặc thù như thuế sử dụng đất nông nghiệp, đơn vị tính thuế là kg thóc, nhưng hình thức thuế Nhà nước thu vẫn được xác định quy đổi thành đồng Việt Nam.


Việc quy định trốn thuế với"số lượng lớn" chung chung, không xác

định cụ thể theo Điều 169 Bộ luật hình sự 1985 đã dẫn đến những khó khăn và quan điểm không thống nhất trong công tác điều tra xét xử. Vì vậy Thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 20/9/1996 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ đã phải hướng dẫn xử lý đối với tội trốn thuế theo Điều 169 Bộ luật hình sự 1985 theo hướng xác định người bị coi là trốn thuế với số lượng lớn là người trốn thuế với số lượng từ 50 triệu

đồng đến dưới 150 triệu đồng. Bộ luật hình sự 1999 kế thừa những hướng dẫn trong Thông tư 06, nhưng có sửa đổi về kỹ thuật lập pháp cho phù hợp. Như vậy trong các trường hợp chung nhất trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên mới coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, dấu hiệu : "đã bị kết án ... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" đã được đưa vào khoản 1, được xem là dấu hiệu bổ sung có ý nghĩa

định tội trong các trường hợp trốn thuế với số tiền thấp hơn định lượng tối thiểu, coi đó là một trong các yếu tố trong cấu thành tội phạm cơ bản . Trước

đây trong Bộ luật hình sự 1985, mặc dù dấu hiệu "đã bị kết án ... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" được đã được coi là dấu hiệu định tội, nhưng lại

được quy định tại khoản 2, trong khung tăng nặng. Thực chất đây là điểm hạn chế về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật hình sự 1985 đã được Bộ luật hình sự 1999 khắc phục.

Điểm hạn chế thứ ba của quy định về tội trốn thuế của Bộ luật hình sự 1985 đã được Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, đó là dấu hiệu định tội: "đã bị xử lý hành chính" mà còn vi phạm. Theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (1995) thì xử lý hành chính bao gồm: xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Theo điều 20 của Pháp lệnh này thì các biện pháp xử lý hành chính khác, bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Nghiên cứu các quy định từ điều 21 đến điều 25 Pháp lệnh xử


lý vi phạm hành chính (năm 1995) thấy: người có hành vi trốn thuế không phải là đối tượng có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nêu trên. Như vậy việc quy định dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm" là dấu hiệu cấu thành của tội trốn thuế là chưa chính xác, mà phải quy định: "đã bị xử phạt vi phạm hành chính...mà còn vi phạm" mới chính xác. Điểm này đã được sửa đổi trong điều 169 - Bộ luật hình sự 1999.

Bên cạnh những cải tiến về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật hình sự 1999 đã có những điểm mới về trong đường lối xét xử đối với tội trốn thuế như sau:

Thứ nhất, Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 nhìn chung đã giảm nhẹ hình phạt đối với tội trốn thuế. Nếu hình phạt nặng nhất đối với tội trốn thuế trong Bộ luật hình sự 1985 là 12 năm thì trong Bộ luật hình sự 1999 chỉ còn 7 năm, và chỉ được quy định trong các cấu thành tội phạm tăng nặng. Thay vào đó, hình phạt tiền được bổ sung với phạm vi áp dụng rộng rãi với cả hai vai trò là hình phạt chính thức và hình phạt bổ sung trong cấu thành tội phạm cơ bản và tăng nặng. Mức phạt tiền được xác định trên số tiền trốn thuế. Đây cũng là

điểm nổi bật trong chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung thể hiện trong Bộ luật hình sự 1999.

Thứ hai, Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 đã thể hiện sự phân hóa rõ nét hơn hơn trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trốn thuế có mức độ nguy hiểm khác nhau. Căn cứ vào giá trị số tiền trốn thuế và tính chất nghiêm trọng của hành vi, nhà làm luật đã đặt ra các mức độ khác nhau của tội trốn thuế để

đưa ra hình phạt. Khoản 1 là khung hình phạt nhẹ nhất, tiếp theo là các khoản 2, 3 có các khung hình phạt tăng nặng hơn, thể sự phân loại và tính chất trừng trị nghiêm khắc đối với từng mức độ phạm tội.

Như vậy căn cứ vào quy định tại Điều 161 - Bộ luật hình sự 1999 thì có thể định nghĩa tội trốn thuế như sau: Tội trốn thuế là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật thuế để không phải đóng thuế hoặc đóng thuế ít hơn phần thuế phải nộp với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm


mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153,154, 155, 156, 157, 158,159, 160, 164,193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và

238 của Bộ luật hình sự 1999, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

1.1.3.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội trốn thuế

a. Khách thể của tội trốn thuế:

"Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại"(6). Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ cũng như các quan hệ xã hội nói chung, được cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể của quan hệ, nội dung quan hệ và khách thể của quan hệ. Hành vi phạm tội có thể xâm hại một trong số các yếu tố hoặc cả ba yếu tố cấu thành quan hệ xã hội nói trên, thông qua việc tác động đến đối tượng cụ thể. Một hành vi phạm tội cùng một lúc có thể tác động đến nhiều đối tượng khác nhau, qua đó xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau.

Xác định đúng khách thể của tội phạm từ đó mới xác định được mức độ nguy hiểm mà phạm tội đó gây ra cho xã hội như thế nào và hành vi thực hiện tội phạm ra sao, trên cơ sở đó lựa chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo vệ khách thể trên trước sự tấn công của tội phạm.

Có quan điểm cho rằng khách thể trực tiếp của tội trốn thuế chính là quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản (tiền thuế) vì mục đích của kẻ phạm tội trốn thuế chính là việc chiếm đoạt được tiền thuế của nhà nước. Quan niệm như trên là chưa hoàn toàn đầy đủ.

Về lý luận, một hành vi phạm tội cùng một lúc có thể xâm hại đến nhiều khách thể khác nhau. Trong trường hợp đó nếu chỉ xác định một khách thể của tội phạm thì chưa thể hiện hết được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi chỉ được thể hiện một cách đầy đủ trong sự tổng hợp các thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra cho tất cả các quan hệ xã hội. Đối với nhà làm luật khi ban hành pháp luật cần


phải thể hiện trong cấu thành tội phạm không chỉ một khách thể với một đối tượng tác động mà phải thể hiện cả hai khách thể với hai đối tượng tác động khác nhau. Vấn đề đặt ra là có hai khách thể, vậy xác định tội phạm đó trong chương nào của Bộ luật hình sự. Việc xác định này có thể căn cứ vào mục

đích chính của người phạm tội hoặc căn cứ vào tính chất quan trọng nhất của một quan hệ xã hội nào đó trong số những quan hệ xã hội bị xâm hại để xếp vào những chương nhất định của Bộ luật hình sự.

Đối với tội trốn thuế, theo chúng tôi có hai khách thể trực tiếp bị tội phạm này xâm hại. Thứ nhất là trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế, thứ hai là quyền thu thuế của Nhà nước. Trong hai khách thể trên thì các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thuế có tính chất quan trọng hơn, vì thông qua việc bảo vệ trật khách thể thứ nhất có thể bảo vệ cả khách thể thứ hai hoặc ngược lại, khi khách thể thứ nhất bị vi phạm sẽ dẫn đến thiệt hại cả cho khách thể thứ hai. Xác định trật tự quản lý thuế là khách thể quan trọng mà người phạm tội trốn thuế xâm hại, do đó nhà làm luật đã đưa tội trốn thuế vào chương: các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, coi đó là khách thể loại của tội phạm này.

Khách thể thứ hai là quyền thu thuế của Nhà nước, quyền này được xác lập trên cơ sở các văn bản pháp luật về thuế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu luật dân sự trong trường hợp này Nhà nước đã thiết lập quyền vật quyền đối với tài sản là số tiền thuế mà các đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước. Vật quyền là quyền tuyệt đối có giá trị chống lại những quyền khác, vì vậy dù cho số tiền trốn thuế đã được sử dụng như thế nào Nhà nước vẫn có quyền truy thu lại cho đủ.

b. Mặt khách quan của tội trốn thuế:

Mặt khách quan của tội phạm là sự thể hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu


quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội...). Xác định mặt khách quan của tội phạm cho phép chúng ta nhận diện chính xác những biểu hiện trong thế giới khách quan của tội phạm, là cơ sở để phát hiện và xử lý tội phạm.

Dấu hiệu hành vi khách quan của tội trốn thuế:

Dấu hiệu hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý quan trọng để định tội danh và định khung hình phạt. Tuy nhiên điều 161 Bộ Luật hình sự 1999 không chỉ rõ thế nào là hành vi phạm tội trốn thuế, gây khó khăn cho công tác điều tra, tuy tố, xét xử. Vì vậy việc xác

định những biểu hiện của hành vi phạm tội trốn thuế là việc làm có nghĩa nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này.

Trong phần khái niệm trốn thuế (mục 1.1.3 a) chúng tôi đã trình bày khá kỹ những biểu hiện của hành vi trốn thuế với ý nghĩa là một vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 và Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 28/5/2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Thực chất hành vi trốn thuế (vi phạm hành chính) và tội trốn thuế (tội phạm) có hình thức thể hiện tương đối giống nhau. Điều 7 Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 thì hành vi trốn thuế (vi phạm hành chính)

được hiểu là: "hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn". Thời điểm xác định cá nhân, tổ chức có hành vi trốn thuế để xử phạt hành chính là thời điểm cá nhân, tổ chức đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân, tổ chức đó.

Để xác định rõ các dấu hiệu của hành vi phạm tội trốn thuế, chúng ta so sánh với hành vi vi phạm trốn thuế nêu trên.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí