và sử dụng hợp lý và có hiệu qủa các nguồn lực cuả đất nước trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế.
c. Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.
Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân.
Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng.
Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội.
Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chỗ thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, vế thuế suất... đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội.
1.1.1.4 Phân loại thuế:
a. Căn cứ vào mục đích điều tiết, thuế có hai loại cơ bản: thuế trực thu và thuế gián thu.
ThuÕ trùc thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một. Thuế trực thu bao gồm các loại thuế đánh vào tài sản, và thuế đánh vào đối
Có thể bạn quan tâm!
- Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 1
- Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 2
- Tội Trốn Thuế Trong Pháp Luật Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Của Bộ Luật Hình Sự 1999, Chưa Được Xóa Án Tích Mà Còn Vi Phạm.
- Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 6
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
tượng thường trú. Ví dụ như: thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng
đất....Loại thuế này thường gặp sự phản ứng của người gánh chịu thuế do nghĩa vụ thuế không thể chuyển dịch, và có thể bị đánh nhiều lần.
Thuế gián thu là thuế mà người gánh chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng, nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng. Thuế gián thu có ưu điểm ít gặp sự phản ứng của người gánh chịu thuế, nhưng lại không tạo ra sự bình
đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch. Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt...
b. Nếu căn cứ vào đối tượng chịu thuế thì có thể phân loại thành: thuế
đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập, và thuế đánh vào tiêu dùng.
Thuế đánh vào tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản đó chứ không
đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như: thuế nhà
đất, thuế chuyển nhượng tài sản...
Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế đánh vào thu nhập bao gồm: thuế thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Thuế tiêu dùng phần lớn là các loại thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này
đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.
c. Phân loại căn cứ vào các sắc thuế :
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt nam, hiện nay có các sắc thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng, nhằm điều tiết tiêu dùng, phân phối lại thu nhập xã hội và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Thuế xuất nhập khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hóa khi nó được phép vận chuyển qua biên giới nhằm phân phối lại nguồn lực tài chính giữa các tổ chức cá nhân xuất nhập khẩu với nhà nước và là đòn bẩy kinh tế để nhà nước điều tiết với quá trình sản xuất tiêu dùng trong phạm vi quốc gia và gián tiếp tác động tới nền kinh tế quốc tế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của các cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: là loại thuế thu vào việc sử dụng đất nông nghiệp hoặc việc được giao đất vào sản xuất nông nghiệp.
- Thuế nhà, đất: là loại thuế thu vào việc trực tiếp sử dụng hoặc việc có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất: là loại thuế thu vào việc chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân.
- Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của các tổ chức, cá nhân khai thác nhằm định hướng việc khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, góp
phần bảo vệ tài nguyên đất nước, đảm bảo cho ngân sách nhà nước có nguyền thu để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.
- Thuế môn bài: là loại thuế thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm giúp nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý các cơ sở kinh doanh, các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
Như vậy, hiện nay ở Việt Nam có 11 sắc thuế khác nhau, gồm ba nhóm căn cứ: thuế thu trên thu nhập, thuế thu trên tài sản, thuế thu trên tiêu dùng.
1.1.1.5 Nội dung quản lý thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Các văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể quy định về công tác tổ chức quản lý thuế, với những nội dung cụ thể như :
- Quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế; các thủ tục liên quan đến thuế; quy định mức phạt vi phạm về thuế; quy định về các trường hợp bị cưỡng chế thuế.
- Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ; chấp hành việc cung cấp tài liệu liên quan đến việc tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế;
- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc: hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện đúng chính sách thuế; hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ; giải quyết hoàn thuế; miễn, giảm thuế; khiếu nại về thuế. Được quyền thanh tra, kiểm tra về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế; ấn định thuế và cưỡng chế thuế.
- Trong các luật thuế cũng có quy định chung về nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đó là: "các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ
trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế".
Bên cạnh các văn bản pháp luật về thuế, hiến pháp quy định về thẩm quyền ban hành luật thuế, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và bộ luật hình sự cũng quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế nhằm bảo vệ trật tự quản lý thuế. Các quy định trên đã tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân, tổ chức và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam.
1.1.2 Tội trốn thuế trong lịch sử pháp luật Việt Nam
1.1.2.1 Tội trốn thuế dưới chế độ phong kiến và thực dân
Thuế và hiện tượng trốn thuế là hai mặt tất yếu của một vấn đề, xuất hiện cùng nhau một cách khách quan trong lịch sử.
Tại Việt Nam, thuế đã xuất hiện ngay từ thời kỳ đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua. Ban đầu thuế chủ yếu dưới cống vật. Trong khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc chế độ tô, thuế ở Việt Nam do chính quyền đô hộ đặt ra nhằm vơ vét, bóc lột của cải của người dân. Sưu thế cao, cộng với nỗi nhục của người dân mất nước phải đóng thuế cho kẻ xâm lược, nên xu hướng phản kháng, chống đối việc đóng thuế trở thành phong trào của người dân. Các quy định xử lý hành vi trốn thuế thời kỳ này tuân theo pháp luật của người Hán, và một số chính sách riêng áp dụng cho người Việt tại vùng đất Giao Châu. Chính quyền đô hộ cho tướng sĩ, binh lĩnh trực tiếp thống trị và nô dịch những người nông dân, sử cũ gọi là "bộ khúc", thông qua đó thu hoạch hoa lợi và cống nạp về triều đình. Thời Đường đặt ra chế độ "chức phận điền" để giao đất vào tay hào trưởng người Việt hoặc người Hán, mượn bàn tay của tầng lớp này thu tô thuế về cho triều đình. Người dân chịu cảnh một cổ hai tròng, số tô thuế bị thu không chỉ để nộp đủ cho nhà vua
mà còn phải có để tầng lớp trung gian chiếm thành của riêng. Dưới hai vòng kìm kẹp trên nếu người dân trốn thuế, không đóng đủ thuế sẽ bị xử lý bằng những hình phạt hết sức dã man.
Sang thời kỳ độc lập tự chủ, chính sách thuế của các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn không thay đổi là bao, chưa có chuẩn mực về đạo lý và luật pháp. Nhận xét về chính sách thuế có sử gia đã viết: "Thuế má thu đến tơ tõc”. Trong số c²c công trình luật pháp thời phong kiến thì Bộ Quốc triều hình luật thời Lê (Bộ luật Hồng Đức) là Bộ luật quan trọng nhất có giá trị sử dụng từ năm 1429 đến 1789, được coi là đỉnh cao của thành tựu lập pháp so với các triều đại trước đó. Bộ luật này đã quy định khá đầy đủ về một số hành vi bị coi là tội phạm trong lĩnh vực thuế như: khai man trốn thuế, sai phạm trong quản lý thuế, tham ô tiền thuế. Về hành vi gian dối nhằm trốn thuế điền (ruộng)- loại thuế phổ biến nhất trong thời kỳ này, điều 345 Bộ luật Hồng Đức quy
định:
Giấu số ruộng đất đầm ao của công (không nộp thuế), từ một mẫu trở lên thì xử tội biếm, từ 10 mẫu trở lên thì xử tội đồ, từ 50 mẫu trở lên thì xử tội lưu, tội chỉ đến lưu đi châu xa là cùng, và phải bồi thường gấp ba tiền thuế nộp vào kho. Thưởng cho người tố cáo. [7, tr.137]
Sự tiến bộ của điều luật thể hiện ở các mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được phân biệt và định lượng khá rõ, hình phạt được quy định tương ứng theo, tạo thuận lợi cho việc xét xử và trừng trị người phạm tội. Hình phạt của tội trốn thuế được quy định với 3 mức hình phạt : biếm (giáng chức), đồ (có thể bị đánh tới 80 trượng, thích chữ và bị đi làm phục dịch), lưu (đày đi nơi xa). Quy định này cũng giới hạn hình phạt : "tội chỉ đến lưu đi châu xa là cùng", tức là không xử lý với mức hình phạt cao nhất là tử hình, đồng thời quy
định hình phạt bổ sung là: "phải bồi thường gấp ba tiền thuế nộp vào kho". Người ban hành luật đã xác định không cần thiết phải áp dụng hình phạt
nghiêm khắc nhất là: tử hình với tội trốn thuế. Đồng thời nhằm thu hồi khoản thuế đã bị chiếm dụng và đánh vào lợi ích kinh tế, đã quy định hình phạt bổ sung là: "phải bồi thường gấp ba tiền thuế nộp vào kho". Qua đây cho thấy cách đây 500 năm cha ông ta đã áp dụng hình phạt một cách hợp lý với yêu cầu phòng chống tội phạm trốn thuế. Một điểm sáng nữa là Điều luật còn quy
định: "Thưởng cho người tố cáo". Thực tế phát hiện trốn thuế không phải là
điều dễ dàng vì đối tượng và địa bàn có thể xảy ra tội phạm trốn thuế hết sức rộng lớn, nếu không khuyến khích việc giám sát và tố giác tội phạm từ cơ sở thì khó lòng phát hiện được tội phạm.
Để đảm bảo hiệu quả trong quản lý thuế, Bộ luật Hồng Đức không chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người trốn thuế, mà các quan trực tiếp hay gián tiếp quản lý thu thuế để nếu để địa phận mình xảy ra vi phạm về thuế cũng phải chịu hình phạt liên đới. Điều 373 quy định:
Những người cày ruộng đất công mà khai gian dối là cày cấy đất quan ty, để mong tránh đóng thuế, thì xử tội theo luật chiếm ruộng đất công. Quan ty dung túng thì cũng đồng tội; không biết thì không xử tội. Xã quan biết mà không tố giác thì xử tội giấu giếm; không biết thì được giảm hai bậc; quan lộ huyện vô tình không biết thì xử tội biếm. [7,tr.145]
Việc quản lý thuế thời kỳ phong kiến chủ yếu thông qua đội ngũ quan lại các cấp, với chế độ "khoán điền sản" thuế được khoán xuống các địa phương theo tỷ lệ ruộng đất do các quan quản lý. Cũng vì vậy để chống tham
ô dẫn đến thất thu thuế pháp luật thời kỳ này quy định khá chặt chẽ trách nhiệm quản lý thuế và hình thức xử phạt đối với các quan quản lý thuế. Việc tổ chức thu thuế Điều 176 Bộ luật này quy định như sau:
Về số thuế thóc các ruộng, quan lộ phải chiếu số thực có ruộng của các làng, mà đốc xuất các quan huyện đòi bắt các xã trưởng
đem thóc nộp vào kho chứa cho đúng phép. Mỗi năm cứ thượng
tuần tháng giêng, quan huyện phải trình ra đủ số thóc năm ngoái...Nếu chậm trễ đốc thúc để quá kỳ hạn không thu xong, thì quan lộ phải tội phạt hay biếm; quan huyện phải nặng hơn một bậc. Xã quan không y kỳ hạn mà nộp thuế, hay cố ý giữ lại mà biển thủ đi, để đến nỗi thiếu thuế; quan lộ phải xét thực tâu lên, kể phạm tội phải khép vào đồ hay lưu. Quan sảnh so sánh số thuế không công bằng, hoặc có sự dung túng thì xử tội phạt hay biếm. [7,.tr,.87]
Điều luật trên không chỉ quy định về cách thức tổ chức thu thuế mà còn quy định hình phạt đối với các quan từ xã, đến huyện, lộ, sảnh đối với việc chậm trễ đốc thúc thu thuế.
Đối với hành vi dùng các thủ đoạn để biển thủ thuế của các quan cũng
được quy định tại điều 368 :
Những sổ thuế tâu lên về thuế má, đầm ao đất bãi mà tâu nhiều làm ít, đất quan làm đất hoang, hạng trên làm hạng dưới, thêm bớt, thay đổi, để hụt của công và tổn hại cho dân thì lộ, huyện, xã quan đều phải theo việc nặng, nhẹ mà trị tội, và ghép vào tội giấu giếm của cải của nhà nước. Quan sảnh, quan viện phê sổ mà kiểm soát sai lầm thì phải tội phạt; nếu biết mà dung túng cho kẻ khai gian thì bị xử như kẻ phạm tội.[7,tr.143]
Để ngăn chặn việc thất thu thuế, đấu tranh với các hành vi trốn thuế, tham ô thuế, nhà nước phong kiến không chỉ tập trung vào người dân mà hết sức trú trọng đến đội ngũ quan lại thu thuế.
Thời kỳ pháp thuộc, mục đích chính của chính của chính quyền thực dân là: khai thác và bóc lột của thuộc địa, vì vậy chúng đặt ra rất nhiều sắc thuế mới như: thuế rượu, thuế muối, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế
đoan...để thu tiền của dân. Thời kỳ này áp dụng hai hệ thống: Luật lệ của triều