Biểu Đồ Chênh Lệch Giữa Giá Trong Nước Và Thế Giới Sau 19 Phiên Đấu Thầu Bán Vàng Của Ngân Hàng Nhà Nước, Từ 28/3 Đến 17/5. Sau 19 Phiên, Ngân

chặt cơ chế quản lý [13] . Trong số gần 70 tấn vàng này, có hơn 30 tấn được các tổ chức tín dụng mua vào để tất toán trạng thái vàng, chỉ có gần 40 tấn vàng còn lại là bán ra thị trường. So với các năm trước thì năm nay, nhu cầu vàng đã nguội dần (nhu cầu vàng của thị trường các năm trước là khoảng 80 tấn/năm) [24].

Đến năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã dừng các phiên đấu thầu vàng và bỏ ngỏ khả năng tiếp tục triển khai khi thị trường có nhu cầu.

Có thể nói, trong tổng thể các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng, các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước đã thành công nhất ở việc cung ứng nguồn vàng giúp các ngân hàng tất toán trạng thái vàng, giải quyết khó khăn trước yêu cầu của chính sách mới. Đối với mục tiêu ổn định thị trường, những số liệu thống kê chưa cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan. Đặc biệt, cho đến nay tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế chưa được khắc phục, ngay cả trong suốt thời gian tiến hành các phiên đấu thầu vàng năm 2013. Bảng số liệu sau phần nào phản ánh thực tế đó.

Sơ đồ 2 1 Biểu đồ chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới sau 19 phiên 1

Sơ đồ 2.1: Biểu đồ chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới sau 19 phiên đấu thầu bán vàng của Ngân hàng Nhà nước, từ 28/3 đến 17/5. Sau 19 phiên, Ngân hàng Nhà nước bán được 18 tấn vàng trong tổng số hơn 21,2 tấn đưa ra [5].

Một khi chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế còn tồn tại ở khoảng cách lớn như diễn biến thị trường vàng những năm qua, sự hiện diện của tình trạng buôn lậu và đầu cơ sẽ tiếp diễn và theo những cách thức ngày càng tinh vi.

Thực tế cũng cho thấy, việc tổ chức các phiên đấu thầu vàng cũng xuất phát từ cùng một mục đích bổ sung nguồn cung cho thị trường vàng tại thời điểm diễn biến quá nóng của thị trường. Có nhiều nét tương đồng khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện biện pháp này với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp thời gian trước đây. Sự khác biệt nằm ở sự chủ động hơn dành cho Ngân hàng Nhà nước khi cùng một lúc đảm bảo bình ổn thị trường vàng đồng thời kiểm soát tốt hơn cho vấn đề tỉ giá. Kết hợp cùng nguyên tắc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã được khẳng định trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước đang tổ chức và vận hành thị trường vàng theo mô hình khá giống với cách thức của nghiệp vụ quản lý và điều tiết tiền đồng Việt Nam. Ở đó, một mô hình hai cấp cho thị trường được hình thành với cấp thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người bán buôn của thị trường vàng miếng; và cấp thứ hai là hệ thống các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng có mối liên hệ với phần còn lại của nền kinh tế.

Thông qua hoạt động đấu thầu bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước đã tạo nguồn cung ra thị trường vàng. Thị trường vàng miếng đã ổn định, không còn các cơn “sốt vàng” gây bất ổn xã hội. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì không có tổ chức kinh tế nào có thể đáp ứng được yêu cầu về năng lực điều tiết thị trường với kho dự trữ vàng tương xứng. Mặt khác, thời điểm hiện nay là quá sớm nếu như Ngân hàng

Nhà nước chuyển giao cho thị trường tự điều tiết giá cả với những diễn biến phức tạp trên thị trường vàng cách đây chưa lâu.

2.5. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua, đang hướng thị trường vàng vào sự ổn định, chưa đạt được mục tiêu hình thành một thị trường vàng phát triển lành mạnh. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật với các biện pháp được trao, một số vấn đề pháp lý phát sinh phải kể đến bao gồm:

Thứ nhất, thị trường vàng cần một cơ sở pháp lý đầy đủ và có giá trị pháp lý cao, đảm bảo ghi nhận những vấn đề quan trọng nhất cho một thị trường vàng phát triển lành mạnh. Hệ thống cơ sở pháp lý hiện nay mang nhiều dấu ấn của các văn bản điều hành, thường xuyên phải sửa đổi, thay thế, bổ sung trước những diễn biến của thị trường. Công tác xây dựng pháp luật của Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý cũng như làm nền tảng cho thị trường phát triển toàn diện. Cụ thể, đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chưa giải quyết triệt để vấn đề những biến dạng của hoạt động huy động vàng của các tổ chức tín dụng. Đối với bộ phận thị trường vàng chứng chỉ, mặc dù chủ trương đã được thể hiện trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhưng vấn đề cơ sở pháp lý cho việc triển khai trên thực tế chưa được Ngân hàng Nhà nước đưa vào chương trình soạn thảo. Nhu cầu đầu tư vàng trong dân chúng vì thế đã tìm đến các biến dạng khác của thị trường đó là các sàn vàng được coi là bất hợp pháp và bằng nhiều cách khác nhau để gửi vào các tổ chức tín dụng vốn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro cao. Hệ thống các văn bản cũng cho thấy thiếu vắng các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trên thị trường. Mặc dù nhiều văn bản với giá trị pháp lý khác nhau đã được ban hành, nhưng chủ yếu tập trung vào các đối tượng quản lý là các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Hầu như chưa có quy định nào quan tâm tới vị thế yếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường.

Thứ hai, mục tiêu trong hoạt động quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước không cụ thể và thiếu lộ trình cho việc thực hiện. Có thể khẳng định mục tiêu quan trọng nhất đối với thị trường vàng lúc này là ổn định thị trường. Tuy nhiên, thước đo cho sự ổn định ấy là điều khó nhận biết. Phiên đấu thầu vàng cuối cùng được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào ngày 31/12/2013. Từ thời điểm đó đến nay, chưa có bất cứ phiên đấu thầu nào được tổ chức thêm trong khi thị trường vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Nhìn vào tổng thể các biện pháp được thực hiện, thị trường vàng đang bị thu hẹp cả về đối tượng, cách thức và không gian giao dịch nhằm tối đa hóa sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước mà đa phần trong số đó là bằng các biện pháp hành chính. Có thể nói cách thức điều hành kể trên trong ngắn hạn nhằm loại trừ những tác động tiêu cực tới thị trường là phù hợp, nhưng về lâu dài cần có một định hướng rõ ràng hơn thay vì quản lý theo kiểu “một mình, một chợ” như hiện nay.

Thứ ba, chính sách độc quyền của Nhà nước là không thỏa đáng trong nền kinh tế hội nhập. Nó còn không phù hợp với bộ phận pháp luật về cạnh tranh. Những quyết sách mang tính chủ quan thường làm biến dạng thị trường khi không phải khi nào cũng phù hợp với quy luật cung – cầu, cho dù việc thực hiện nó nhằm đảm bảo cho khả năng kiểm soát thị trường của Nhà nước. Đối với thương hiệu vàng miếng quốc gia, mặc dù nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa – vàng trên thị trường nhưng sự lựa chọn kiểm soát dựa trên cơ sở đánh giá chất lượng sẽ là phù hợp hơn cho Ngân hàng Nhà nước. Thông tin của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho thấy, trên thế giới, không có nước nào chỉ một doanh nghiệp độc quyền vàng, mà có tới 5 - 10 thương hiệu vàng được cơ quan quản lý cấp phép với những điều kiện khắt khe [23].

Thứ tư, chưa giải quyết được tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Thậm chí những thay đổi trên thị trường trong nước không diễn biến cùng chiều với sự thay đổi trên thị trường quốc tế. Điều đáng nói là

chênh lệch về giá vàng ở Việt Nam là đáng kể, có những thời điểm lên đến 5 triệu đồng/lượng. Khi các con đường chính ngạch cho việc nhập khẩu vàng vào trong nước phải thông qua Ngân hàng Nhà nước với nhiều hạn chế, hoạt động buôn lậu vàng sẽ bùng phát. Tình trạng này đặc biệt phổ biến đối với các cơ sở kinh doanh vàng trang sức. Thực tế cho thấy mặc dù Ngân hàng Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ với nguồn vàng nguyên liệu nhập khẩu, nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn đủ năng lực cung ứng sản phẩm ra thị trường một cách thường xuyên.

Thứ năm, huy động nguồn vàng trong dân chúng là điều chưa thể hiện thực hóa. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa thể giúp Chính phủ thực hiện mục tiêu huy động tiềm lực to lớn này cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ kể trên còn đang dang dở khi Ngân hàng Nhà nước đang phải khắc phục những hậu quả để lại của việc không thể kiểm soát đối với hoạt động huy động – cho vay bằng vàng. Điều đó càng trở nên khó khăn khi không gian giao dịch bị thu hẹp và kênh đầu tư từ vàng chưa được khơi thông. Một phần nguyên nhân của nhu cầu về vàng hiện nay đã giảm xuất phát từ những rủi ro trên thị trường, việc huy động vàng trong dân chúng cần tính đến những bảo đảm an toàn cho người huy động. Bên cạnh đó là không gian giao dịch thuận tiện và khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường. Những yêu cầu ấy vượt ra ngoài phạm vi của bộ phận thị trường vàng vật chất, đòi hỏi sự phát triển của thị trường vàng tài khoản với những công cụ phái sinh đa dạng như là biện pháp bảo hiểm cho nhà đầu tư. Hệ thống cơ sở pháp lý hiện nay chưa đảm bảo cho việc triển khai trên thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân đánh giá về hệ thống cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý thị trường vàng ở Việt Nam, luận văn rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, hoạt động điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu dựa trên cơ sở định hướng và thẩm quyền được trao bởi Chính phủ. Chính sách quản lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn đầu cho phép thực hiện các giao dịch về vàng; Giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh vàng qua hệ thống các tổ chức tín dụng với nghiệp vụ huy động và cho vay vàng; Giai đoạn chắt chặt quản lý, thu hẹp hoạt động kinh doanh vàng, chuyển giao việc tổ chức, điều hành thị trường cho Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai, các biện pháp quản lý thị trường vàng đang được Ngân hàng Nhà nước áp dụng đang thiết lập nên một mô hình thị trường vàng vật chất, bao gồm: Các tổ chức kinh doanh lớn được phép kinh doanh vàng miếng, mạng lưới cơ sở kinh doanh vàng nhỏ lẻ thực hiện kinh doanh ở bộ phận thị trường vàng trang sức. Trên thị trường vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thị trường theo cơ chế độc quyền về xuất, nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất vàng miếng, cung ứng lượng vàng bổ sung cho thị trường thông qua các trung gian là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép. Hoạt động kinh doanh vàng tài khoản chính thức chưa được triển khai trong khi hoạt động huy động – cho vay vàng của các tổ chức tín dụng được yêu cầu chấm dứt.

Thứ ba, thực tiễn hoạt động quản lý cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý phát sinh: Cơ sở pháp lý chưa tương xứng, chưa đầy đủ cho hoạt động quản lý đối với thị trường vàng; Cần bổ sung mục tiêu cụ thể cho chính sách quản lý; Chính sách độc quyền trên thị trường vàng miếng bộc lộ nhiều hạn

chế trong dài hạn; Chưa giải quyết được vấn đề về chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế với nguy cơ của hoạt động nhập lậu vàng; Chưa đáp ứng được yêu cầu của việc huy động vàng trong dân chúng khi mới triển khai

Chương 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM


3.1. Những yêu cầu đặt ra để Ngân hàng Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thị trường vàng

Những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn áp dụng các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vàng trong nước. Quản lý thị trường vàng bằng pháp luật đòi hỏi một bộ khung pháp lý vững chắc đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh để các giao dịch sẽ được thực hiện trên cơ sở đó. Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng phải kể đến là:

Thứ nhất, đảm bảo cho một cơ chế pháp lý tập trung, thống nhất và toàn diện đối với thị trường vàng. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường vàng ở Việt Nam đã được xây dựng trên một hệ thống văn bản do Chính phủ ban hành, được bổ sung qua các thời kỳ đáp ứng các yêu cầu phát sinh của nền kinh tế. Trong thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được vai trò của mình như một cơ quan quản lý thuộc bộ máy Chính phủ, điều hành thị trường vàng trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao. Chỉ với những yếu tố đó, cần phải khẳng định rằng bộ khung pháp lý hiện hành chưa thể hiện được một cơ chế quản lý tập trung, thống nhất và toàn diện dành cho thị trường vàng. Bởi khi tổng kết lại hệ thống văn bản đã được ban hành, có thể nhận ra rất nhiều những chủ thể, những hành vi và những bộ phận của thị trường vàng đang bị bỏ ngỏ và trở thành khoảng trống mà cơ quan quản lý không thể khắc phục.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí