Đầu Tư Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Và Giáo Viên Dạy Nghề


có năng lực đào tạo ít nhất 02 nghề đạt chuẩn quốc gia phục vụ nhu cầu của thị trường lao động của địa phương.

- Phát triển các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, hợp tác xã, trang trại, nông lâm trường, vùng chuyên canh, các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công mỹ nghệ, làng nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề ở các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho người lao động.

Riêng đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng: Đây là vùng đã có thuận lợi về hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề từ Trung ương đến cấp cơ sở. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố trong vùng vẫn còn sự không đồng bộ giữa nhu cầu đào tạo với hệ thống cơ sở hiện có, giữa các cấp đào tạo nghề và các cơ sở đào tạo nghề với cả hình thức khác nhau. Ngay cả Hà Nội là địa phương có thuận lợi nhất về hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, vẫn có những mâu thuẫn giữa hệ thống đào tạo nghề cho lao động nông thôn với lao động thành phố; giữa lao đông nông thôn ở các huyện ven đô với các huyện thuộc vùng xa trung tâm. Đặc biệt, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc cũng chịu nhiều áp lực đối với dạy nghề cho lao động nông thôn, vì áp lực của CNH, HĐH. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy ưu việt của hệ thống các cơ sở dạy nghề hiện có, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề chuyên nằm ở các huyện, đặc biệt các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên. Bởi vì, đây là những cơ sở có cự ly gần nông dân nhất, những cơ sở có thâm niên trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những năm qua, việc đào tạo chuyên cho lao động nông thôn, nhất là ở các huyện vùng xa như Sóc Sơn, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức của Hà Nội và những trung tâm dạy


nghề khác của các tỉnh, thành phố trong vùng hầu như do các cơ sở dạy nghề cấp huyện đảm nhận.

+ Tạo điều kiện cho việc hình thành các cơ sở dạy nghề ở các làng nghề như mô hình Xưởng thợ dạy nghề của làng gốm Bát Tràng của Hà Nội; mô hình đào tạo nghề khảm bạc ở Đồng Sâm, thêu ở Minh Lãng Thái Bình. Nên có sự tổng kết các mô hình dạy nghề ở các làng nghề để mở rộng, bởi vì nông thôn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng làng nghề rất lớn. Dạy nghề và phát triển các làng nghề là một trong các giải pháp chuyển dổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhanh nhất và có hiệu quả nhất, nếu làng nghề đó giải quyết được vấn đề thị trường.

+ Nghiên cứu mô hình kết hợp giữa các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp với các địa phương để có sự tuyển dụng lao động ban đầu. Doanh nghiệp có trách nhiệm giải quyết vấn đề dạy nghề theo tư cách của những người sử dụng lao động tương lai (sử dụng lao động vào nghề gì, trình độ nghề cần đào tạo). Việc bồi thường khi thu hồi đất sẽ không chuyển cho những lao động này mà chuyển trả cho hoạt động dạy nghề. Nếu có sự phối hợp tốt, kinh phí đền bù sẽ được sử dụng đúng mục đích và sẽ tiết kiệm được. Đặc biệt, tránh được lãng phí khi học nghề vì đã dạy nghề theo đặt hàng, theo địa chỉ sử dụng.

+ Nâng cao năng lực của các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư, công và các tổ chức hội nghề, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh… trong việc truyền tải các kiến thức khoa học và công nghệ. Đây là tổ chức của những người nông dân, có phương thức hoạt động khá phù hợp với tâm lý, đặc điểm của người nông dân. Về vấn đề này các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, nhất là ở Hà Nội đã có nhiều mô hình liên kết rất có hiệu quả như liên kết giữa khuyến nông Hà Nội với một số hợp tác xã nông nghiêp trong chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ rau sạch, trong sản xuất và tiêu thụ hoa. Hay ở Nam Sách Hải Dương, với mô hình liên kết giữa các hộ nông dân với các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.


hợp tác xã chăn nuôi lợn trong chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - 22

3.3.4. Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề


Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề. Những nhiệm vụ đó cần được triển khai nghiêm túc ở các cơ sở đào tạo thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể:

- Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề


+ Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với TTDN mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

+ Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho

7.500 người để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu.

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề cho 12.000 lượt người.

+ Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

+ Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở


đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến các trường của cấp tỉnh.

+ Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành và của các trường đại học, cao đẳng đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình huống, phù hợp đối tượng giảng dạy là người lớn (đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước).

+ Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đặt ra, đặc biệt chú trọng đến trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc cấp tỉnh.

Những giải pháp nêu trên là rất cơ bản, thực hiện tốt các nhiệm vụ trên sẽ giải quyết cơ bản được vấn đề về chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu của dạy nghề cả nước nói chung và ở vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá về chế độ chính sách, đào tạo và bồi dưỡng...có ý nghĩa hết sưc quan trọng. Việc cải cách về chế độ chính sách ở các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, về chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy nghề. Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy nghề mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm giáo viên dạy nghề, bao gồm:


* Cải cách chế độ tiền lương: Xem xét cải cách chế độ tiền lương cho giáo viên dạy nghề theo hướng có tính đến đặc thù của nghề nghiệp, nhằm thu hút người có tài, có tâm huyết làm giáo viên dạy nghề, cố gắng để giáo viên sống được với nghề. Đồng thời cần đề cập tới cả chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề miền xuôi lên công tác ở các cơ sở dạy nghề miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

* Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề và sắp xếp đội ngũ theo chức danh. Để sắp xếp giáo viên dạy nghề theo chức danh, cần sớm xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề. Tiêu chuẩn là cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ cũng như xác định nội dung đào tạo giáo viên dạy nghề mới phù hợp với chuẩn trình độ. Đồng thời là cơ sở sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy nghề tạo nên cơ cấu trình độ hợp lý.

* Có chính sách tuyển dụng đặc thù theo hướng cử tuyển giáo viên dạy nghề ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và giữa các huyện trong từng tỉnh, thành phố của vùng Đồng bằng sông Hồng. Với Đồng bằng sông Hồng, số các đơn vị vùng sâu, vùng xa ít nên thuận lợi trong bố trí cán bộ trẻ, có sự luân chuyển và đãi ngộ về vật chất để khuyến khích những người có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo nghề nông thôn ở những nơi khó khăn của vùng.

* Có chính sách khuyến khích và thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao, đã từng trực tiếp tham gia lao động, sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề để tham gia dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề gắn với doanh nghiệp.

* Xây dựng chính sách đào tạo giáo viên dạy nghề liên thông như đào tạo giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, đào tạo giáo viên dạy nghề từ những người đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có nguyện vọng trở thành giáo viên dạy nghề...


Hai là, về đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai cho các cơ sở đào tạo nghề của vùng Đồng bằng sông Hồng, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau, theo từng loại hình cơ sở đào tạo:

* Đối với hệ thống trường sư phạm kỹ thuật. Đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề của các cơ sở trong vùng rất đa dạng. Độ ngũ đó do nhiều nguồn cung cấp, trong đó chỉ có số giáo viên dạy nghề do các trường sư phạm kỹ thuật cung cấp là đã được đào tạo sư phạm, còn lại đại đa số chưa được đào tạo sư phạm. Vì thế, trong những năm tới các trường sư phạm kỹ thuật cần tăng cường chức năng đào tạo giáo viên dạy nghề với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Đào tạo giáo viên dạy nghề bậc cao đẳng sư phạm kỹ thuật trở lên; Đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề để chuẩn hoá;

Đào tạo sư phạm cho giáo viên mới thuộc các ngành nghề mà các trường sư phạm kỹ thuật chưa đào tạo được giáo viên;

Bồi dưỡng sư phạm, chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng công nghệ mới...

Đầu tư xây dựng các trường sư phạm kỹ thuật đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên dạy nghề làm cơ sở xác định nội dung đào tạo và bồi dưỡng. Muốn đào tạo đủ số lượng, bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề thì trong những năm tới các trường sư phạm kỹ thuật cần sớm nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo giáo viên dạy nghề, nhằm đa dạng hoá đối tượng tuyển sinh, giảm tỷ lệ học sinh phổ thông và thu hút các nghệ nhân, công nhân bậc cao, kỹ sư giỏi đã qua thực tế sản xuất, có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề. Thời gian đào tạo cho các đối tượng này ngắn, chỉ tập trung vào đào tạo sư phạm kỹ thuật và bổ sung một phần kiến thức, kỹ năng. Chỉ có đa dạng hoá đối tượng tuyển sinh và thay đổi phương thức đào tạo ở các trường sư phạm kỹ thuật mới giải quyết được nhu


cầu về giáo viên cho các cơ sở đào tạo nghề.

Vận dụng phương pháp giảng dạy mới trong các trường sư phạm kỹ thuật. Các trường sư phạm kỹ thuật cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy,

mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới vì phương pháp giảng dạy ở các trường sư phạm kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp tới phương pháp giảng dạy sau này của các giáo viên tương lai.

* Đối với các trường cao đẳng nghề. Các trường cao đẳng nghề có thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên dạy nghề tâm huyết, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Cần tận dụng ưu thế này trong việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, không chỉ cho bản thân các trường cao đẳng nghề mà còn cho cả các cơ sở dạy nghề khác.

Mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề thông qua việc tiếp tục hình thành thêm các khoa sư phạm nghề tại một số trường cao đẳng nghề, nhất là các trường cao đẳng nghề mạnh, có tính đến yếu tố vùng, miền. Các khoa sư phạm thuộc trường cao đẳng nghề có nhiệm vụ chủ yếu: Đào tạo phần sư phạm cho những người đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật và có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề. Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chương trình khung chứng chỉ sư phạm dạy nghề; Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng công nghệ mới, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy… cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Với việc đa dạng hoá đối tượng tuyển sinh và đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề như trên mới có thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề. Hơn nữa, phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề... của từng trường cao đẳng nghề sẽ cho phép mở rộng ngành nghề đào tạo, nhất là đối với những ngành nghề mà hiện nay các trường sư phạm kỹ thuật chưa có điều kiện mở.

* Đào tạo giáo viên dạy nghề ở nước ngoài: Bên cạnh việc phát huy


sức mạnh nội lực để nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề. Muốn theo kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lượng giáo viên dạy nghề được đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài với nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, học bổng do bạn giúp. Đặc biệt các ngành nghề mũi nhọn, các nghề mới mà Việt Nam chưa có điều kiện để đào tạo giáo viên.

Cần có sự tính toán khoa học, lựa chọn chính xác trong việc đưa người đi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài từ ngân sách Nhà nước. Những giáo viên này sau khi được đào tạo, bồi dưỡng sẽ trở thành những giáo viên, hạt nhân, truyền thụ lại những kiến thức đã được học cho các giáo viên khác. Hàng năm, cần lên kế hoạch chi tiết và dự trù kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở nước ngoài.

Ba là, về bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề hiện có. Các giải pháp về đào tạo là để chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho tương lai. Hiện tại vẫn phải tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên đương chức. Họ vẫn là lực lượng chủ yếu để đào tạo nghề trong vòng 10 năm tới, vì vậy phải có các giải pháp bồi dưỡng kịp thời để họ đủ sức đáp ứng với nhu cầu về chất lượng ngày càng cao trong những năm tới. Để đạt được mục tiêu này cần phải thực hiện:

* Bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.

* Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và cải tiến nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy nghề

Hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được đầy đủ các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng công nghệ mới chỉ có ở một số lĩnh vực chung. Cần sớm xây dựng và cải tiến các chương trình để kịp thời triển khai công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề để có thể đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở dạy nghề.

* Duy trì và đổi mới nội dung, hình thức ... các phong trào thi đua dạy

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí