tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, các di vật thể và phi vật thể ở nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô.
Đây là giải pháp có tính tiền đề của nhóm giải pháp trong việc dạy nghề, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn nói chung trong đó có lao động nông nghiệp bởi vì chỉ có chiến lược hành động đúng cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dạy nghề cho lao động nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì mới mang lại hiệu quả kinh tế đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đô thị hóa của thủ đô Hà Nội đi trước một bước so với các thành phố và các tỉnh trong cả nước.
Trên cơ sở thực trạng nguồn chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn hiện có của thủ đô cần phải có sự đánh giá rà soát lại chất lượng lao động ở từng lĩnh vực, từng địa phương từ đó xây dựng một chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động hiện có và nguồn lao động nông nghiệp trong tương lai của thủ đô Hà Nội. Đánh giá chất lượng lao động cũng cần tập trung vào khả năng làm việc thực tế, tránh việc đánh giá hoàn toàn dựa vào bằng cấp, chứng chỉ vì có một bộ phận không nhỏ người lao động đã được đào tạo nghề nhưng không phù hợp với lĩnh vực sản xuất thực tế của mình. Quan tâm các vấn đề của đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn ở những vùng quy hoạch chuyên canh, hàng hóa, các vùng thực hiện các chương trình đề án khác nhau từ đó có lộ trình và nội dung ngành nghề đào tạo phù hợp đảm bảo đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn thực sự đi vào cuộc sống.
4.2.2.5. Đào tạo lao động nông nghiệp chất lượng cao ở những khu vực thuần nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Lao động nông nghiệp ở những khu vực thuần nông thường có chất lượng thấp, đa số chưa qua đào tạo. Lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là rất thiếu do vậy để đáp ứng với yêu cầu của mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới và mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa của thủ đô, phải về đích
trước cả nước khoảng 5 năm thì đòi hỏi thành phố phải có một chiến lược đào tạo cùng với chính sách ưu đãi và huy động nguồn lực để tạo ra bước nhảy vọt tăng tốc cả về quy mô đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các ngành nghề và các cấp trình độ khác nhau. Đặc biệt quan tâm thực hiện các lớp huấn luyện kỹ thuật tay nghề ngắn hạn cho đông đảo lao động nông nghiệp nhanh chóng nâng cao được chất lượng và đảm bảo thực hành thành thạo việc ứng dụng các tiến bộ mới theo từng giai đoạn thời kỳ phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái.
Do đặc điểm của khu vực thuần nông quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra với tốc độ chậm hơn, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng nông nghiệp vẫn ở mức cao do vậy lực lượng lao động nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn theo đó là lao động chưa qua đào tạo là đa số vì vậy phải lựa chọn các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật như trồng rau cao cấp, rau chất lượng cao; trồng hoa, đặc biệt là hoa mới, trồng cây cảnh, cây thế, cây ăn quả đặc sản; Chăn nuôi theo phương pháp và quy mô công nghiệp bò sữa, lợn nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng; Nuôi trồng thủy sản, đặc sản quy mô công nghiệp; Công nghệ sinh học và sản xuất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi… có giá trị kinh tế cao; Chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, trong đó đặc biệt là chế biến thịt, rau quả để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản; Thú y, bảo vệ thực vật, thủy nông, khuyến nông; dịch vụ điện năng, nước, chất đốt; cung ứng và tiêu thụ nông sản, vật tư, dịch vụ vốn, thương mại, vận chuyển; kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại; Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống; Đào tạo nhân lực nông nghiệp để chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thành phố và xuất khẩu là vấn đề có tính chiến lược của phát triển nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô.
Đồng thời với việc tăng nhanh đào tạo cho lao động nông nghiệp ở các ngành nghề nói trên thì phải đồng thời phải quan tâm đến đào tạo lao động nông
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Cơ Cấu Sử Dụng Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Nâng Cao Đời Sống Nông Thôn, Tăng Thu Nhập Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Hà Nội
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Trong Việc Đào Tạo, Đào Tạo Lại, Dạy Nghề, Tạo Việc Làm, Tư Vấn Học Nghề Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình
- Phát Triển Thông Tin Thị Trường Lao Động, Hoàn Thiện Hệ Thống Giao Dịch Chính Thức Trên Thị Trường Lao Động Cho Lao Động Nông Nghiệp Cần Chuyển
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 21
- Lao Động Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Phân Theo Nhóm Tuổi Chia Theo Đơn Vị Hành Chính
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
nghiệp và lao động nông thôn để có nguồn lực chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, có thể làm việc ở các khu công nghiệp tập trung ,khu chế xuất, khu công nghệ cao cũng như các doanh nghiệp tổ chức về đầu tư khai thác sử dụng đất trên địa bàn mỗi địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực lao động nông nghiệp, nông thôn để phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, du lịch cộng đồng, du lịch xanh… Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thương mại dịch vụ, hệ thống chợ nông thôn vừa phục vụ trao đổi hàng hóa của đại đa số nhân dân lao động và giải quyết việc làm cho số lao động tuổi cao không có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề. Tổ chức hoạt động các nội dung bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, đặt hàng đào tạo nghề theo nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy tổ chức tốt các phong trào thi giáo viên dạy nghề giỏi, thi tay nghề trẻ, thi thiết bị dạy nghề tự làm ngày càng sâu rộng. Tổ chức các hoạt động phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để xây dựng, cập nhật chương trình và hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề.
Nâng cao năng lực, chất lượng tư vấn của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề cho người lao động. Đổi mới nội dung giáo trình và phương pháp giảng dạy, khuyến khích dạy nghề theo phương pháp chủ động, gắn lý thuyết với thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng lĩnh vực. Trong giai đoạn 2015 – 2020, ưu tiên tập trung đào tạo nghề cho những xã đã hoàn thành nông thôn mới nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho kinh tế nông thôn ở Hà Nội.
Đào tạo lao động nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm đối với các hộ gia đình thuần nông sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp thì quan tâm đầu tư chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình khuyến nông bằng hình thức cầm tay chỉ việc thì hiệu quả rất cao. Mặt khác đối với những lao
động nông nghiệp này rất cần sự hỗ trợ của nhà nước thông qua việc cho vay vốn ưu đãi của chương trình giải quyết việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo, có sự hỗ trợ giúp đỡ thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở do các tổ chức chính trị, xã hội thành lập, được chính quyền cấp xã chấp thuận. Hoạt động của tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả lãi đúng hạn. Tổ tiết kiệm và vay vốn còn được giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn và được Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt hoạt động của các tổ vay vốn gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống chung trong cùng một địa bàn dân cư do vậy đã có hiệu quả cao trong quá trình hoạt động vừa giải quyết lao động việc làm cho lao động nông thôn nhưng vừa có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị xã hội.
4.2.2.6. Đưa tiến bộ công nghệ mới cho lao động nông nghiệp nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện để các hộ gia đình mở rộng quy mô theo hướng công nghiệp hóa và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp.
Hoàn chỉnh và công khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp Hà Nội, các quy hoạch chuyên ngành của lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô đến năm 2020 định hướng đến 2030. Để huy động được các nguồn lực của toàn xã hội cùng với sự tập trung đầu tư của ngân sách nhà nước phù hợp với từng chương trình, đề án, dự án đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và phù hợp với lộ trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. Đây là điều kiện để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để tăng nhanh năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp.
* Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ, cải tiến các công nghệ sẵn có trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội, trong đó tập trung:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực và chất
lượng gạo.
- Phát triển sản xuất các loại nông sản nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so
sánh cao theo hướng nông nghiệp an toàn.
- Ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ để có giá thành hạ, chất lượng cao.
- Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các loại nông sản quý, các loại đặc sản, rau, hoa, nấm ở quy mô công nghiệp.
- Phát triển nuôi thủy sản gắn với chế biến hiện đại, các hình thức nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy công cụ cải tiến, cơ khí
hóa các khâu sản xuất, nâng cao chất lượng lao động.
- Phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện nhỏ, năng lượng khí sinh học (biogas) phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn.
- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; các công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng gò đồi, vùng khô hạn.
- Xử lý môi trường nông thôn.
- Công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao dân trí nông nghiệp, nông thôn.
*Áp dụng khoa học công nghệ để phát triển và mở rộng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn.
- Nông thôn Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc, lâu đời, có truyền thống văn hóa đối với đời sống dân cư và sản xuất sản phẩm truyền thống có giá trị cao như làng gốm Bát Tràng, may Cổ Nhuế, lụa Vạn Phúc, tượng gỗ Sơn Đồng… Lao động trong các làng nghề truyền thống được đào tạo chủ yếu thông qua kèm cặp trong quá trình sản xuất của các chủ cơ sở truyền thống và sự truyền nghề của những lao động đã có tay nghề do kinh nghiệm đem lại chính vì vậy giải pháp để đào tạo và tạo việc làm cho lao động ở lĩnh vực này là chính quyền thành phố huyện, xã có những chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi, giữ gìn trật tự an ninh, tạo điều kiện cơ sở vật chất, mặt bằng và cải tiến các thủ tục hành chính không gây phiền hà để các chủ doanh nghiệp phấn khởi mở lớp truyền nghề cũng như họ tích cực mở rộng quy mô phát triển để thu hút lao động tạo thu nhập cho chính gia đình họ và thu nhập của lao động ở địa phương. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông thuận lợi điện nước phục vụ và phát triển dịch vụ cùng khu vực ngành nghề để tạo sức hút các nhà đầu tư và phát triển dịch vụ du lịch.
- Thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp. Đến năm 2015, hoàn thành xây dựng mới 21 cụm công nghiệp với diện tích 726 ha. Phát triển làng nghề đạt 1.500 làng trong đó có 525 làng nghề truyền thông được công nhận để thu hút tổi thiểu 50% lao động nông nghiệp vào làm việc. Việc phát triển các làng nghề, cụm công nghiệp phải dựa vào việc ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất. Việc phát triển làng nghề và cụm công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề.
* Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển hệ thống dịch vụ để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp nhưng thu nhập của lao động nông nghiệp và cư dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Đưa công nghệ cao vào sản xuất sẽ tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, tạo điều kiện để các hộ gia đình mở rộng quy mô theo hướng công nghiệp hóa và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp.
4.2.2.7. Tích cực tìm việc làm cho người lao động ở khu vực có tốc độ đô
thị hóa nhanh trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội thì ở một số địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi do vậy lao động nông nghiệp bị mất việc làm do giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới đồng thời hình thành các khu đô thị theo đó lại có lao động cơ học được thu hút về cùng với dân cư di chuyển từ nơi khác đến càng đem lại áp lực cho chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp vừa phải ứng phó với sự quá tải hệ thống hạ tầng xã hội hiện có chưa thể đáp ứng ngay được với nhu cầu của số dân cơ học chuyên đến như y tế, hạ tầng giao thông, điện nước, tiêu thoát nước… Chính vì vậy để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và sớm khắc phục các vấn đề trên thì chính quyền thành phố cần phải có chính sách đầu tư tập trung đồng bộ tránh dàn trải các công trình đầu tư liên quan đến hạ tầng kinh tế xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới gắn với việc thực hiện đầu tư các khu đô thị cho hài hòa, đồng thời cũng có giải pháp đào tạo nhân lực dịch vụ cho khu đô thị hóa đòi hỏi tập trung vào tăng quy mô và chất lượng đào tạo với những ngành nghề hợp lý như những nhân lực phục vụ trong các trung tập thương mại, siêu thị nhà hàng, dịch vụ sửa chữa, bảo
dưỡng máy móc thiết bị điện nước, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông…Theo đó việc đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp cũng như định hướng nghề cho học sinh cũng phải theo chiến lược trên ngay từ khi còn là học sinh phổ thông.
Cần đảm bảo để quá trình đô thị hóa được quản lý một cách thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển tiếp tục về kinh tế-xã hội và con người của Hà Nội. Hơn nữa, cần có các chính sách thích hợp cho sự phát triển đô thị cân đối hơn trong tất cả các vùng.
Xây dựng các trung tâm đô thị cần lưu ý đến việc tạo ra các cơ hội việc làm và đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, phát triển sản xuất và hạ tầng giao thông và khu công nghiệp một cách thích hợp. Điều đó giúp bảo đảm rằng, tất cả người dân, dù sống ở khu vực đô thị hay nông thôn, đều được hưởng lợi ích như nhau từ quá trình phát triển. Cần quan tâm đặc biệt đến sự phát triển con người và kinh tế-xã hội tại những khu vực thuần nông còn bị cách biệt nhiều so với các khu vực khác nhằm tạo thêm các cơ hội học vấn và việc làm.
Cần đặc biệt quan tâm tới nhóm dân số dễ bị tổn thương ở cả khu vực đô
thị hóa cao hoặc ở vùng nông thôn, đó là những lao động trẻ bị thất nghiệp.
Một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh là do di cư từ những vùng tốc độ đô thị hóa kém tới với mong muốn nâng cao thu nhập, nhưng do trình độ thấp nên không kiếm được việc làm. Để giảm lượng lao động thất ngiệp này cần đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa và phát triển mạnh các khu kinh tế vệ tinh và các làng nghề nhằm thu hút lao động nông thôn tại chỗ, tạo sự liên kết kinh tế giữa các khu công nghiệp với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cần khai thác mối liên kết kinh tế giữa các huyện đô thị hóa mạnh với các khu vực phụ cận, phát triển nông thôn là các vùng đệm cho thành thị (về mặt dịch vụ, các khu sản xuất là đặt ở nông thôn,...) nhằm giảm thiểu di cư. Phát triển mạnh doanh nghiệp