Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 14


Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải Trung Bộ. Soát lại các trường dạy nghề ngoài công lập hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo, khuyến khích thành lập các trường dạy nghề ngoài công lập, trường có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đối với các Trung tâm dạy nghề phải từng bước hiện đại hoá các trung tâm dạy nghề hiện có để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp tục phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề, chú trọng phát triển các trung tâm dạy nghề ở vùng nông thôn, miền núi. Phấn đấu đến 2010 mỗi quận, huyện có ít nhất 1 Trung tâm dạy nghề.

Thứ ba là đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề theo hướng tiếp cận sản xuất, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Việc đổi mới chương trình dạy nghề được thực hiện bằng cách áp dụng phương pháp tiên tiến mà hiện nay nhiều nước áp dụng, từng bước chuyển việc xây dựng chương trình theo niên chế, môn học truyền thống hiện nay sang chương trình theo mô đun, chương trình được xây dựng vừa có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo kỹ thuật thực hành, vừa có tính liên thông với các cấp trình độ đào tạo khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cho người lao động có khả năng, có nhu cầu có thể học suốt đời để nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết. Nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao cần được xây dựng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng và phát triển chương trình cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo- nội dung đào tạo - phương pháp đào tạo. Cốt lõi của việc xây dựng chương trình đào tạo là giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung- phương pháp như một hệ thống thống nhất.

- Mục tiêu đào tạo nằm ngay trong bản thân quá trình đào tạo và thể hiện ở mọi giai đoạn của quá trình đào tạo, chỉ đạo toàn bộ quá trình đào tạo và làm


chuẩn để đánh giá học sinh. Học sinh phải biết vận dụng kết quả thu đước trong quá trình học tập một cách sáng tạo, đa dạng và phong phú.

- Nội dung đào tạo bao gồm: Tri thức, kỹ năng, thái độ và thông qua qúa trình học tập mà rèn luyện phát triển năng lực tiềm ẩn của mình. Nội dung đào tạo công nhân kỹ thuật được thiết kế theo mô đun để đáp ứng nhu cầu học tập của người học.

- Phương pháp đào tạo tiếp cận sự phát triển, phương pháp này đòi hỏi rất cao về vai trò của người giáo viên. Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người cố vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện gợi mở cho học sinh khả năng phát triển.

Giải pháp thứ tư là phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và đảm bảo chuẩn về chất lượng. Nâng tỷ lệ giáo viên trên học sinh đạt 1/15 vào 2010, nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học tại các trường dạy nghề, đặc biệt là ở các trường dạy nghề trình độ cao. Một mặt tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có để đạt chuẩn về chất lượng. Mặt khác tiến hành đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề, từ nay đến năm 2007 sẽ đầu tư tăng cường năng lực để nâng cấp các trường sư phạm kỹ thuật hiện có thành trường Đại học sư phạm kỹ thuật, mở thêm một số trường sư phạm kỹ thuật ở miền núi phía Bắc và Duyên hải miền trung. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề theo hướng tăng thời lượng thực hành, đào tạo phương pháp dạy nghề tiên tiến (chuyển từ phương pháp truyền đạt kiến thức, kỹ năng thụ động cho học sinh sang phương pháp hướng dẫn, gợi mở nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh), tăng thời

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


lượng tin học nhằm trang bị cho giáo sinh những kiến thức, kỹ năng về tin học để có thể sử dụng tin học vào quá trình giảng dạy, tăng thời lượng tiếng Anh chuyên ngành để giáo sinh có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh và có thể trao đổi những vấn dề chuyên môn bằng tiếng Anh tạo nền tảng cho việc tự nghiên cứu hoặc tham gia các khoá bồi duỡng chuyên môn ở nước ngoài. Thực hiện thường xuyên chế độ định kỳ nâng cao bồi dưỡng trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Mở rộng việc tuyển đội ngũ giáo viên dạy nghề từ những người đạt trình độ chuyên môn theo quy định đã có kinh nghiệm trong sản xuất đến thu hút cán bộ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, của các doanh nghiệp tham gia giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề.

Đào tạo công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá - 14

Thứ năm là phải tăng cường đầu tư nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho dạy nghề: trong thời gian tới cần phải có sự đầu tư lớn trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề. Tiến hành huy động mọi nguồn lực của nhà nước, nguồn lực của các doanh nghiệp, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư cho dạy nghề. Nhà nước phải thu hút thêm nguồn lực nước ngoài thông qua dự án hỗ trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế, tranh thủ nguồn tài chính vay lãi với lãi xuất ưu đãi cho giáo dục từ các nước (Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Áo...) và các ngân hàng quốc tế. Việc đầu tư trang thiết bị cho dạy nghề được thực hiện trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế và các cơ sở dạy nghề còn hạn chế và các cơ sở dạy nghề còn lại đều trong tình trạng thiếu trang thiết bị nên vừa phải đầu tư tập trung cho những trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trọng điểm, vừa dành một phần nguồn lực hợp lý để đầu tư cho các cơ sở dạy nghề còn lại.

Đầu tư cho công nhân kỹ thuật là đầu tư phát triển và có yêu cầu rất lớn, vì vậy ngân sách Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và cần thiết phải được tăng dần với mức độ hợp lý là 8% ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục đào tạo vào năm


2005, 10% vào năm 2010, đồng thời cũng phải xác định mục tiêu quan trọng của xã hội hoá là huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nhân kỹ thuật là :

- Học phí là nguồn bổ sung quan trong, hỗ trợ cho hoạt động công nhân kỹ thuật, việc xác định mức thu, cơ chế quản lý và sử dụng phải được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho người lao động nghèo vẫn có thể học được và khuyến khích đào tạo các ngành nghề nặng nhọc, độc hại khó tuyển, các ngành nghề mũi nhọn phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Động viên các khoản đóng góp tự nguyện, từ thiện cho đào tạo công nhân kỹ thuật đồng thời xây dựng quy chế quản lý và sử dụng các khoản đóng góp, công khai hoá các khoản thu, cấm thu ngoài quy định.

- Thành lập qũy hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp nhằm hỗ cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ trong ngành, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên đi học, mở các khoá bồi dưỡng ngắn hạn để có thể hỗ trợ một phần cho các cơ sở đào tạo do tuyển lao động cho doanh nghiệp. Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành và của các nhà tài trợ.

Giải pháp thứ sáu là đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề bằng việc khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia dạy nghề. Tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu được học nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của mình. Phát triển các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%. Nhà trường, nhà giáo và học sinh các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Nhà nước phải hoàn thiện ban hành các chính sách hỗ trợ trường ngoài công lập. Mở rộng, tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ


quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội... tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, danh mục đào tạo nghề, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, nội dung, chương trình dạy nghề, nhu cầu ngành nghề đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học, tiếp nhận học sinh học nghề đến thực tập, tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề thông qua các dự án. Xây dựng dự án với một số nước phát triển và với các tổ chức quốc tế nhằm huy động nguồn lực vào nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanmh với các đối tác Việt Nam để đối tác trình độ cao, mở các khoá bồi dưỡng có trình độ khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo, nhập thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng số dự án viện trợ, vay vốn để đào tạo đội gũ lao động kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và xuáat khẩu lao động

Thứ bảy là đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề: mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề thông qua các dự án. Xây dựng các dự án với một số nước phát triển và với các tổ chức quốc tế nhằm huy động nguồn lực vào nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học. Đối với một số ngành nghề đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao sẽ được thực hiện đào tạo thông qua hợp tác quốc tế theo các hiệp định đưa đi đào tạo ở nước ngoài, liên doanh trong đào tạo, hoặc mở rộng cơ hội để người lao động tự đi học tham dự các khoá đào tạo ở nước ngoài.


Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tốt và tăng thêm nguồn lực phát triển.

Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho công nhân kỹ thuật, đặc biệt là những ngành nghề mũi nhọn và ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động. Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo, nhập thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến, thành lập các cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo trình độ cao, mở các khoá bồi dưỡng có trình độ khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.


KẾT LUẬN


Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, mới bước đầu tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Như vậy, về mặt khoa học kỹ thuật và công nghệ chúng ta đang tụt hậu so với các nước công nghiệp trên thế giới và còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, chúng ta lại có lợi thế là đúc rút được kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể nắm bắt được những tri thức, những thành tựu của thế giới để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Một trong những thách thức lớn trong cuộc "bứt phá" này là chúng ta đang còn hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Thách thức này lại càng lớn hơn khi thế giới đang bước nhanh vào nền kinh tế tri thức. Theo "Chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội" mà đại hội Đảng IX đã đề ra, chúng ta phấn đấu để đến năm 2020, là nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đáp ứng đòi hỏi này, Đảng ta đã khẳng định chúng ta phải đi tắt, đón đầu, nếu không chúng ta sẽ tụt hậu càng xa. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta có chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách đúng đắn, phù hợp. Nghị quyết đại hội đảng lần thứ IX đã khẳng định: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá

- hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Nhưng một trong các vấn đề nổi cộm là sự mất cân bằng về trình độ đào tạo. Chúng ta thiếu một đội ngũ công nhân lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu những người thợ có trình độ ở các cấp bậc khác nhau, thiếu những công nhân có trình độ cao phục vụ cho những ngành công nghệ hiện đại... Chính những công nhân này chứ không phải ai khác là người góp phần quyết định sự phát triển của nền kinh tế đất nước, góp phần thành công cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 23/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí