Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức


tác (hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian; hiệu quả công việc nâng cao; giảm tỷ lệ sai sót,...).

Đối với các mức độ 3 và mức độ 4, hằng năm cơ sở, đơn vị đào tạo nên thu thập kết quả làm việc của học viên đã được đào tạo, bồi dưỡng thông qua nhận xét đánh giá của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ công chức. Căn cứ vào những nhận xét, đánh giá đó, cơ sở, đơn vị đào tạo xem xét, nghiên cứu để điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp tổ chức quản lý đào tạo, bồi dưỡng.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng viên chức

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo bồi dưỡng người làm việc (nguồn nhân lực) của tổ chức. Có thể chia làm hai nhóm: Yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

1.2.4.1. Các nhân tố bên trong.

Trước hết phụ thuộc vào sự nhận thức đúng của các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao về vị trí vai trò của đào tạo bồi dưỡng.

- Khi coi đào tạo bồi dưỡng là tốn kém, các nhà quản lý không quan

tâm;

- Khi coi đào tạo bồi dưỡng đem lại giá trí cao hơn, họ sẽ quan tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thực tế, nếu các nhà quản lý quan tâm đào tạo bồi dưỡng, chính họ cũng rất tích cực tham gia các hình thức đào tạo bồi dưỡng và cảm nhận được tầm quan trọng, ý nghĩa và hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng. Họ sẽ dành thời gian, kinh phí cho đào tạo bồi dưỡng.

Yếu tố thứ hai, là lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Nhiều lĩnh vực hoạt động của tổ chức ít biến động; ít đầu tư mới nên hoạt động đào tạo bồi dưỡng thực sự không mang lại hiệu quả. Đây cũng có thể chính là sự bảo thủ, duy ý chí của nhiều tổ chức, trong đó có tổ chức nhà nước.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 8


Yếu tố thứ ba, mức độ đòi hỏi đối mới công nghệ. Nếu các tổ chức đầu tư, chú trọng vào công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn (thiên nhiều về công nghệ hiện đại), đòi hỏi người lao động có năng lực đáp ứng và do đó, đào tạo bồi dưỡng là tất yếu. Nếu tổ chức ít quan tâm đến đổi mới công nghệ, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng sẽ hạn chế.

Yếu tố thứ tư: khả năng tài chính của tổ chức. Khi gặp khó khăn về tài chính thông thường các nhà quản lý thường cắt giảm đàu tiên là chi phí cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng .

Yếu tố thứ năm: bộ phận quản lý chuyên trách về đào tạo bồi dưỡng. Họ có đủ năng lực để nhận biết tầm quan trong của hoạt động này hay không; được quyền quyết định như thể nào; có đủ nguồn nhân lực để làm các hoạt động liên quan.

Yếu tố thứ sáu: thực trạng nguồn nhân lực của tổ chức. Một số tổ chức tự hào họ có nguồn nhân lực tốt nên không quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng. Họ đă rất chú ý khí tuyển dụng.

1.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài.

Có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng của tổ chức. Một số yếu tố chủ yếu sau cần chú ý.

Trước hết môi trường kinh tế - xã hội nơi tổ chức đóng trụ sở. Nếu môi trường đó, không khí học tập, phát triển kinh tế - xã hội cao, có thể tác động đến tổ chức khi xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng

Yếu tố thứ hai: thị trường lao động khu vực tổ chức đóng. Nếu thị trường lao động khan hiếm, các tổ chức có thể tím cách thu hút, lôi kéo người làm cho tổ chức và do đó, có thể phải gia tăng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng mới.


Nếu thị trường lao động tốt, có thể giúp tổ chức tuyển dễ dàng đúng người cần nên hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

Yếu tố thứ ba: mức độ tiến bộ, phát triển khoa học công nghệ. Cạnh tranh về khoa học công nghệ là một trong những vấn đề sống còn của tổ chức trước các đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trường phát triển. Khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Đòi hỏi đổi mới công nghệ cũng chính là đòi hỏi gia tăng hoạt động đào tạo bồi dưỡng;

Yếu tố thứ tư: Các tổ chức khác cùng hoạt động trên cùng lĩnh vực mà tổ chức hoạt động cũng tạo ra bắt buộc phải quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng.

1.3. Đào tào, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp‌

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp bậc đào tạo, đồng thời vừa trang bị, cập nhật, rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mục đích: nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho sinh viên theo chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định, quản lý sinh viên trong các hoạt động giáo dục do Nhà trường tổ chức, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn cho người học.

Theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi


dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.

- Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.

- Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.

- Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định [6].

Trách nhiệm của cơ sở tổ chức bồi dưỡng

- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của từng loại hình, nội dung bồi dưỡng và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức thực hiện.

- Cơ sở tổ chức bồi dưỡng cho nhà giáo phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; quản lý quá trình học tập, đánh giá và công nhận kết quả học tập của người học; báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật nhà nước đối với đào tạo bồi dưỡng viên chức

Nghị định Số 03/NĐHN-BNV về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định tại Điều 32. Mục tiêu, nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức[13].

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:


- Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Bảo đảm tính tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;

- Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Như vậy, căn cứ vào các mục tiêu để đào tạo, bồi dưỡng viên chức như cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao, đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của hoạt động nghề nghiệp để nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ viên chức.

Tính đến ngày 28/02/2019, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp danh sách 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Ngoài đào tạo chức danh giáo dục nghề nghiệp thì tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề; chứng chỉ nghề nghiệp,…của viên chức để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.


1.4. Kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng viên chức ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Đắk Lắk‌

Kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng viên chức ở một số tỉnh Đông Nam bộ:

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCC) luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả tích cực đáng ghi nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ CBCCVC đối với hiệu lực, hiệu quả tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh Đông Nam Bộ đã thực hiện tổng thể nhiều biện pháp, trong đó chú trọng công tác ĐTBD. Đẩy mạnh phối hợp giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng, lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả.

Giai đoạn từ năm 2011 - 2016, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiến hành đào tạo chuyên môn cho 850 CBCCVC, đào tạo nước ngoài 129 CBCCVC, đào tạo lý luận chính trị 2.581 CBCC; công tác bồi dưỡng được phân bổ đều với việc cập nhật, trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh, cán bộ nguồn, quốc phòng - an ninh, bồi dưỡng học tập kinh nghiệm nước ngoài theo Đề án 165 với tổng số 15.554 CBCCVC.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở ĐTBD CBCCVC, từ tỉnh xuống cơ sở gồm: Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố, các trường đại học, cao đẳng của tỉnh… Lĩnh vực ĐTBD được mở rộng; nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức ĐTBD có sự thay đổi theo hướng tích cực, kết hợp lý thuyết và thực hành gắn liền với nhu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng kế hoạch, đề án ĐTBD đối với một số nhóm CBCC đặc thù như: đề án cử CBCCVC, đi thực tập và làm việc tại


doanh nghiệp khoa học - công nghệ nước ngoài do sở Khoa học và Công nghệ chủ trì.

Có thể coi đây là một trong số những đề án có tính đột phá, táo bạo, cần nhân rộng bởi thực tế chứng minh rằng cung cách làm việc, quản lý và trang thiết bị khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang vượt trội hơn về hiệu quả so với cơ quan nhà nước.

Đẩy mạnh chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ cho hệ thống chính trị. Trong nhiệm kỳ, đào tạo được 12 tiến sỹ và 208 thạc sỹ. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn thí điểm chính sách thu hút chuyên gia khoa học - công nghệ đạt kết quả bước đầu tích cực; đẩy mạnh thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỉnh Bình Dương thực hiện chính sách ĐTBD và thu hút nguồn nhân lực với việc ban hành chính sách đào tạo, phát triển, thu hút nguồn nhân lực của tỉnh gồm 4 nội dung lớn: chính sách ĐTBD trong nước; chính sách cử đi ĐTBD ở nước ngoài; chính sách thu hút nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ người có trình độ đại học về công tác ở xã, phường, thị trấn.

Việc triển khai thực hiện tốt các chính sách này trong những năm qua đã giúp tỉnh ĐTBD bổ sung một số CBCCVC, có đủ trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Bình Dương là một trong số những địa phương thực hiện quyết liệt chủ trương tinh giản biên chế; trong quá trình tinh giản biên chế, tỉnh luôn chú trọng đến công tác ĐTBD CBCC.

Thay vì phải chi dàn trải, coi trọng “số lượng hơn chất lượng” để ĐTBD thì việc tinh giản biên chế giúp các cấp chính quyền có được nguồn tài chính nhiều hơn, lựa chọn được những CBCCVC có năng lực tốt hơn để tiến hành ĐTBD. Theo số liệu của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, trong năm 2016 có hơn

1.000 CBCCVC, được ĐTBD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chính quyền các cấp nêu cao tinh thần, chú trọng bảo đảm thu hút người thực


tài về làm công tác quản lý nhà nước, phát huy tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, tiến tới chính quyền phục vụ, chính quyền kiến tạo.

Ở Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai lại xác định đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở, bởi họ là những người trực tiếp giải quyết công việc cụ thể của người dân, gắn bó với đời sống nhân dân. Chính vì vậy, các địa phương này đã tăng cường nâng cao chất lượng công tác ĐTBD đối với đội ngũ CBCC cấp xã về các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ ở các ngành như: công an, quân sự, địa chính, tư pháp, tài chính kế toán…

Quán triệt thực hiện chủ trương “trẻ hóa” đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng, các chức danh chuyên môn được sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Ngoài ra, các tỉnh này chú trọng và tích cực triển khai công tác đào tạo tiếng Khmer cho CBCC của tỉnh, nhất là những người đang công tác tại các xã biên giới. Riêng tỉnh Đồng Nai đặc biệt chú trọng ĐTBD CBCC cấp xã theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Tỉnh Bình Phước xác định trọng tâm ĐTBD CBCCVC lấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý làm chủ chốt. Qua 11 năm (2006 - 2016), tỉnh đã bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chức danh về công tác xây dựng Đảng cho 1.167 đồng chí.

Như vậy, về cơ bản, việc thực hiện ĐTBD CBCCVC trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ những năm qua đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Những thành tựu này góp phần giúp các cấp uỷ đảng, chính quyền tỉnh đã và đang nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước, bảo đảm hoạt động có hiệu quả của hệ thống chính trị.

Tuy vậy, công tác ĐTBD vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã thẳng thắn nhận định: “Đào tạo, bồi dưỡng chưa sát với yêu cầu thực tiễn, chưa thực sự gắn với quy hoạch, đánh giá, sử dụng cán bộ; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa có nhiều đột phá.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí