Gió mùa Hè xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm. Do yếu tố địa hình núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc, gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất và công tác bảo vệ rừng.
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Các loại gió này thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc và có tốc độ thấp (trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 12).
5, Chế độ thủy văn:
Nằm trong lưu vực của các dòng sông Chày, sông Troóc, sông Son,... đều là thượng nguồn của sông Gianh. Do địa hình ở đây là một vùng đá vôi rộng lớn, Karst cổ, bị phong hóa mạnh và chia cắt phức tạp, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến. Nhìn trên bản đồ không thấy các sông suối lớn, trên mặt đất có một số khe suối nhỏ chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quảng khi chảy ngầm qua các hang động. Mùa mưa hầu hết các sông suối đều có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút nhanh qua các “mắt hút”. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10 trong năm.
Ngoài mùa mưa lũ chính khu vực còn chịu ảnh hưởng của các đợt mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn, mùa nước cạn (từ tháng 1 đến tháng 7) các khe suối nhỏ trong khu vực trở thành “khe suối chết”, sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu.
Quan sát số liệu về khí hậu thủy văn cho ta thấy, mùa nắng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, mùa mưa tập trung từ tháng 8 đến tháng 11. Do vậy mùa du lịch thuận lợi nhất là mùa xuân, hè (từ tháng 3 đến tháng 9) mặc dù điều kiện nắng nóng trong khoảng thời gian này nhưng lại rất thích hợp với đi thuyền trên sông vãn cảnh và tham quan trong hang động.
Tuy vậy vào mùa mưa lũ, từ tháng 9 đến tháng 10 có khi kéo dài đến tháng 12, thời gian này mưa nhiều tập trung vào các tháng này, nước dâng cao, ách tắc giao thông và ngập hang động. Do vậy hoàn toàn không thích hợp cho việc đi du lịch tại đây, có lẽ điều này còn đúng với du lịch Quảng Bình và vùng Bắc Trung bộ.
Với chế độ khí hậu thời tiết và thủy văn ta thấy rằng Du lịch tại VQG PN-KB hoàn toàn có tính thời vụ được quy định bởi điều kiên tự nhiên.
4.1.1.2 Tài nguyên cảnh quan địa hình địa mạo (Karst):
(1) Cảnh quan địa hình
Theo kết quả nghiên cứu về địa chất địa mạo trong nhiều năm qua của các nha khoa học, tài liệu hướng dẫn, báo cáo của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và qua khảo sát thực tế tổng quan toàn vùng, thu được kết quả như sau:
Địa hình Karst tạo cảnh quan thiên nhiên vùng núi đá vôi gần 71.000ha, chiếm 82% diện tích của VQG. Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ Trias đến nay là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực với các loại sau:
Địa hình phi Karst: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm.
Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên. Các Khu vựcVùng Hung Lau - Đá bàn (PKPHST), Khu vực Hung dạng (PKBVNNI), PKDVHC.
Địa hình Karst đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm khoảng 2/3 diện tích vùng Vườn quốc gia tạo nên một hoang mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G. 1966).
Phong Nha - Kẻ Bàng có một hệ thống karst khá phát triển, với nhiều dạng địa mạo với cảnh quan karst đặc sắc, điển hình cho karst nhiệt đới ẩm, với các dạng cảnh quan karst như sau:
- Karren: Là những địa hình karst rất phổ biến, gồm các hố, hốc, khe, rãnh v.v., hình thù kỳ dị, kích thước từ rất nhỏ (1-2 mm) đến khá lớn (5-10 m), lởm chởm, sắc nhọn, rất khó đi lại. Hố sâu ở Km 18 đường 20 rất điển hình được xem là hố sụt Kast sâu nhất Việt Nam (với độ sâu hơn 255 m), thậm chí có thể sâu nhất Đông Nam Á. Hố sụt này được đánh giá có độ tuổi hơn 400 triệu năm, điều này càng khẳng định giá trị toàn cầu của khu vực.
- Phễu, lũng karst: Là những nơi địa hình dạng phễu, kích thước hàng chục đến hàng trăm mét. Phễu do sập đổ vòm hang thường có vách đứng, đáy có hang, hốc hút nước mặt, một phần bị phủ bởi sét, mùn cây và tảng lăn đá vôi. (Km12, Km 30 đường 20 thuộc phân khu BVNN)
- Thung lũng karst: là những lũng karst kéo dài hàng trăm héc ta, đáy có thể có nguồn lộ nước ngầm và dòng chảy mặt. Dạng địa hình này chỉ có ở Thung Tre diện tích xấp xỉ 198 ha;
- Thung lũng mù: là đoạn thung lũng bị chặn, ở phần thấp có một vài hang tiêu nước. Khi mưa lớn, nước các nơi đổ về, các hang này bị lấp tắc, không tiêu thoát kịp thì có thể xảy ra ngập úng như ở Khu rừng Gáo dọc đường 20.
- Cánh đồng karst: là những cánh đồng bằng phẳng, có thể có dòng chảy mặt, điển hình như Khu vực Hung Tre.
- Đồng bằng gặm mòn: có địa hình tương đối bằng phẳng, trên có các núi sót như ở Phúc trạch, Xuân trạch, Sơn trạch.
- Các dạng địa hình karst nổi cao: gồm các đỉnh, dãy, khối, tháp v.v., kích thước thay đổi, hình thù hết sức đa dạng, nổi cao giữa các dạng địa hình thấp như khu vực Hung Lau - Đá Bàn thuộc PKPHST.
(2) Hang động
Với địa hình Karst rộng lớn kéo dài qua hàng triệu năm kiến tạo đã hình thành nên một hệ thống hang động và sông ngầm đặc sắc nhất thế giới, các chuyên gia đã đánh giá ở đây có trên 300 hang lớn nhỏ. Tuy mới chỉ khảo sát chưa đầy đủ, đã xác định 128 hang động thuộc 3 hệ thống hang: hệ thống hang Phong nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Chày.
Bảng 4.2 Thống kê hệ thống hang động tại khu vực nghiên cứu
Tên hệ thống hang động | Tổng số hang động | Tổng chiều dài (km) | |
1 | Hệ thống hang Phong Nha | 68 | 70,4 |
2 | Hệ thống Hang Vòm | 31 | 40,5 |
3 | Hệ thống Hang Chày | 29 | 7,1 |
Tổng chiều dai | 128 | 118 km |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nghiên Cứu Về Du Lịch Sinh Thái
- Thu Thập Số Liệu Gián Tiếp Liên Quan Đến Nội Dung Nghiên Cứu Số Liệu Thứ Cấp
- Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Dlst Tại Vqg Pn-Kb
- Đánh Giá Các Điểm Cảnh Có Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch
- Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 8
- Đánh Giá Tình Hình Khai Thác Dlst Tại Vqg Pn-Kb
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Trong số 128 hang động đã được điều tra nói trên, có 37 hang động lớn với tổng chiều dài trên 87 km đã được nhiều người biết đến. Những hang động nổi tiếng ở Vườn quốc gia như: Động Phong Nha, Động Thiên đường và gần đây nhất là hang Sơn Đoòng, một hang động lớn nhất thế giới mới được các nhà khoa học phát
hiện trong năm 2009 thuộc hệ thống động Phong Nha với chiều dài khảo sát 6,5 km, cao 120m, rộng 140m đây được xem là hang động lớn nhất thế giới, vượt xa hang Deer ở Malaysia - hang động lớn nhất thế giới thời điểm đó (dài 2 km, rộng 90 m, cao 100 m).
Theo đánh giá của người dân địa phương thông qua phỏng vấn và khảo sát thực địa theo các tiêu chuẩn sau: Hấp dẫn, An toàn, Bền vững, Thời vụ và Liên kết. Đã xác định 37 hang có tiềm năng, tuy nhiên với điều kiện khả năng tiếp cận thì trong số 37 hang này chỉ có 10 hang là có tiềm năng và có thể khai thác du lịch
Toàn bộ các giá trị về địa chất, địa mạo đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí (i) - 2002 (nay là Tiêu chí (viii)-2005
4.1.1.3 Địa chất
Hình 4.1: Hang Tối- một dạng hang động karst Hình 4.2: Tháp Kasrt cổ rất phổ biến Dựa vào kết quả nghiên cứu về địa chất và Hồ sơ Di sản thế giới cho thấy
lịch sử tiến hoá các thành tạo địa chất và thế giới cổ sinh, tiến hoá địa mạo và sự đa dạng địa hình gắn liền với lịch sử phát triển vỏ Trái đất. Mỗi một giai đoạn phát triển được định hình bởi một kiểu cấu trúc đặc trưng gọi là bình đồ kiến trúc. Vùng
Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái đất trong khu vực:
1) Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463,9 - 430 triệu năm): Vỏ trái đất bị phá vỡ, sụt lún thành tạo đá lục nguyên của hệ tầng Long Đại, phân bố dạng tuyến kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chứa các hóa thạch Graptolithina tuổi O3-S1.
2) Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386 - 362,5 triệu năm): Lần thứ hai vỏ trái đất bị sụt võng, biển mở rộng. Thành phần trầm tích tiến hóa từ các bột kết đến acgilit xen đá vôi chứa các tập hợp hóa thạch đặc trưng tương ứng.
3) Giai đoạn Carbon - Permi (362,5 - 245 triệu năm): Giai đoạn tạo đá vôi dạng khối tuổi Carbon – Permi, vỏ trái đất vùng PN-KB bị phá vỡ lần thứ 3, tạo bồn trũng nông, dạng đẳng thước (biển nội lục), chứa các hóa thạch có tuổi từ Carbon hạ đến Carbon trung, cuối cùng là Permi.
4) Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta): Khối đá vôi PN-KB nâng lên khỏi mặt biển, quá trình Karst, phong hóa và bào mòn xảy ra.
5) Giai đoạn Kainozoi: Giai đoạn tạo núi và hình thành hệ thống hang động cổ Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hình 4.3 Địa hình karst phổ biến trong toàn khu vực
Nơi đây vẫn còn hiện diện những sự kiện địa chất chứng minh cho lịch sử phát triển vỏ Trái đất sôi động trong suốt 500 triệu năm, từ kỷ Orđovic đến nay, “là mẫu hình nổi bật thể hiện các thời kỳ phát triển chính của lịch sử trái đất, chứa đựng bằng chứng sự sống và các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình hình thành các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình, địa mạo học” (UNESO-2003).
4.1.2 Tài nguyên sinh vật - một dạng điển hình của TNDLST
Sự phong phú của địa chất địa mạo đã tạo ra cho Phong Nha - Kẻ Bàng tính đa dạng về các hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái núi đá vôi, hệ sinh thái núi đất, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái sông suối nổi và hệ sinh thái sông suối và hang động ngầm. Riêng các hệ sinh thái rừng với 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn và 9 kiểu thảm thực vật quan trọng đã được mô tả và xác định. Độ che phủ của rừng đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74% là Vườn quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam.
Hình 4.4 Thảm thực vật núi đá vôi Hình 4.5 Thảm thực vật trên núi đất Tại đây có nhiều sinh cảnh đặc biệt có ý nghĩa về khoa học và du lịch sinh
thái, đáng chú ý nhất là các sinh cảnh rừng tự nhiên còn tương đối nguyên sinh trên núi đá vôi với diện tích lớn nhất trong các khu rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam với gần 71.000ha, chiếm 82% diện tích. Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m với diện tích 22.500 ha là kiểu rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới.
Hình 4.6 Rừng Bách xanh nguyên thủy trên núi đá vôi >700 m Bảng 4.3: Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh
Kiểu thảm | Diện tích (ha) | Tỷ lệ % | |
1.1 | Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi >700m | 21.461,0 | 25,03 |
1.2 | Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất >700m | 2.316,4 | 2,70 |
1.3 | Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi >700m | 1.049,9 | 1,22 |
2.1 | Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi dưới 700m | 45.337,3 | 52,87 |
2.2 | Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất | 6.857,0 | 8,00 |
2.3 | Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi | 1.335,7 | 1,56 |
2.4 | Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp | 1.731,0 | 2,02 |
2.5 | Rừng hành lang ngập nước định kỳ | 154,3 | 0,18 |
2.6 | Cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi | 1.289,3 | 1,50 |
2.7 | Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất | 3.829,9 | 4,47 |
2.8 | Sinh cảnh trên đất khác | 392,2 | 0,46 |
Tổng cộng | 85.754 | 100 % |
Khu vực VQG nằm trong vùng Bắc Trường Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao, được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới (WWF, 2000). Đây là nơi cư trú của một số lượng lớn các loài động thực vật, bao gồm nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có giá trị bảo tồn toàn cầu.
Về thực vật
Qua thống kê những kết quả điều tra bước đầu đã xác định được 193 họ, 906 chi, 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có 116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong danh sách đỏ, trong đó 62 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 79 loài có mức độ đe doạ toàn cầu được ghi trong Sách đỏ thế giới của IUCN. Khu hệ thực vật có tới 419 taxa đặc hữu của Việt Nam, trong đó nhóm Lan có tới 28 loài với 3 loài Lan hài còn có mặt phổ biến ngoài tự nhiên. (Xem thêm phụ lục).
Bảng 4.4: Thống kê hệ thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Số họ | Số chi | Số loài | |
1. Psilotophyta | 1 | 1 | 1 |
2. Lycopodiophyta | 2 | 4 | 16 |
3. Equisetophyta | 1 | 1 | 2 |
4. Polypodiophyta | 23 | 73 | 176 |
5. Pinophyta | 6 | 10 | 19 |
6. Magnoliophyta | 160 | 817 | 2437 |
- Magnoliopsida | 131 | 638 | 1909 |
- Liliopsida | 29 | 179 | 528 |
Tổng | 193 | 906 | 2.651 |
Đặc biệt ở vùng này có 1 chi đặc hữu đơn loài Oligoceras thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài Oligoceras eberhardtii. Mặt khác, một loài đặc hữu hẹp mới chỉ thấy trên núi đá vôi ở Việt Nam là loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris. Tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Bách xanh núi đá mọc ưu thế gần như thuần loài trên kiểu rừng núi đá vôi có độ cao hơn 700m, kiểu rừng này có tầm quan trọng mang tính toàn cầu.