Đánh Giá Hiện Trạng Tài Nguyên Dlst Tại Vqg Pn-Kb‌


+ Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây nguy hiểm cho khách tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định số vụ xẩy ra trong thời gian nhất định tháng hoặc năm.

+ Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển... hệ số này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm bảo TCVN không.

- Hệ số giới hạn về mức độ an toàn cho du khách. Hệ số giới hạn được xác định trên cơ sở tỷ lệ % mức độ rủi ro thường xẩy ra đối với số lượng khách hoặc số ngày rủi ro xẩy ra đối với số ngày trong năm.

- Hệ số giới hạn về ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Được xác định số lượng thời gian chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm.

- Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Về độ dốc đường đi cho khách du lịch đảm bảo an toàn giao thông đi lại theo quy định độ dốc trên 10 độ là ảnh hưởng đến khách du lịch, tỷ lệ phần % số km đường đi lại khó khăn so với km khách đi du lịch đi lại trong khu vực sinh thái; số ngày có điện năng; còn đối với cơ sở hạ tầng khác như cấp điện, nước, vệ sinh.. do chưa có quy định tiêu chuẩn nên có thể dựa vào tỷ lệ % để tính hệ số giới hạn hoặc có thể thông qua công tác điều tra XHH để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến.

- Hệ số giới hạn đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: như đánh giá về cơ sở lưu trú, vui chới giải trí, phương tiện giao thông thì cách tính thông qua điều tra xã hội học để tính % giữa số người tán thành với số người được hỏi ý kiến làm cơ sở cho hệ số giới hạn.

- Hệ số giới hạn về nâng lực quản lý: Bao gồm công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý tài nguyên, quản lý môi trường.. thì được tính tỷ lệ trung bình cho toàn bộ năng lực quản lý cho một khu du lịch sinh thái.

26


Điều kiện khai thác du lịch

Đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái

Quy mô điểm cảnh B2

Điều kiện phân nhánh

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nhánh B

Nhân tố đánh giá

Giá trị của tài nguyên



Giá trị

Giá trị

Giá tr

cảnh

khoa

văn

quan

học

hóa

C1

C2

C3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 5






Tín

Tín

Tính

h

h

nguyên

thu

độc

vẹn

hút

đá


D1


D2


D3

Thích

Tín

nghi

phổ

NC

cập

khoa

giáo

học

dục

D4

D5

Bản

Hấp

sắc

dẫn

địa

du

phư

lịch

ơng


D6

D7

Quy

Quy

vừa

nhỏ


D8


D9

Lớn

Tru

Nhỏ


ng



bình



D10


D11


D12

Thuậ n lợi


D13

An toàn


D14

Chi phí


D15

Quy mô điểm


Sức tải du lịch


Giao thông


Ẩm thực


Dịch vụ nhà


Bệnh viện


cảnh C4



C5


C6


C7


trọ C8


C9

KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI (dựa trên lí thuyết AHP)



Chương 3‌

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KT- XH KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG‌‌‌

3.1. Điều kiện tự nhiên‌

3.1.1. Vị trí địa lý‌

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở khu vực Trung Trung bộ của Việt Nam, phía Tây tỉnh Quảng Bình; cách thành phố Đồng Hới 40 km về phía Tây, cách Thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam, có tọa độ địa lý:170 21’12” - 170 44’59” vĩ độ Bắc, 1050 46’24” -1060 24’19” kinh độ Đông.

Phía Tây và Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào (Khu bảo tồn Đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn); Phía Bắc giáp xã Trung Hóa huyện Minh Hóa và đường Hồ Chí Minh; phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh; Phía Nam và Đông Nam giáp xã Thượng Trạch huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh. (bản đồ 1).

3.1.2. Diện tích‌

Tổng diện tích khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 343.503 ha. Trong đó, diện tích vùng lõi là 116.824 ha; diện tích vùng đệm là 226.679 ha.

Bảng 3.1: Diện tích chia theo các phân khu chức năng‌


Vùng đệm

(ha)

Vùng lõi (ha)

Tổng

PK BVNN

PK DVHC

PK PHST

Chưa QH

226.679

116.824

64.844

3.411

17.499

31.070

Nguồn:Dự án đầu tư VQG, 2001; UBND tỉnh QB, 2008.

Vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm phần diện tích cũ (2001) là 85.754 ha nằm trên địa bàn của 5 xã (Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch) của huyện Bố Trạch và phần diện tích mở rộng (2008) là 31.070 ha nằm trên địa bàn 2 xã (Thượng Hóa, Hóa Sơn) của huyện Minh Hóa. Do phần diện tích mới mở rộng từ tháng 7 năm 2008 nên chưa được qui hoạch vào phân khu chức năng nào của Vườn.

Vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được xác định gồm 13 xã thuộc 3 huyện Minh Hóa; Bố Trạch và huyện Quảng Ninh. (phụ lục)

3.1.3 Địa hình‌

Địa hình khu vực có 3 dạng chính, trong đó chủ yếu là địa hình núi đá vôi.


- Địa hình núi đất: Kiểu địa hình núi đất chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở phía Đông Nam của Vườn quốc gia. Độ cao ở đây biến động từ 500 – 1.000 m, cao nhất là đỉnh núi Ubò cao 1009 m. Địa hình núi đất nhưng độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình từ 25 - 300.

- Địa hình chuyển tiếp: Có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên. Dạng địa hình này là những vùng gò đồi thấp nằm dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

- Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình núi đá vôi (101.543 ha) chiếm 87% tổng diện tích của Vườn (116.824 ha). Khối núi đá vôi Kẻ Bàng trải rộng từ huyện Minh Hóa tới giáp huyện Quảng Ninh có diện tích gần 200.000 ha. Nếu tính toàn bộ phần núi đá vôi của cả Việt Nam và Lào thì khu vực Karst ở đây là một hoang mạc đá vôi rộng lớn nhất thế giới (Pierre G, 1966).

3.1.4. Địa chất‌

Theo Viện Điều tra qui hoạch rừng (2001, 2007), vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong phạm vi vùng trũng Trường Sơn, hình thành vào cuối kỷ Permi đánh dấu thời kỳ có chế độ lục địa.

Cấu trúc địa chất ở đây thể hiện tính đa dạng và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ trái đất. Có đầy đủ các giai đoạn phát triển chính (từ kỷ Ordovic) đến nay, trải qua 5 chu kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hoá địa chất của thế giới;

1. Giai đoạn Orđovic muộn - Silur (450 - 410 triệu năm)

2. Giai đoạn Devon (410 - 355 triệu năm)

3. Giai đoạn Carbon - Permi (355 - 250 triệu năm)

4. Giai đoạn Mesozoi (250 - 65 triệu năm)

5. Giai đoạn Kainozoi: Neogen (23,75 - 1,75 triệu năm) và Đệ tứ (1,75 triệu năm đến nay)

3.1.5. Thổ nhưỡng‌

Theo Viện Điều tra qui hoạch rừng (2001, 2007), quá trình vận động của địa chất khu vực đã tạo nên sự đa dạng của các loại đất trong Vườn quốc gia, trong đó có các loại đất chủ yếu sau: Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv); Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv); Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs); Đất; Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa); Đất


Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq) Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv); Đất dốc tụ trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2)

3.1.6. Tài nguyên rừng‌

a. Thảm thực vật rừng:

Theo Viện Điều tra qui hoạch rừng (2007), thì khu vực được che phủ bởi 95,3% diện tích rừng kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 88,1% tổng diện tích Vườn quốc gia. Đây là một Vườn quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới. Thảm thực vật rừng ở đây có các kiểu chủ yếu sau: (phụ biểu)

b. Khu hệ thực vật

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, là nơi giao thoa giữa hai khu hệ thực vật miền Nam và miền Bắc, vì vậy thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (2008) đã thống kê được 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 906 chi, 193 họ. Trong đó có 439 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, 116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007) và sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2006).

c. Khu hệ Động vật

Theo số liệu của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (2008) đã thống kê được 736 loài động vật có xương sống thuộc 142 họ, 42 bộ. Trong đó có 132 loài thú thuộc 30 họ 11 bộ; 338 loài chim thuộc 57 họ 18 bộ; 97 loài bò sát thuộc 15 họ 2 bộ; 45 loài lưỡng thê thuộc 6 họ 1 bộ; 124 loài cá nước ngọt thuộc 34 họ 10 bộ; 369 loài côn trùng thuộc 40 họ 13 bộ. Có 110 loài quí hiếm, 38 loài đặc hữu của Trường Sơn, 28 loài đặc hữu của Việt Nam, 91 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007), 72 loài được ghi trong sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2004).

3.2. Điều kiện KT-XH‌

3.2.1. Dân số các xã vùng đệm‌

Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra qui hoạch rừng (2007), Cục thống kê tỉnh (2008) và Công ty tư vấn và đào tạo Việt Nam (2008), vùng đệm của Vườn quốc gia gồm 13 xã với 22.163 hộ và 60.641 khẩu sinh sống, mật độ dân số bình quân khu vực vùng đệm là 17,7 người/km2. Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Trạch với 0,7 người/km2, mật độ dân số cao nhất là xã Phúc Trạch với 166,9 người/km2.


Dân số ở trong độ tuổi lao động chiếm trên 51,1% tổng dân số vùng đệm, tỷ lệ lao động nam (50,6%) cao hơn lao động nữ (49,4%).

3.2.2. Thành phần Dân tộc‌

Vùng đệm Vườn quốc gia có 3 dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh, dân tộc Bru-Vân Kiều (có 4 tộc người đó là Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì) và dân tộc Chứt (có 4 tộc người là Rục, Sách, Mày và Arem). Dân tộc Chứt là một dân tộc nhỏ, đứng thứ 44 trong số 54 dân tộc của Việt Nam [62]. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (79,82%), sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp, nơi có điều kiện canh tác tốt.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng‌

a. Tình hình kinh tế:

Hầu hết các xã vùng đệm là xã miền núi, một số xã có ranh giới với nước Lào. Số hộ gia đình sống bằng sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80%. Đời sống người dân vùng đệm rất khó khăn và có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã vùng đệm của Vườn quốc gia.

Trình độ sản xuất của người dân còn thấp và thụ động. Thời gian qua đã có nhiều chương trình, dự án tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phát triển vườn hộ, giao đất, giao khoán bảo vệ rừng nhưng hiệu quả mang lại chưa rõ rệt.

b. Giao thông, điện, nước

Giao thông đi lại trong khu vực tương đối thuận lợi, trừ hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch chỉ có duy nhất tuyến đường 20 đi qua. Tuyến đường này đã xuống cấp sau chiến tranh nhưng đang đầu tư chưa hoàn thành. Việc đi lại từ trung tâm xã đến các bản đều có thể đi bằng xe máy, chỉ có một số ít thôn/bản phải đi bộ hoặc bằng thuyền.

Hầu hết các xã vùng đệm đều có đường điện lưới quốc gia chạy qua, người dân đã được sử dụng điện lưới để sinh hoạt. Chỉ có hai xã Tân Trạch và xã Thượng Trạch chưa có điện lưới mà phải dùng điện năng lượng mặt trời.

Đa số các hộ dân ở các xã được sử dụng nước giếng hoặc nước máy. Một số xã vẫn còn có hộ dân sử dụng nước sông suối, các xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sông suối cao như xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Trường Sơn. Về mùa khô, các bản thiếu nước sinh hoạt, người dân thường di cư xuống suối để tránh hạn.



Chương 4‌

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST tại VQG PN-KB‌

4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

4.1.1.1 Khí hậu - Thủy văn‌

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình (2007), khu vực này thuộc vùng khí hậu miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng III (theo bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Bình). Đặc điểm riêng của khí hậu vùng này là mùa mưa xuất hiện sớm, số giờ nắng và lượng bốc hơi nhỏ hơn các vùng khác, chịu ảnh hưởng mạnh và sớm của áp thấp nóng phía Tây.

1,Chế độ nhiệt

Nhiệt độ bình quân hàng năm trong khu vực biến động từ 230C - 250C, nhiệt độ bình quân các tháng không đều, do ảnh hưởng của địa hình núi đá vôi nên biên độ nhiệt trong năm dao động khá lớn. Mùa hè nhiệt độ cao và thường có gió khô nóng (chịu ảnh hưởng của gió Lào) nên nhiệt độ cao tuyệt đối thường đạt trên 400C. Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng là một vùng núi đá vôi rộng lớn, do vậy biên độ nhiệt trong ngày ở đây tương đối lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ nhiệt thường lên đến 100C, mùa đông biên độ nhiệt dao động từ 5 - 70C.

2, Chế độ mưa

Nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2.000 – 2.500mm, có nơi lên tới 3.000mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, 10, 11 chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm, thời kỳ này thường xuất hiện các đợt lũ lớn. Ba tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 2, 3, 4 với tổng lượng mưa chỉ đạt 100 – 200mm. Số ngày mưa trung bình dao động trong khoảng 130 – 160 ngày/năm.

3, Chế độ ẩm:

Lượng mưa lớn, số ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị toàn cầu. Độ ẩm không khí trung bình là 84%, dao động ít trong các mùa và vào khoảng 80 – 90% ở những thung lũng. Những nơi chịu ảnh hưởng của gió nhiều thì độ ẩm


dao động rất lớn. Mùa khô độ ẩm xuống thấp, trung bình khoảng 67%, cá biệt có khi xuống thấp dưới 30%.

Khu vực có lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1.000 – 1.300mm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8, vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng.

Bảng 4.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [7]‌



Hạng


Ý nghĩa

Nhiệt độ TB năm

(0C)

Nhiệt độ TB tháng nóng

nhất (0C)

Biên độ nhiệt độ

trong năm

Lượng mưa năm (mm)

Trị số của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng


23-25


28


5-7


2000-2500


1


Thích Nghi


18 – 24


24 – 27


< 6


1250-1900


2

Khá thích

nghi


24 – 27


27 – 29


6 – 8


1900-2550

3

Nóng

27 – 29

29 – 32

8 – 14

>2550

4

Rất nóng

29 – 32

32 – 35

14 – 19

<1250


5

Không

thích nghi


> 32


> 35


> 19


<650

So sánh bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người với điều kiện khí hậu của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng ta thấy các chế độ nhiệt, mưa ở đây cũng "khá thích nghi" với con người và cho hoạt động du lịch. Và chính điều kiện khí hậu đặc biệt nơi đây cũng tạo ra các sinh cảnh đẹp rất riêng cho vùng. Tuy nhiên muốn hoạt động du lịch có hiệu quả cần phải lợi dụng tối đa những yếu tố khí hậu thuận lợi từng thời điểm phù hợp với từng loại hình du lịch cụ thể.

4, Chế độ gió

Khu vực có 2 mùa gió chính trong năm đó là gió mùa Đông và mùa Hè.

Gió mùa Đông xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành hướng gió Bắc và gió Đông Bắc. Xen giữa các đợt gió Bắc và Đông Bắc này là loại gió quẩn do các dạng địa hình tạo ra.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí