Đánh Giá Các Điểm Cảnh Có Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch‌


Hình 4 7 Các loài Lan hài Bách xanh đá có giá trị bảo tồn toàn cầu Số 1


Hình 4.7: Các loài Lan hài, Bách xanh đá có giá trị bảo tồn toàn cầu‌

Số lượng loài cây thuốc tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và đồng bào dân tộc sử dụng gồm có 189 loài thuộc 153 chi của 72 họ thực vật. Tuy nhiên, bước đầu điều tra nên kết quả chưa đầy đủ. Trong đó, có 8 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), có 3 loài nằm trong Nghị định 32/CP của Chính phủ năm 2006. Đây là tri thực bản địa và là nguồn tài nguyên quý giá cho y dược học, cho cộng đồng dân cư, đồng thời có thể phát triển các sản phẩm hàng hóa địa phương phục vụ khách.

Nhiều loài thực vật khác có giá trị kinh tế và khoa học đang bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu như: Dipterocarpus kerrii (CR), Dipterocarpus turbinatus (CR), Dipterocarpus hasseltii (CR). Hopea chinensis (CR), Hopea hainanensis (CR), Hopea mollissima (CR), Hopea reticulata (CR), Hopea siamensis (CR), Vatica diospyroides (CR), Dalbergia bariaensis (EN), Dalbergia mammosa (EN), Erythrophleum fordii (EN), Hopea pierrei (EN), Vatica cinerea (EN).

Về động vật

Đã thống kê được 735 loài động vật có xương sống, với 127 loài bị đe dọa, trong đó có 91 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 72 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006, trong số 41 loài động vật đặc hữu cho dãy Trường Sơn có 30 loài đặc hữu hẹp cho Việt Nam.

Thú: Việt Nam có 224 loài thú sống trên cạn thì ở Phong Nha đã ghi nhận được 132 loài thú, trong đó có 46 loài được mô tả trong sách Đỏ Việt Nam, 34 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN 2006. Đặc biệt khu hệ thú có tới 9 loài đặc hữu hẹp


cho dãy Trường Sơn, trong đó có 2 loài đặc hữu của Việt Nam. Có mặt ở đây một số loài có ý nghĩa khoa học, bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức toàn cầu là Voọc Hà tĩnh Trachypithecus laotum hatinhensis (EN), Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (EN), Vượn đen má trắng Nomacus leucogenys siki (EN), Hổ Panthera tigris (EN), Sao la Pseudoryx nghetinhensis (CR), Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger (EN), Chó sói Cuon alpinus (EN)

Hình 4 8 Loài Vọoc ngũ sắc quí hiếm Phong Nha Kẻ Bàng có khu hệ thú 2

Hình 4.8: Loài Vọoc ngũ sắc quí hiếm‌

Phong Nha - Kẻ Bàng có khu hệ thú tương đối phong phú, đặc biệt là thành phần các loài thú. Nhiều loài bị đe dọa đã tập trung ở đây như: Hổ, Gấu, Sơn dương, Mang lớn, Sói đỏ, Voi, Báo hoa mai...

Do có vùng núi đá vôi rộng lớn nhiều hang động, nhiều nguồn thức ăn, dân cư thưa nên các loài Linh trưởng (Primates) đặc biệt phát triển. Đã thống kê 10 loài và phân loài Linh trưởng, chiếm 43% tổng số loài Linh trưởng của Việt Nam.

Cả 10 loài đều đã được ghi vào trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, và được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, 3 loài đặc hữu hẹp (strictly endemic) là Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Hylobates leucogonis) và 1 loài đặc hữu Đông Dương là Cu ly lớn (Nycticebus coucang). Đây là nơi phân bố duy nhất của quần thể loài Voọc Hà tĩnh ở Việt Nam và thế giới (xem phụ lục)


Hang động ở Phong Nha- Kẻ Bàng cũng là nơi tập trung nhiều loài dơi nhất ở Việt Nam. Đã có 46 loài dơi được ghi nhận có mặt tại VQG chiếm 43% tổng số loài, đây cũng chính là nơi có tiềm năng lớn về bảo tồn Dơi của Việt Nam.

Chim - VQG là sinh cảnh của 338 loài chim trong số 828 loài chim được ghi nhận ở Việt Nam. Trong số các loài chim ở VQG có 20 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN 2006. Đáng chú ý có 7 loài chim đặc hữu cho dãy Trường Sơn với 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và 1 loài Khướu đá mun Stachyris herberti là loài mới cho khoa học, có phân bố hẹp mới chỉ tìm thấy ở vùng núi đá thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hình 4.9: Một số loài chim Bộ Gà quí hiếm trong khu vực‌

Trong đó có các loài bị đe dọa nguy cấp ở mức toàn cầu là Gà lôi lam đuôi trắng Lophura hatinhensis (EN), Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi (EN), Gà lôi trắng Lophura nycthemera (EN). Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế công nhận là 2 trong số hơn 60 vùng chim quan trọng của Việt Nam (BirdLife International, 2005)

Theo quan sát của Rob Timins năm 1999, thì tới 45% số loài Chim thường gặp, và số loài hiếm chỉ chiếm khoảng 3% số loài. Như vậy, tình trạng quần thể Chim của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tương đối phong phú.

Bò sát và lưỡng thê:

VQG là nơi sinh sống của 96 loài bò sát và 45 loài lưỡng cư trong tổng số 458 loài bò sát và 162 loài lưỡng thê được ghi nhận ở Việt Nam. Trong số các loài được ghi nhận có 22 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới IUCN, 7 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư vừa đặc hữu cho Việt Nam vừa đặc hữu của dãy Trường Sơn.


Tắc kè Phong Nha

Cyrtodactylus phongnhakebangensis Tắc kè Cryptus Cyrtodactylus cryptus Tắc kè Rosler 3

(Cyrtodactylus phongnhakebangensis)

Tắc kè Cryptus

Cyrtodactylus cryptus Tắc kè Rosler Cyrtodactylus roesleri sp nov Hình 4 10 Một số 4

(Cyrtodactylus cryptus).


Tắc kè Rosler

(Cyrtodactylus roesleri sp. nov.)

Hình 4.10: Một số loài Tắc kè mới cho khoa học‌

Chỉ trong vòng thời gian ngắn từ 1999 đến 2009, đã có 15 loài mới được phát hiện trong VQG và công bố cho khoa học. Cho đến nay, Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi duy nhất phân bố của 15 loài mới này.

Trong số các loài bò sát một số loài bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu như: Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) - CR, Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata) - CR, Rùa câm (Mauremys mutica)- EN, Rùa sa nhân (Pyxidea mouhotii) - EN, Rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) EN, Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) -EN, Ba Ba gai (Palea steindachneri) - EN.

Khu hệ Cá: Sông suối đa dạng và tính đặc thù dẫn đến sự đa dạng của khu hệ cá. Các nhà khoa học đã điều tra được 124 loài trong khu vực. Cho tới nay, thành phần loài cá ở đây được coi là đa dạng nhất trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.

Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006. Trong số các taxa đặc hữu, có tới 12 taxa là loài mới công bố cho khoa học được nghiên cứu tại VQG.


Côn trùng: Sự đa dạng về địa hình và các sinh cảnh rừng cũng là điều kiện lý tưởng cho các loài côn trùng. Những điều tra bước đầu đã xác định được sự có mặt của 369 loài côn trùng thuộc 40 họ, 13 bộ. Trong số đó có 270 loài bướm ngày, chiếm khoảng 1/4-1/5 tổng số loài bướm ngày đã phát hiện ở Việt Nam. Loài Celaenorrhinus incestus và Halpe pethethronix pagaia thuộc họ Hesperiidae trong Bộ cánh vảy (lepidoptera) là hai loài mới được A.L. Devyatkin mô tả lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2000.

+ Có một số động vật (chim, thú, bò sát, côn trùng, cá…) phong phú và điển hình: Xác định một số tài nguyên đạt tiêu chuẩn như sau:

- Loài điển hình, có thể khẳng định đây là "cái nôi" của các loài linh trưởng 10/24 loài và phân loài linh trưởng của Việt Nam, trong đó loài Voọc Hà tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensia) chỉ có ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và lân cận. Năm 1998, cũng theo Phạm Nhật, ước tính khoảng 570 – 670 cá thể cho VQG Phong Nha- Kẻ Bàng. Hiện tại, nhiều đàn vẫn còn phân bố ở vách đá ven đường Hồ Chí Minh. Nhiều đoàn làm phim vẫn được ghi hình ảnh loài này trong rừng, dễ quan sát ngoài thực địa và từ đường quốc lộ.

- Khướu đá mun (Stachyris herberti) là loài mới cho khoa học, có phân bố hẹp mới chỉ tìm thấy ở vùng núi đá thuộc VQG.

- Rắn lục sừng (Protobothrops cornutus ) và 13 loài bò sát lưỡng cư vừa mới được tìm thấy trong 10 năm qua chỉ mới phát hiện tại khu vực;

- Cá Chình mun (Anguilla bicolor) là loài hiện nay cực kỳ hiếm thấy ở Việt Nam nhưng vẫn có mặt ở khu vực này;

4.1.3 Tài nguyên DLST nhân văn‌

+ Bản sắc văn hoá dân tộc

Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, đồng bào dân tộc ít người ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần rất đặc sắc, mang đậm đà sắc thái riêng của mình. Một số lễ hội và nghệ thuật đặc sắc của dân cư vùng đệm và vùng lõi như Lễ hội đập trống của Tộc Macoong - Vân Kiều xã Thượng Trạch (15.1 âm lịch, Lễ hội lấp Lỗ, Lễ hội Đâm Trâu, Lễ hội Cầu mùa, nghệ thuật Hát Bội (Tuồng) của xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch vv…[8].



Hình 4 11 Định cư và sinh kế của người dân địa phương Các di tích 5Hình 4 11 Định cư và sinh kế của người dân địa phương Các di tích 6

Hình 4.11: Định cư và sinh kế của người dân địa phương‌

+ Các di tích lịch sử tiêu biểu cho các thời kỳ bao gồm:

-Thời kỳ tiền sử: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ, các bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các Đầu Rìu thuộc thời kỳ thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khoa học Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang động. Năm 1924, Giáo sĩ truyền đạo người Pháp Lesopold Cadiere đã khảo sát và nghiên cứu văn hóa và phong tục, tập quán của người dân bản địa trong vùng thung lũng sông Son đã khẳng định: “… Những gì còn lại của nó đều rất quý đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học…”.

-Các di tích Chăm Pa: Đầu thế kỷ 20, các nhà hám hiểm hang động và các học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây có một số di tích Chăm và Việt Cổ như bàn thờ Chăm, chữ Chăm khắc trên vách đá. Năm 1995, Viện khảo cổ học Việt Nam đã có chuyến khảo sát và kết luận tại hang Bi kí động Phong Nha có dấu tích cho thấy đây có thể là một thánh đường của người Chăm từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI.

-Di tích Phong trào Cần Vương: Sau khi Kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất Thuyết xuất bôn rước vua Hàm Nghi chạy lên miền núi phía Tây Quảng Bình ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân ra sức phò vua, cứu nước. Căn cứ của vua Hàm Nghi được đặt tại xã Hóa Sơn, Hóa Tiến thuộc huyện Minh Hoá. [29]

-Di tích lịch sử đường HCM: Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường mòn HCM qua Quảng Bình là nơi bị đánh phá ác liệt nhất và cũng là nơi ghi nhận những chiến công hiển hách nhất của dân tộc Việt Nam. Hệ thống di


tích lịch sử đường mòn HCM đã được Bộ Văn hoá -Thông tin ra quyết định công nhận nằm trong địa phận VQG gồm có:

- Khu di tích Xuân Sơn với bến phà Xuân Sơn, bến Phà Nguyễn Văn Trổi, động Phong Nha.

- Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng với các trọng điểm đã đi vào lịch sử như Trạ Ang, Hang 7 tầng, Hang chỉ huy, Cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La nhích.

- Đặc biệt là di tích Đền tưởng niệm TNXP tại Hang Tám Cô km 16 đường 20 Quyết thắng.


Hình 4 12 Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng Hình 4 13 Dấu tích chiến 7Hình 4 12 Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng Hình 4 13 Dấu tích chiến 8

Hình 4.12 Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng Hình 4.13 Dấu tích chiến tranh‌

Với những giá trị ngoại hạng về địa mạo, địa chất và hệ thống hang động đặc sắc, VQG PN-KB đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí “Địa mạo, địa chất” tháng 7/2003. Bên cạnh những giá trị đó, tính phong phú và đặc hữu về đa dạng sinh học của VQG Phong Nha–Kẻ Bàng cũng đang được Chính phủ Việt Nam trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ hai với tiêu chí “Đa dạng sinh học”. Cùng với các giá trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, VQG PN-KB có rất nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái nhân văn. Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận và xếp hạng cho khu vực này là một trong 10 Di tích quốc gia cấp đặc biệt năm 2009.

4.2 Đánh giá các điểm cảnh có tiềm năng khai thác du lịch‌

Trên cơ sở tìm hiểu và phỏng vấn người dân địa phương, đã tiến hành khảo sát trên 22 điểm cảnh của toàn khu vực, tối thiểu có điều kiện giao thông thuận lợi. Kết quả thể hiện ở bảng sau:


Bảng 4.5: Đánh giá khả năng khai thác du lịch của các điểm cảnh‌


Điểm

du lịch

Giá trị tiềm năng DLST

Khả năng khai thác phát triển du lịch và

sức hấp dẫn

Một số khó khăn - Hạn chế

Các điểm cảnh đã khai thác du lịch

1, Động Phong Nha

Là một biểu tượng của khu vực và có thể nói rằng đại đa số khách du lịch khi đến vùng này đều ghé thăm động. Lối vào hang là vị trí thích hợp để xây dựng một trung tâm thông tin – diễn giải về Động Phong Nha. Du khách có thể tiếp cận với Phong Nha bằng phương tiện đi thuyền trong khoảng 30 phút.

Tiềm năng phát triển du lịch nói chung ()

Tham quan hang động ()

Du ngoạn sông bằng thuyền () Ngắm cảnh ()

Tìm hiểu về khu vực () Dã ngoại ()

Mua sắm và hàng lưu niệm () Nghiên cứu khoa học / Nâng cao ý thức

()

Kích thước của động hẹp,

Những hư hại sau này cho hang động Tác động của một lượng lớn du khách – hàng ngày, hàng giờ vào những mùa cao điểm, khi số lượng khách vượt quá khả năng đón tiếp của địa điểm.

Quản lý không tốt lưu lượng khách tham quan

2, Động Tiên Sơn

Tiềm năng phát triển du lịch cho động Tiên Sơn là rất lớn. Nhìn từ lối đi lên động, khung cảnh xung quanh rất đẹp. Đồng thời, chính hang động này cũng giúp cho du khách có được những trải nghiệm rất thú vị.

Vị trí thuận lợi để xây dựng 1 trung tâm diễn giải về động tại điểm xuất phát của đường

lên động Tiên Sơn.

Tiềm năng phát triển du lịch nói chung ()

Đi tản bộ () Ngắm cảnh ()

Quan sát đời sống hoang dã () Khám phá khu vực ()

Dã ngoại ()

Bơi lội ()

Kích thước của hang

Lối đi vào động tương đối dốc.

Các tác động gây huỷ hoại không thể phục hồi đến hang động

Những tác động của lượng lớn du khách

- lưu lượng khách hàng ngày và hàng giờ tại động chính thường vượt quá khả năng tiếp đón của động vào mùa cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023