Những Nghiên Cứu Về Du Lịch Sinh Thái


thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụ DLST, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm đất, phá vỡ cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án.

+ Cần có chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch. Thu nhập du lịch phải được sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương, tránh tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ, còn đa số người dân địa phương không được hưởng lợi gì từ việc phát triển DLST.

+ Diễn giải và giáo dục môi trường là không thể xem nhẹ mà cần phải quan tâm đầu tư đúng mức, nếu không sẽ đi chệch mục tiêu và trái nguyên tắc du lịch sinh thái, có thể nó không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế;

+ Nhãn hiệu hàng hóa của các khu vực tự nhiên cần được phát huy, dựa vào danh hiệu và tiêu chuẩn sạch, tiêu chuẩn bền vững. Làm tốt điều này sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người dân bản địa và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên DLST‌

Tài nguyên DLST là cơ sở để triển khai và khai thác các loại hình DLST. Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã từng bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20[40]. Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn du lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khả năng chi trả tự nguyện của du khách thông qua tiền vé tham quan. Du khách đi du lịch tại những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giải trí và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng [42].

Theo Clawson và Knelsch(1985) thì tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tự nhiên làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích du lịch phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội của khu vực [20]. Trên quan điểm này, những nơi có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thực vật.

Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tài nguyên DLST gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn, nếu xét trên cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phân thành phần tài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh; còn nếu xét trên cơ sở động cơ đi du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyên DLST nghỉ dưỡng, tài nguyên DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyện sức khỏe và loại hình tài nguyên DLST phong cảnh.

Theo Yuan shu Qi (2004), dựa trên đặc điểm phân bố của tài nguyên DLST trong không gian đã phân tài nguyên DLST thành 5 loại hình tài nguyên gồm: tài nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST biển, tài nguyên DLST sông hồ, tài nguyên DLST đất ngập nước, tài nguyên DLST thảo nguyên.

Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 3

Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể thấy nhận thức về tài nguyên DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất. Song đa số đều đề cập đến các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên.

Theo quan điểm của chúng tôi, thì tài nguyên DLST ở đây không chỉ đơn thuần là tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó bao hàm tất cả các nhân tố sinh thái và hiện tượng sinh thái như chuỗi thức ăn, tính đa dạng sinh học, sự biến đổi cảnh quan theo thời tiết... có khả năng hấp dẫn du lịch.

1.2. Những nghiên cứu ở trong nước‌

1.2.1 Một số khái niệm:‌

Luật Du Lịch (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.


- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.

- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.

- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Du lịch địa chất: là một loại hình du lịch cung cấp cho khách du lịch, khách tham quan những thông tin, những kiến thức về cơ chế hình thành, lịch sử phát triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kỳ thú, những sản phẩm của tự nhiên được hình thành bởi các quá trình nội sinh và ngoại sinh. (Nguyễn Địch Dỹ).

- Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

- Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.

- Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.

1.2.2. Những nghiên cứu về du lịch sinh thái

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, giàu có về đa dạng sinh học trên lãnh thổ, là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu, còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch [31]. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế.


Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động du lịch sinh thái của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Hội nghị đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”[38].

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [25].

Trong luật du lịch năm 2005, đã định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23 về hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các loại rừng, Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu BTTN. Năm 2002, mô


hình sử dung môi trườ ng rừ ng đăc

dung để phát triển du lich sinh thái đươc

triển

khai thí điểm tai Vườ n Quốc gia Ba Vì theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ. Kết quả sau 6 năm thưc

hiên

cho thấy mô hình thí điểm đã co

những tác đông tích cưc, như giảm áp lưc

cho công tác bảo vê ̣rừ ng, tao

cơ hôi

khôi

phuc

nghề truyền thống và giải quyết công ăn viêc

làm taị đia

phương, qua đó giảm

tỉ lê ̣đói nghèo…Tuy vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên. Mặc dù đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhưng cho đến nay hoạt động DLST chủ yếu vẫn do

các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến được với những cộng đồng địa phương một cách đầy đủ.

* Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTN ở Việt nam

Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam là khái niệm không còn mới mẻ, Vườn quốc gia Cúc Phương có lẽ là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam thực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huy được hiệu quả của loại hình này đặc biệt đối với bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Các hoạt động DLST ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan hang động, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, và một số loài côn trùng [39].

Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím ....vào ban đêm. Tại Cúc Phương và Tam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ các loài Linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tại VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách du lịch.

Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú của hàng trăm loài chim. Khu BTTN Vân Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng rừng trên núi đá vôi với loài Voọc quần đùi quý hiếm và các loài chim nước như Sâm cầm. VQG Tràm chim


là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm [39].

Năm 2005: “Bản đồ du lịch sinh thái của Việt Nam”, đây là lần đầu tiên một bản đồ chi tiết về du lịch sinh thái ở Việt Nam được xuất bản, Chương trình Hỗ trợ bảo tồn Việt Nam – FFI thực hiện. Bản đồ được trình bày dưới dạng một cuốn sách hướng dẫn về thiên nhiên Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh chụp phong cảnh và động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lượng khách đến các KBTTN Việt Nam còn rất thấp. Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt Nam (2009)[....] thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách là khách DLST đích thực. Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% (40,000 khách) lượng khách đến tham quan du lịch là khách quốc tế.

Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở Bản Khanh (VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng chất lượng và số lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng Trung tâm du khách/Trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải. Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các đối tượng liên quan.

Dựa vào tiêu chuẩn của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng, mặc dù đã có những hoạt động du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên. Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương.

* DLST tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


Động Phong Nha đã được phát hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng từ năm 1920 - 1930, Thời Pháp thuộc, Phủ Toàn quyền Đông Dương đã bắt đầu tổ chức du lịch đến Phong Nha, hoạt động này do tổ chức du lịch thuộc địa tại Đông Dương thực hiện. Năm 1937, Phòng Du lịch của toà Khâm sứ Pháp đặt tại Huế đã cho xuất bản một tờ gấp giới thiệu về du lịch tỉnh Quảng Bình, trong đó có động Phong Nha và tuyến du lịch này đã được xếp vào hàng thứ hai ở Đông Dương [29].

Năm 1995 Ban Quản lý Di tích Danh thắng tỉnh Quảng Bình được thành lập, còn được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách đến tham quan động Phong Nha. UBND xã Sơn Trạch có nhiệm vụ kinh doanh bãi đỗ xe, mặt bằng bán hàng lưu niệm và quản lý các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, để thống nhất về mặt quản lý, kể từ thời điểm này các hoạt động du lịch tại đây do Ban quản lý VQG PN-KB quản lý, trực tiếp là Trung tâm Du lịch VHST, đơn vị trực thuộc BQL Vườn. Ban quản lý VQG được giao quản lý các hoạt động du lịch sinh thái trong khu vực nên dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tới Vườn quốc gia. Nhiều hình thức du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng đã được tổ chức thực hiện như thành lập đội thuyền vận chuyển du lịch và các dịch vụ du lịch tại cộng đồng. Tổ chức khai thác du lịch hang động, sinh thái cảnh quan, văn hóa lịch sử với sự tham gia tích cực và chia sẽ lợi ích của cộng đồng địa phương. Tuy vậy, hoạt động du lịch ở đây đã tuân thủ nguyên tắc du lịch sinh thái hay không, điều đó cần phải nghiên cứu sâu thêm.

1.2.3. Tài nguyên Du lịch sinh thái‌

(1) Khái niệm

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội [40].

Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.


Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì nó được xem là tài nguyên du lịch sinh thái [38].

(2) Loại hình tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái có thể chia làm 2 nhóm, tài nguyên du lịch tự nhiên (Địa hình -Khí hậu- Nguồn nước- Sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn (các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc, lễ hội; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác).

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí