Thu Thập Số Liệu Gián Tiếp Liên Quan Đến Nội Dung Nghiên Cứu Số Liệu Thứ Cấp‌



Chương 2‌

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1.1.Mục tiêu chung‌

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá được thực trạng tài nguyên và đề xuất chiến lược khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Vườn quốc gia, đáp ứng nhu cầu du khách và phát triển KTXH địa phương.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể‌

1. Chỉ ra được các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia, nhấn mạnh các giá trị tiềm năng tài nguyên DLST tự nhiên chưa được khai thác;

2. Đề xuất các chiến lược khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, phù hợp với chiến lược phát triển ngành và kinh tế xã hội của địa phương

2.2. Nội dung nghiên cứu‌

1. Thực trạng nghiên cứu và phát triển du lịch sinh thái trên Thế giới và Việt nam;

2. Đánh giá thực trạng và tiềm năng tài nguyên DLST thiên nhiên và nhân văn tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; trong đó nhấn mạnh tài nguyên Du lịch sinh thái tự nhiên;

3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG PN-KB;

4. Xây dựng đề xuất chiến lược khai thác DLST tại Vườn quốc gia PN-KB.

2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu‌

2.3.1. Đối tượng‌

Tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm:

- Tài nguyên DLST tự nhiên gồm Tài nguyên sinh vật, sông suối, hệ thống kaster và hang động, cảnh quan thiên nhiên;

- Tài nguyên sinh thái nhân văn gồm Di tích lịch sử, văn hóa bản địa;

- Các loại hình và hoạt động du lịch sinh thái.



2.3.2. Phạm vi nghiên cứu‌

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại vùng lõi, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phạm vi về nội dung:

- Nghiên cứu về tài nguyên trong phạm vi tài nguyên địa hình, địa mạo; đa dạng sinh học, và văn hóa - lịch sử;

- Chỉ nghiên cứu trong phạm vi các hoạt động du lịch do VQG Phong Nha - Kẻ Bàng quản lý;

- Tập trung nghiên cứu hoạt động từ hiện tại đến 5 năm về trước;

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

2.4.1. Nguyên tắc đánh giá tài nguyên du lịch‌

Đề tài sẽ áp dụng các kiến thức tổng hợp có liên quan đế các lĩnh vực khoa học khác nhau như: Lâm sinh học, Du lịch và du lịch sinh thái, Đa dạng sinh học, Sinh thái rừng, Kinh tế lâm nghiệp và Chính sách lâm nghiệp.... Đề tài tiếp cận khái niệm lâm nghiệp với chức năng hỗn hợp cả về xây dựng, bảo vệ và sử dụng rừng, cung cấp dịch vụ, bảo tồn đa dạng sinh học.

Việc đánh giá được thực hiện trên những nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc thực tế khách quan: Khi đánh giá phải xuất phát từ thực tế tài nguyên, trình độ mở mang khai thác của khu vực.

* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học: Nhằm đem lại cho du khách những tri thức chính xác, có tính giáo dục, vận dụng lí luận và kiến thức nhiều mặt để giải thích và đánh giá.

* Nguyên tắc hệ thống toàn diện: Tài nguyên du lịch muôn màu muôn vẻ vì thế có rất nhiều phương diện, nhiều thứ hạng, nhiều hình thức và nhiều nội dung quyết định đến giá trị và công dụng của tài nguyên du lịch. Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần phải xem xét tổng hợp, tiến hành đánh giá hệ thống một cách toàn diện và hoàn chỉnh.

* Nguyên tắc khái quát cao độ: Khi đánh giá tài nguyên du lịch bất luận là đánh giá định tính hay định lượng thì những lời bình hay lời kết đều phải rõ ràng, cô đọng và khái quát được giá trị, công dụng, nét đặc sắc của chúng.



2.4.2. Phương pháp nghiên cứu‌

Tùy theo các nội dung nghiên cứu mà lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên một phương pháp có thể áp dụng với nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau và một nội dung có thể áp dụng nhiều phương pháp. Có thể tóm tắt một số phương pháp và các bước cơ bản sau đây.

2.4.2.1 Chuẩn bị cho việc thu thập số liệu‌

- Chuẩn bị các mẫu biểu điều tra sau (phụ lục kèm theo).

- Thiết kế khung nghiên cứu và lựa chọn đối tượng tham gia.

2.4.2.2. Thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến nội dung nghiên cứu Số liệu thứ cấp‌

Được thu thập từ Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, các chương trình

dự án, Trung tâm Du lịch VHST, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu, kết quả của hoạt động du lịch trong thời gian từ 2001 đến 2010. Các số liệu liên quan đến khí hậu thủy văn của khu vực, các tai biến môi trường (cháy rừng, lũ quét, sạt lở...), tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực. Ngoài ra các báo cáo kết quả các cuộc điều tra, nghiên cứu đánh giá về tài nguyên và kinh tế xã hội trong khu vực.

Số liệu sơ cấp

Được thu thập từ việc điều tra số liệu qua du khách tham quan VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2011

2.4.2.3 Khảo sát thực địa (Ngoại nghiệp)‌

Phương pháp khảo sát thực địa là việc tiếp cận đến các vùng tài nguyên trong toàn bộ khu vực và điểm khai thác du lịch hiện có, quan sát, tìm hiểu ghi nhận thực trạng khai thác cũng như các giá trị tiềm năng như hệ thống hang động, karster, sông suối, rừng tự nhiên, cảnh quan, các quần thể động thực vật, các loài điển hình, cộng đồng dân cư quanh khu vực. Quan sát, đo đếm một số chỉ tiêu đánh giá tiềm năng và sức chứa các điểm lựa chọn.

Điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn cộng đồng địa phương đặc biệt là những cộng tác viên cộng đồng trong khảo sát hang động và đa dạng sinh học, và du khách ở các điểm du lịch trong khu vực.



Ngoài những phương pháp kể trên, cần thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, hỗ trợ, phát triển, các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, phù hợp thực tiễn và khả thi.

2.4.2.4 Nội nghiệp‌

Phương pháp tổng hợp

Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình tổ chức khai thác du lịch. Từ việc thu thập số liệu về tài nguyên du lịch, đầu tư, nhân lực, lượng khách, thu nhập của các bên liên quan ... để nắm được quy luật cũng như phân tích biến động và xu thế phát triển của đối tượng;

Phương pháp phân tích

Phân tích các giá trị và các điều kiện để khai thác du lịch dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn của hoạt động Du lịch sinh thái.

- Phân tích thông qua công cụ SWOT (S- Điểm mạnh,W- Điểm yếu, O- Cơ hội và T- Thách thức) của tài nguyên DLST tại khu vực. Trong đó phân tích điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu là nghiên cứu các điều kiện nội bộ để làm cơ sở so sánh với các điều kiện tương tự khác (hay còn gọi là so sánh khả năng cạnh tranh). Còn phân tích cơ hội và thách thức chủ yếu là phân tích các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự khai thác tài nguyên và thị trường du lịch.

Lựa chọn chỉ tiêu và cách thức đánh giá tài nguyên DLST

a. Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch.

Bảng 2.1: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên‌


Mức độ

Cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan độc đáo

Loại hình du lịch

Rất hấp dẫn

> 5

3

> 5

Khá hấp dẫn

3

1

1 – 5

Trung bình

1 - 2

0

1 – 2

Kém

0

0

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Đánh giá và đề xuất chiến lược khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình - 4


b. Tính an toàn

Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.

- Rất an toàn: Bảo đảm an sinh và không có thiên tai.

- Khá an toàn: Bảo đảm an sinh và thiên tai, nhưng có hoạt động bán hàng rong.

- An toàn trung bình: Có hoạt động bán hàng rong và có hiện tượng ăn xin.

- Kém an toàn: Xảy ra tai nạn rủi ro, ảnh hưởng đến tính mạng của du khách.

c. Tính bền vững

Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai.

- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại. Khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, > 100 năm hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Trung bình bền vững: Nếu có 1 - 2 bộ phận bị phá hoại đáng kể phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới hồi phục được. Thời hạn hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế.

- Kém bền vững: Có 2 - 3 thành phần, bộ phận bị phá hoại nặng. Tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.

d. Tính thời vụ

Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

- Rất dài: triển khai du lịch suốt năm.

- Khá: 200 - 250 ngày.

- Trung bình: 100 - 200 ngày.

- Kém: < 100 ngày.


e. Tính liên kết: Nghĩa là giá trị tài nguyên có khả năng khai thác trong sự kết nối với các giá trị ở khu vực lân cận trong một điểm, tuyền, vùng du lịch.

- Rất tốt: nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết.

- Khá: 3 - 5 điểm du lịch.

- Trung bình: 2 - 3 điểm du lịch.

- Kém: chỉ có một hoặc không có điểm du lịch nào xung quanh liên kết được.

e.Sức chứa khách du lịch

Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO định nghĩa "Sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá xã hội; đồng thời không làm giảm sự thoả món của du khách tham quan".

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt.

- Rất lớn: sức chứa trên 1000 người/ ngày .

- Khá lớn: sức chứa 500 - 1000 người/ ngày

- Trung bình: sức chứa 100 - 500 người/ ngày

- Kém: sức chứa dưới 100 người/ ngày

- Phương pháp tình toán sức chứa sinh thái của điểm du lịch: (carrying capacity)

Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H. Ceballos-Lascurain đã đưa ra các công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế…từ đó chúng ta có thể vận dụng công thức tính toán này vào tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái và có tính sáng tạo hơn.

1-Công thức tính toán chung của hai nhà nghiên cứu:

- Khả năng chiụ tải vật lý (PCC- Physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một khu, điểm du lịch tham quan trong một giới hạn thời gian được xác định trước: PCC = A .D.Rf (1) Trong đó:

A là diện tích của khu vực, điểm tham quan dự kiến.


D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay nói cách khác là mật độ khách được đáp ứng trên một m2

Rf là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày. Thường Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại điểm, khu vực tham quan/ số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó.

Rf = T cp/ Ttq (2) - Trong đó Tcp là thời gian cho phép tham quan.

Ttq là thời gian khách lưu lại tham quan. ví dụ: Tại Vườn bách thú mở cửa 8 h trong ngày, đoàn khách A đến tham quan dự kiến là 2 h thì Rf = 4.

Ghi chú: Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một khu vườn, một nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, có thể là một khu vực để tổ chức các cuộc vui chơi giải trí.

Rf (Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép cho số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan.

- Hiệu quả chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tình hình khu vực của các nhà quản lý nhưng đạt được sự thỏa mãn dộng cơ mục đích và nhu cầu đi tham quan của khách du lịch.

Công thức được tính như sau: ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- ...- Cfn. (3).

Trong đó:

Cfi (Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để khỏi tác động đến khu vực thường được áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính theo tỷ lệ phần trăm. Vì vây, có thể viết lại như sau:

ERCC=PCC . ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)...((100- Cfn)/100) (4)

Hệ số giới hạn được tính Cfi =Mi/Mt trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i;

Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan.

Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các tài nguyên tại khu vực điểm tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu


đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội con người cuộc sống phong tục tập quán, nhận thức tại khu vực..Tuy nhiên, trong số trường hợp có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

2- Một số hệ số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái.

Trong hoạt động kinh doanh du lịch yếu tố quan trọng an toàn cho khách du lịch và bảo tồn bảo vệ hệ sinh thái có vị trí quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý cũng như kinh doanh du lịch. Như chúng ta đều biết, các khu du lịch sinh thái chỉ có ở những khu vực rừng núi hoang dã, là nơi thường xuyên xẩy ra mưa, bão lụt và thời tiết bất thường và khắc nghiệt hơn vùng nông thôn và đồng bằng, điều kiện đi đến lại khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của Nhà nước còn hạn chế. Khu vực này đòi hỏi cao về yếu tố bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái trước sự tác động của con người trong đó có khách du lịch. Vì vậy hệ số giới hạn thường xẩy ra trong các trường hợp sau:

- Hệ số giới hạn về thời tiết.

+ Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xẩy ra tại các khu vực làm cản trở hoạy động đến khách du lịch tham quan, ví dụ khu vực miền Trung thường có 2 tháng có yếu tố này nên M về thời tiết là 30 ngày x 2 tháng = 60 ngày.

+ Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn và gió bắc. ảnh hưởng đến độ quan sát, ẩm ướt gây khó chịu...ở miền Bắc thường ra tết kéo dài 2-3 tháng..

+ Hệ số giới hạn về giờ nắng trong năm gây ra khó chịu cho khách như mùa gió Lào của khu vực miền trung kéo dài 3 tháng hè..

- Hệ số giới hạn về môi trường.

+ Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách.

+ Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay đám đông gây ảnh hưởng đến nhu cầu khách, yếu tố hệ số này thường được xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỷ lệ phần trăm người không tán thành được hỏi so với số người được điều tra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023