Đánh Giá Hiện Trạng Và Dự Báo Phát Thải Do Hoạt Động Của Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Tại Tphcm


nghề nhiều nhất là phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức (400.344 m2) và phường An Phú Đông, quận 12 (2.045.000 m2)

1.4.3.3 Xuất xứ giống

Đa số giống cây được mua trong nước, chủ yếu ở các tỉnh Miền Tây (Đồng Tháp, An giang…), một số tỉnh Miền Trung (Bình Định, Ninh Thuận…).Tuy nhiên có một số hộ mua giống cây từ Thái Lan (nhờ người quen mua vận chuyển về trực tiếp hoặcmua giống xuất xứ Thái lan thông qua các đại lý)….

1.4.3.4 Năng suất sản xuất.

a. Đối với các hộ trồng mai

Mai các loại thường thu hoặch 1 năm 1 lần (dịp tết), tuy nhiên có một số hộ còn bán cho các lái buôn, khi họ có nhu cầu mua mai bất cứ thời điểm nào trong năm. Theo kết quả khảo sát: Đa số là mai dưỡng cho khách (chiếm 20-30%) tổng số lượng mai trong vườn, giá trị của một cây mai dưỡng chiếm từ 1/4 đến 1/3 giá trị thực của cây mai.

b. Đối với các hộ trồng lan.

Thu hoạch chủ yếu bằng hình thức cắt cành: Cũng như các loại cây kiểng khác, thời điểm thu hoạch lan nhiều nhất là vào dịp tết, ngoài ra lan còn được bán vào các ngày lễ lớn trong năm, nhất là lễ 14/2, 8/3, 20/11…

1.4.3.5 Nguồn lao động

Hầu hết là lao động phổ thông chưa được đào tạo qua trường lớp, chủ yếu dựa vào tay nghề và sức khỏe, độ tuổi từ 20 đến40 tuổi là chủ yếu tuy nhiên có những lao động trên 40 tuổi, những lao động nông nhàn tại địa phương. (Những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này).

1.4.3.6 Thị trường

Ða số là làng nghề lâu năm, được nhiều người biết đến hoặc được giới thiệu từ người này người kia. Hầu hết, các nhà vườn đều không có các trang website/ trang mạng xã hội giới thiệu sản phẩm (do chưa có nhu cầu quảng bá), tuy nhiên một số hộ đầu tư card quảng bá cho vườn kiểng nhà mình. Thị trường cung cấp chỉ ở trong nước, đa phần hoa mai được bán tại vườn do các chủ vườn đã có một lượng khách


quen nhất định, một số ít bán ngoài đường dịp tết (một số điểm dọc các tuyến đường trên địa bàn quận hoặc mang ra các chợ hoa vào dịp tết…). Hoa lan thường được cắt cành bán cho các lái buôn và vận chuyển hàng quan các chợ shop trên địa bàn quận.

1.4.3.7 Mô hình và phương thức trồng hoa, cây kiểng

Qua khảo sát các hộ điển hình về trồng kiểng, kiểng công trình, mai, lan... Có các mô hình như sau:

Mô hình

Mô hình tại nơi ở: Đa số các mô hình trồng kiểng đều được trồng tại nơi ở của hộ gia đình chiếm (90%). Đối với các hộ trồng tại nhà tận dụng diện tích đất vườn của gia đình để sản xuất.

Mô hình cách xa nơi ở: mô hình này chỉ chiển khoảng 10% trong tổng số lượng các hộ trồng kiểng. Đa số những hộ này diện tích đất đi thuê để thực hiện sản xuất.

Từ khảo sát ta thấy 2 mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng:

Ðối với những hộ trồng tại nhà dễ chăm sóc cây, không phải di chuyển nhiều lần tuy nhiên khoảng cách nhà ở quá gần bị ảnh hưởng xấu từ phân bón, các loại thuốc BVTV là điều không tránh khỏi, từ đó mà ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình.

Ðối với những hộ sản xuất xa nơi ở, mặc dù phải duy chuyển nhiều lần nhưng đảm bảo được sức khỏe và ít bị ảnh hưởng từ quá trình sử dụng phân bón, TBVTV hơn…

Phương thức trồng hoa, cây kiểng.

- Ðối với mai

Hiện nay có hai phương thức trồng mai: trồng trên chậuvà trồng dưới đất. Tuy nhiên, đa số cây mai kiểng trên địa bàn được trồng trên chậu (chậu được làm bằng sứ hay xi măng…) với các kích cỡ phù hợp với loại cây nền; chủ yếu là xi măng hay sỏi đá….Một phần rất ít ( khoảng 10%) trồng dưới đất đối với những cây mai con.

Mai trồng dưới đất dễ lớn hơn mai trồng trên chậu tuy nhiên sau khi trưởng thành phải di chuyển cây mai lên chậu, trong quá trình này nếu không cẩn thận có thể


gây tổn thương rễ, cây mai có thể bị chết hoặc chất lượng cây không được như khi chăm sóc dưới đất.

Ngoài ra, một số hộ còn tận dụng trồng xen kẽ các loại rau, cây dược liệu để tận dụng đất trồng tăng thêm thu nhập. Vườn bố trí theo kiểu xẻ rãnh mương để thoát nước khi lượng nước quá nhiều gây nguy cơ ngập úng.

- Ðối với lan

Tổng số hộ trồng hoa lan tại làng hoa kiểng hiện nay không nhiều. Tuy nhiên, diện tích và số hộ trồng lan đang được tăng dần do nhu cầu và nguồn thu nhập ổn định từ việc trồng hoa lan.

+ Lan bao gồm các loại như: Mokara, Dendro…. Lan được trồng trong nhà lưới, (lưới được sử dụng trong các nhà vườn trồng hoa Lan để tản nhiệt, khuếch tán ánh sáng và hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào cây lan nhằm tránh cho lá lan và các giả hành bị cháy, vàng và khô giúp cây lan phát triển tốt, cho những cành hoa đẹp nhất).

+ Ngoài ra mô hình trồng cây theo tầng, trên giàn hoặc treo trên giá... còn được xem là mô hình hình tiên tiến có thể tiết kiệm diện tích, đồng thời tận dụng được nước tưới, phân thuốc khi trồng cây theo tầng, trên giàn hoặc treo trên giá...

- Giá thể để trồng lan gồm có đá dăm, xơ dừa, than, vỏ đậu phộng.

Than được dùng làm giá thể rất tốt vì không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì thế than sẽ hấp thu dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải dần qua sức hút rất mạnh của rễ lan.

Xơ dừa có khuyết điểm dễ mọc rêu, không thoáng dễ mục, nhưng do số lượng nhiều và giá thành rẻ, xơ dừa là môi trường rất tốt cho các loại lan thuộc giống Dendrobium.

Một số hộ trồng lan theo luống, ưu điểm của mô hình này là có thể giữ nước, hạn chế nước chảy và phân bón khi tưới. Tuy nhiên ở đây không có hệ thống thu gom nước từ các ô gạch.

- Đối với trồng cây kiểng, cây công trình


Tại vườn kiểng Hai Khuya thuộc phường Thạnh Xuân trồng đa dạng các loại kiểng như: Vạn niên, Tùng, Nguyệt quới, Cần thăng, Me, Mai chiếu Thủy, Kim quýt, Linh sam, cây Lộc vừng, Tha La, Cây xanh, Bằng lăng tím, Bồ đề. Các loại kiểng khác như: Vú sữa, Khế…với diện tích vườn khoảng 4 ha.

Cây mới được đưa về có thể để tự nhiên mà không cần đưa vào chậu, làm vậy lá cây sẽ xanh hơn, có sức sống hơn, khỏe hơn trong chậu, nhưng thời gian sinh trưởng lại không bằng cây trong chậu.

Cây công trình được trồng trong vườn của hộ gia đình. Mô hình trồng cây kiểng lớn cho công trình là tự phát không theo quy hoạch cụ thể. Cây công trình được trồng quanh năm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước.

Nhìn chung, tại làng hoa có nhiều mô hình sản xuất khác nhau phù hợp với vị trí địa lý và quỹ đất của từng hộ cũng như khả năng kinh tế. Quỹ đất gần như được khai thác triệt để, có thể trồng trước hiên nhà, trong khu vực xung quanh nhà, cạnh bờ sông.Cho thấy rằng phải có quy hoạch cụ thể để tránh các tác động đến hệ sinh thái, môi trường.


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO PHÁT THẢI DO HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TRỒNG HOA KIỂNG TẠI TPHCM

2.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI

TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG TP.HCM

2.1.1 Tác động môi trường từ sử dụng phân bón, thuốc BVTV

Phân hữu cơ

Chủ yếu sử dụng các loại phân như: xơ dừa, tro trấu, vỏ đậu phộng vừa làm phân vừa làm đất cây trồng và tận dụng các loại phân chuồng như phân heo, phân bò…tại các hộ nuôi khu vực lân cận hoặc có những hộ nuôi heo, bò kết hợp với trồng hoa để tận dụng nguồn phân đó cho cây trồng.

Phân hóa học

Phân hoá học được sử dụng chủ yếu là các loại phân NPK, supe lân, phân bón lá.Ðịnh mức sử dụng phân tuỳ thuộc vào từng loại cây.

Một số loại phân thường dùng: Dinamid, Limix, Growmore,…

Thuốc BVTV.

Thuốc BVTV thường được dùng có nguồn gốc chủ yếu từ sinh học, hóa học… một số loại khi sử không có mùi. Tùy vào mục đích mà nhà vườn sử dụng các loại thuốc khác nhau. Và các loại thuốc thường được thay đổi liên tục sau một thời gian sử dụng để tránh hiện tượng lờn thuốc.

Các loại thuốc BVTV sử dụng dựa trên nhu cầu từng loại cây khác nhau và được mua dựa trên kinh nghiệm hoặc học hỏi từ những hộ lân cận. Đa phần các hộ mua tại một đại lý lớn tại phường Hiệp Bình Phước, chuyên cung cấp phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn quận.

Một số loai thuốc BVTV thường sử dụng : Kasumin, Sherpa, Admire, Sancozeb, Macsan,…

Theo kết quả thống kê từ khảo sát, đa số các hộ khi sử dụng phân bón và TBVTV đều làm theo hướng dẫn trên bao bì: về thời gian, liều lượng…, Trước và


trong quá trình phun thuốc đều sử dụng bảo hộ lao động như: khẩu trang, kính, nón, ủng…

2.1.2 Nước thải

Nước thải phát sinh gồm có: nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ quá trình tưới tiêu, nước mưa chảy tràn và nước rỉ từ chậu vào mùa mưa.

- Nước thải sinh hoạt: Là nguồn không đáng kể, nước từ sinh hoạt được xử lý qua bể tự hoại tự thấm, chỉ có nước từ quá trình tắm giặt, nấu ăn được thải trực tiếp ra môi trường.

- Nước rỉ từ quá trình tưới tiêu (Hình 3-3): nước rỉ từ chậu chứa hàm lượng ô nhiễm cao đặc biệt là độ màu, COD và N, P.

Hình 2 1 Nước rỉ từ tưới tiêu Các hộ nằm cạnh bờ kênh đều lấy nước 1

Hình 2-1.Nước rỉ từ tưới tiêu

Các hộ nằm cạnh bờ kênh đều lấy nước sông, rạch tưới rồi lại thải nước sau khi tưới ra kênh lại.Các hộ đa phần xẻ rãnh trong vườn để thoát nước chảy tràn sau khi tưới rồi tập trung thoát ra rạch như Hình 3-4.

Hình 2 2 Rảnh trong vườn kiểng Nếu trong thời tiết mưa lớn nước nhiều quá 2

Hình 2-2.Rảnh trong vườn kiểng


Nếu trong thời tiết mưa lớn, nước nhiều quá không thoát kịp sử dụng máy bơm bơm nước ra rạch, nước ô nhiễm trong vườn thải ra rạch gây ô nhiễm môi trường nước.

Việc sử dụng nước để tưới của các hộ trồng cây, nước tưới bao gồm nước giếng, nước sông trước nhà.Nước sau tưới không được tập trung để tái sử dụng gây lãng phí nguồn nước, đặc biệt nếu nước tưới là nguồn nước ngầm.

2.1.3 Khí thải

Ô nhiễm không khí của môi trường làng nghề chủ yếu do ảnh hưởng của các chất hữu cơ dễ bay hơi VOC có trong thuốc BVTV.

Việc chứa phân ngoài trời trong những ngày gió, nắng nóng cũng làm ô nhiễm môi trường không khí.Bón phân chuồng vào đất làm phát sinh khí N2O gây ô nhiễm không khí.

2.1.4 Chất thải rắn

Chất thải rắn tại làng hoa gồm chất thải sinh hoạt, bao bì, chai nhựa thuốc BVTV, bao bì phân bón và chậu trồng hoa thải.Trong các loại chất thải này thì bao bì thuốc BVTV, phân bón có tính nguy hại cao nhất.

Bao bì, chai nhựa thuốc BVTV và phân bón hóa học được vứt bỏ bừa bãi trên đất hay dưới kênh được gom chung với rác, hoặc gom lại đốt như Hình 3-9 đến Hình 3-11.

Hình 2 3 Bao bì chai nhựa thuốc BVTV Hình 2 4 Thu gom vỏ thuốc bao bì thuốc BVTV 3Hình 2 3 Bao bì chai nhựa thuốc BVTV Hình 2 4 Thu gom vỏ thuốc bao bì thuốc BVTV 4

Hình 2-3.Bao bì, chai nhựa thuốc BVTV


Hình 2 4 Thu gom vỏ thuốc bao bì thuốc BVTV Hình 2 5 Đốt chung vỏ bao bì thuốc 5



Hình 2-4. Thu gom vỏ thuốc, bao bì thuốc BVTV

Hình 2-5. Đốt chung vỏ, bao bì thuốc BVTV với rác thải sinh hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Lá xác thực vật do hoạt động trồng trọt gây ra thường rơi rớt xuống đất 6

Lá, xác thực vật do hoạt động trồng trọt gây ra thường rơi rớt xuống đất hoặc nước để tự phân hủy hoặc được chủ hộ thu gom và xử lý theo hình thức đốt.

Chậu hư hỏng không được thu gom và xử lý. Chủ yếu được người dân vứt bỏ trong khuôn viên trồng trọt.Các chậu bằng nhựa khi sử dụng một thời gian bị mục được chủ hộ thải bỏ theo rác, không được thu gom tái chế gây ô nhiễm môi trường.

Thực trạng xử lý vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng của hộ dân trông cây kiểng (số liệu được thống kê trên phiếu khảo sát từ 20 mẫu đại diện trên địa bàn 4 phường: Linh Đông, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Phú. Đa số hình thức xử lý chính là gom chung với rác sinh hoạt hoặc bán ve chai (50%), hình thức được sử dụng phổ biến thứ 2 là đốt ( chiếm 25%), hình thức gom riêng tại điểm tập kết hiện chỉ chiếm 5% (tại phường Linh Đông)…được thể hiện trong Hình 3-14. Mặc dù thực trạng ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn khảo sát không ở mức báo động,

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí