Mục Tiêu Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Giai Đoạn 2013-2015, Định Hướng Đến Năm 2020


Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển như nghề mây tre đan, gỗ, gốm sứ,…Một số ngành nghề mới như chế biến nông sản, thực phẩm, nuôi trồng sinh vật cảnh đã được mở rộng. Nhiều sản phẩm của làng nghề được xuất khẩu đến thị trường các nước như bánh tráng, sản phẩm chế biến từ da cá sấu, sản phẩm đan lát từ mây tre…

Việc phát triển ngành nghề và các làng nghề có thể thực hiện ở cả những vùng sâu thuộc thành phố.Các cơ sở sản xuất tại làng nghề có thể phát triển ở nhiều loại hình từ hộ sản xuất gia đình đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã.

65 ngành nghề thủ công truyền thống đã thu hút hơn 70.000 lao động. Một số làng nghề thu hút đến trên 60% tổng số lao động của địa phương như làng nghề muối, làng nghề bánh tráng. Ngoài lao động của địa phương các cơ sở trong làng nghề còn thu hút nhiều lao động thời vụ cho các công việc như đan đát, may gia công, đan giỏ xách.

Trở thành thành viên chính thức WTO, thị trường mở cửa nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ tiên tiến, tạo điều kiện các cơ sở ngành nghề tại làng nghề tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành và mở rộng thị trường xuất khẩu.

b. Khó khăn

- Về công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống

Tính đến tháng 4/2013, trên địa bàn thành phố vẫn chưa có ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nào được công nhận theo quy định của Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. Nguyên nhân do chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân trong làng nghề chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Ngoài ra, theo quy định của Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu hai năm tính đến thời điểm đề nghị công


nhận và chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơ sở ngành nghề của thành phố sản xuất phân tán, không tập trung trên cùng một địa bàn.

- Về cơ chế, chính sách

Hệ thống quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, làng nghề chưa thống nhất, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, một số địa phương.Phát triển làng nghề vẫn mang tính chất tự phát, sử dụng công nghệ lạc hậu và thiết bị máy móc chậm đổi mới.Trên 80% các cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.Trên 95% các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn đều sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Còn tồn tại nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.Đó là sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực. Sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong các hợp đồng xuất khẩu với những yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, thời gian giao hàng hiện đang khó khăn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh tại làng nghề, sản xuất thiếu ổn định do thiếu nguyên liệu. Bên cạnh đó, do phát triển chậm mặc dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này hiện rất cao.Hệ thống mẫu mã, kiểu dáng và bao bì sản phẩm của làng nghề chưa đổi mới.

Phần lớn sản phẩm của làng nghề là sản phẩm truyền thống, vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo. Một số làng nghề chỉ chuyên sản xuất theo mẫu đặt hàng có sẵn của khách hàng. Việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa được quan tâm đầu tư hỗ trợ.

Trình độ quản lý của hộ, cơ sở ngành nghề tại làng nghề chưa cao, công tác đào tạo hướng dẫn, truyền nghề chưa được chú trọng đúng mức.

Ô nhiễm môi trường làng nghề: hiện nay chưa có làng nghề nào có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hiệu quả.

Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh trước đây có rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống.Tuy nhiên, đến bây giờ thì những làng nghề này bắt đầu mai một dần, có


một số làng nghề chỉ còn lại vài gia đình vì còn lưu luyến mà bám giữ và cũng không ít những làng nghề đã và đang dần mất đi.

1.4.2 Mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020

1.4.2.1 Mục tiêu chung

Bảo tồn và phát triển làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng.Đây là các làng nghề đã được hình thành từ lâu đời.

Xây dựng thí điểm một làng nghề tập trung có gắn kết với hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố.

1.4.2.2 Mục tiêu cụ thể

a. Giai đoạn 2013 – 2015

Bảo tồn và phát triển các làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống, các làng nghề có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai.Đồng thời xây dựng thí điểm một mô hình làng nghề tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển ngành nghề nông thôn của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp. Tổng số làng nghề cần bảo tồn và phát triển trong giai đoạn 2013-2015 là 9 làng nghề, trong đó:

Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, bao gồm:

- Làng nghề đan đát Thái Mỹ (huyện Củ Chi);

- Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn);

- Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh);

- Làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ): bảo tồn và phát triển làng nghề này theo hướng kết hợp du lịch sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm muối đã qua chế biến.

Bảo tồn và phát triển 4 làng nghề, làng nghề truyền thống có khả năng phát triển độc lập, bền vững, bao gồm cả những làng nghề có thể phát triển lan tỏa, làng


nghề gắn với du lịch hoặc những làng nghề hình thành do hoạt động gia công cho các doanh nghiệp, cơ sở xuất khẩu:

- Làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc (quận 12);

- Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức);

- Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi);

- Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi).

Xây dựng thí điểm một làng nghề tập trung, với quy mô 10-15 ha tại Vườn Thực vật Củ Chi và dọc theo tuyến kênh Đông (mô hình làng nghề nuôi cá kiểng,...) có gắn kết với hoạt động du lịch tại thành phố. (UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, 2013).

b. Giai đoạn 2016-2020: tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề đã thực hiện giai đoạn 2013-2015

Thực hiện “sản xuất tại làng nghề thân thiện với môi trường”, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm của làng nghề, hỗ trợ phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch hiện có tại thành phố.[1]

1.4.3 Thực trạng làng nghề hoa kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 4 làng nghề trồng hoa kiểng là làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức; làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12; làng nghề dịch vụ chăm sóc, cung ứng hoa kiểng, quận Gò Vấp; làng nghề hoa lan – cây kiểng, huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ có 2 làng nghề hoa kiểng tại quận Thủ Đức và quận 12 nằm trong 2 dự án được ưu tiên phát triển theo quyết định 3891/QĐ-UBND của UBND thành phố trong giai đoạn 2013 – 2020. Nên trong luận văn sẽ tập trung vào 2 làng nghề trên.

1.4.3.1 Hiện trạng phân bố sản xuất

Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức chủ yếu tập trung trên địa bàn 04 phường là: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và Tam Phú với tổng số 492 hộ vớihơn 100ha, một số phường còn lại có số hộ rất ít; chủ yếu phát triển diện tích canh tác, đa dạng hóa mặt hàng hoa kiểng như: hoa mai, hoa lan, kiểng công trình, kiểng


cổ, bonsai, kiểng hoa, kiểng lá v.v… trên diện tích đất vườn, diện tích đất nông nghiệp đã được quy hoạch xây dựng nhưng chưa sử dụng, để bù đắp diện tích hoa kiểng bị giảm trong quá trình đô thị hóa. Với tổng số hộ tham gia sản xuất tại làng nghề là 492 hộ. Trong đó, trồng mai khoảng 443 hộ với 88,9ha, các hộ trồng hoa, đặc biệt là hoa lan khoảng 23 hộvới 3,9ha. Các loại hoa khác như bonsai, hoa sứ…có khoảng 26 hộvới 7,9ha; ước thời gian hoạt động của làng nghề là 10 năm.Số liệu chi tiết thể hiện trong Bảng 2-1 và trong Hình 2-1.[9]

Bảng 1-1.Tổng số hộ và diện tích trồng hoa tại làng nghề hoa kiểng Thủ Đức



Phường

Hoa mai

Hoa lan

Hoa kiểng

khác


Tổng số hộ

Tổng diện tích (m2)

Số hộ

Diện tích

(m2)

Số hộ

Diện tích

(m2)

Số hộ

Diện tích

(m2)

Linh Đông

80

140.580

8

7.000

6

12.000

94

159.580

Hiệp Bình Phước

166

400.344

10

19.700

13

53.200

189

473.244

Hiệp Bình Chánh

159

254.300

3

6.300

3

9.000

165

269.600

Tam Phú

38

94.044

2

6.000

4

5.100

44

105.144

Tổng cộng

443

889.268

23

39.000

26

79.300

492

1.007.568

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


Hình 1-4.Bản đồ thể hiện số hộ trồng các loại hoa kiểng ở làng hoa kiểng Thủ Đức


Làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12 phân bố trên địa bàn 3 phường: phường Thạnh Xuân, Phường Thạnh Lộc, Phường An Phú Đông là khu vực phía đông của quận 12. Phân bố đa dạng các chủng loại hoa và kiểng, Thạnh Lộc và An Phú Đông lúc trước với diện tích trồng hoa lài khá lớn nhưng bây giờ với hiện trạng môi trường đất và nước bị ô nhiễm nghiêm trọng thì việc hoa lài không phát triển tốt như ngày xưa nữa, cây phát triển còi cọc hoặc chết nên người dân bỏ hết chuyển sang hướng sản xuất khác. Tại phường Thạnh Lộc chủ yếu tập trung trồng mai ghép còn lại trồng các loại rau màu. Phường An Phú Đông trồng đa dạng nhưng diện tích ngày càng thu hẹp do hướng đô thị hóa của quận nên hiện trên địa bàn các phường chỉ trồng các loại mai, lan, kiểng công trình và kiểng lá. Hoa nền chỉ được sản xuất vào dịp tết nguyên đán. Với tổng số hộ trồng mai khoảng 404 hộ chiếm 296,400 ha, hộ trồng kiểng 192 hộ với 150,67 ha, hộ trồng hoa đặc biệt hoa lan 13 hộ khoảng 12,08 ha.Số liệu chi tiết thể hiện trong Bảng 2-2 và Hình 2-2.[10]

Bảng 1-2.Tổng số hộ và diện tích trồng hoa tại làng nghề hoa kiểng quận 12


Phường

Hoa mai

Hoa lan

Hoa kiểng khác


Tổng số hộ

Tổng diện tích (m2)

Số hộ

Diện tích (m2)

Số hộ

Diện tích

(m2)

Số hộ

Diện tích (m2)

Thạnh Xuân

43

367.000

6

65.000

10

173.000

59

605.000

Thạnh Lộc

138

552.000

2

20.800

100

75.900

240

648.700

An Phú Đông

223

2.045.000

5

35.000

82

1.257.800

310

3.337.800

Tổng cộng

404

2.964.000

13

120.800

192

1.506.700

609

4.591.500


Hình 1 5 Bản đồ thể hiện số hộ trồng các loại hoa kiểng ở làng hoa kiểng 1

Hình 1-5.Bản đồ thể hiện số hộ trồng các loại hoa kiểng ở làng hoa kiểng Thủ Đức

- Cây mai: mai ghép và mai gốc; mai ghép chủ yếu trồng trong chậu đặt trên đất vườn, đất trồng cây lâu năm, đất thổ cư.v.v…ngoài mai ghép giảo còn có mai ghép nhiều màu; mai gốc chủ yếu là mai vườn, là nguyên liệu cho mai ghép.

- Hoa lan: chủ yếu là lan chậu và lan cắt cành, giống lan trồng khá phong phú gồm Dendrobium, Mokara, Catlleya, Vanda, Phalaenopsis, Oncidium.v.v…trong đó, 02 giống lan được trồng nhiều nhất là Dendrobium và Mokara.

- Các loại kiểng khác như bonsai, kiểng cổ, xương rồng, kiểng hoa, kiểng lá các loại, cây công trình v.v…, ngày càng phát triển trong làng hoa kiểng.

1.4.3.2Quy mô sản xuất.

Hiện làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức có khoảng 492 hộ kinh doanh hoa kiểng với quy mô từ nhỏ đến lớn. Theo khảo sát cho thấy quy mô các hộ trong làng nghề theo Hình 2-3:

Quy mô nhỏ: với diện tích sản xuất từ 600– 700m2.

Quy mô vừa: với diện tích sản xuất từ trên 700 – 2000 m2.

Quy mô lớn: với diện tích sản xuất trên 2000 m2.


Biểu đồ thể hiện quy mô làng nghề


Nhỏ Vừa Lớn


10%


50%

40%

Hình 1 6 Phân bố quy mô sản xuất làng nghề hoa kiểng Thủ Đức Làng nghề hoa 2

Hình 1-6.Phân bố quy mô sản xuất làng nghề hoa kiểng Thủ Đức.

Làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12 có khoảng 609 hộ kinh doanh hoa kiểng với quy mô từ nhỏ đến lớn. Quy mô các hộ trong làng nghề theo Hình 2-4:

Quy mô nhỏ: với diện tích sản xuất từ 100 – 500 m2.

Quy mô vừa: với diện tích sản xuất từ trên 500 – 1000 m2.

Quy mô lớn: với diện tích sản xuất trên 1000 m2.


Quy mô sản xuất của làng

nghề hoa kiểng Xuân - An - Lộc

Quy mô nh29.2%Quy mô vừa

44.8%

Quy mô lớn

26%

Hình 1-7.Phân bố quy mô sản xuất làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc.

Nhận xét: Diện tích trồng hoa kiểng tại 2 làng nghề không đồng đều ở các phường do nhiều nguyên nhân khác nhau: diện tích đất, nghề nghiệp….Trong đó, số hộ và diện tích trồng hoa mai tỉ lệ chủ yếu trong diện tích trồng cây kiểng của làng

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí