KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư tại 2 dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Hội đồng GPMB đã áp dụng đầy đủ chặt chẽ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với 2 dự án đã cơ bản hoàn thành. Cụ thể như:
+ Dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp: đã hoàn thành xong công tác GPMB 16231,1 m2 với tổng số 153 hộ được nhận bồi thường hỗ trợ và tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 41.289.062.330 đồng
+ Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì: Đã thực hiện xong GPMB với tổng diện tích đất thu hồi 16313 m2. Hiện nay còn 05 hộ bị cưỡng chế năm 2014 chưa nhận tiền bồi thường.
3. Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành lập phương án bồi thường của 3 dự án được Hội đồng bồi thường GPMB quận xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định cụ thể theo đúng quy định đã được đề ra:
+ Dự án Xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì: Có 66 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được nhận các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm ổn định đời sống; 87 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 60/87 hộ được bố trí đất tái định cư. Trong đó có 42 hộ đủ điều kiện được bồi thường bằng giao 100% về đất đối với những hộ có GCNQSD đất và quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền. Còn lại 18 hộ không đủ điều kiện bồi thường 100% về đất mà xem xét hỗ trợ bồi thường theo hạn mức.
+ Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội: Có 142 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được nhận các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm ổn định đời sống ; 49 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 33/49 hộ được bố trí đất tái định cư.
4. Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường đến các hộ dân có đất bị thu hồi còn hạn chế nên gây khó khăn cho việc bồi thường GPMB.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 12
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 13
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
5. Về giá bồi thường:
- Đối với đất nông nghiệp: Qua nghiên cứu giá bồi thường còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế.
- Giá bồi thường hỗ trợ công trình, vật kiến trúc và các tài sản khác: Tuy được tính toán một cách khoa học theo đúng các quy định của Nhà nước nhưng do việc ban hành chậm, không thay đổi thường xuyên nên giá bồi thường chưa thực sự sát với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất.
6. Chính sách hỗ trợ và ổn định đời sống: Mức hỗ trợ còn thấp so với khả năng sinh lợi hàng năm của người dân khi sản 84 xuất nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chính sách hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ cho người dân tạo công ăn việc làm, nguồn lợi thường xuyên đã được đại đa số người dân đồng thuận dẫn đến công tác GPMB gặp nhiều thuận lợi.
7. Công tác tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Tuy nhiên do công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
8. Về việc giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB:
- Việc giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB chưa được quy định tại các văn bản chính sách trong khi đó công tác này lại liên quan nhiều đến công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng là nơi sẽ có nhiều tiêu cực nhất.
- Cùng với điều này là việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, nhận thức của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước và của công dân chưa đầy đủ, chính sách còn nhiều chồng chéo dẫn đến phức tạp, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường tuy có những ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế như: Ban hành các văn bản dưới luật còn chậm, giá đất chênh lệch lớn…đặc biệt là công tác tuyên truyền về bồi thường, GPMB đến người dân còn hạn chế.
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo hướng có lợi cho người dân, cân đối giữa việc phát triển công nghiệp tại mỗi địa phương với duy trì quỹ đất để sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
- Ban hành các quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngắn gọn, đảm bảo việc thực hiện GPMB được nhanh chóng.
- Kịp thời nắm bắt, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường tập trung xử lý các phản ánh về khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai của các địa phương để kịp thời tháo gỡ.
2. Đối với UBND thành phố Hà Nội
- Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc thực hiện để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ các vướng mắc về chế độ, chính sách ... Từ đó ban hành các quy định chi tiết về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sát với giá trị trường. Xây dựng quy trình và hướng dẫn thực hiện công tác GPMB nhanh chóng, ngắn gọn.
- Rà soát lại các dự án nếu không khả thi cho tạm dừng thực hiện để tránh tình trạng lãng phí, không để thực hiện GPMB gây mất lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chế độ, chính sách phát huy thế mạnh của các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình.
3. Đối với UBND huyện Thanh Trì
- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác GPMB để kịp thời giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo và kịp thời xử lý các trường hợp khó khăn, vướng mắc.
- Thường xuyên xây dựng, hoàn thiện, kiện toàn bộ máy Ban bồi thường GPMB. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nhất là UBND các xã chủ động trong phối hợp thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật nói chung và Luật Đất đai cũng như các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần phải tăng cường hơn nữa để nâng cao nhận thức của người bị thu hồi đất và từ đó người sử dụng đất tự giác chấp hành và tham gia vào quá trình giám sát thực hiện.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần thực hiện nhất quán và đồng
bộ.
- Thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức,
làm công tác quản lý đất đai nói chung và những người làm công tác GPMB nói riêng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
[2]. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
[3]. Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
[4]. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ – CP, Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
[5]. Chính Phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[6]. Cục thống kê Hà Nội (2016), Báo cáo tính hình giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016. Hà Nội.
[7]. Hội đồng BT-HC &TĐC huyện Thanh Trì (2015), Thông báo số 41/TB- HĐBTHT&TĐC ngày 10/8/2015 của UBND huyện thanh trì về việc công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
[8]. Luật Đất đai, (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội.
[9]. Luật đất đai, (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thị Dung (2009), Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam. Tạp chí cộng sản.
[11]. PGS.TS Trịnh Thị Thanh (2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nhánh môi trường nông thôn huyện Thanh Trì. Hà Nội.
[12]. UBND huyện Thanh Trì (2008), Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 của UBND huyện Thanh Trì về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Hà Nội.
[13]. UBND huyện Thanh Trì (2011), Thông báo số 118/TB-UBND ngày 11/5/2011 của 12. UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để thực hiện đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
[14]. UBND huyện Thanh Trì (2014), Kiểm kê đất đai năm 2014 huyện Thanh Trì.
[15]. UBND thành phố Hà Nội (2006), Quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 28/9/2006 về việc phê duyệt dự án Đầu tư công trình Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội. Hà Nội.
[16]. UBND thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 05/01/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB, tái định cư để triển khai dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội. Hà Nội.
[17]. UBND thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Hà Nội.
[18]. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 6296/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, tỷ lệ 1/500.
[19]. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. Hà Nội.