Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 13

* Đánh giá kết quả thực hiện: Dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và TĐC đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư. Cả diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cưu đều có những khó khăn vướng mắc trong công tác GPMB.

- Đối với đất nông nghiệp: Một số hộ sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình sử dụng đã xây dựng nhà ở và công trình phụ trợ, một số hộ bị xử lý vi phạm (có biên bản xử lý), một số hộ không tìm được biên bản xử lý vi phạm hoặc không bị xử lý vi phạm. Nên theo chính sách, một số hộ không bị xử lý vi phạm được bồi thường về đất và công trình, số hộ bị xử lý vi phạm thì chỉ được hỗ trợ dẫn đến có sự chênh lệch lớn giữa một số hộ có cùng nguồn gốc về đất. Các hộ được bồi thường ít hơn đề nghị được xem xét chính sách bồi thường như nhau.

- Đối với đất ở: Nhiều hộ dân có đơn kiến nghị không thống nhất tái định cư bằng căn hộ tại khu di dân Đồng Tàu. Có 15 trên tổng số 33 hộ gia đình thuộc diện tái định cư không tiến hành bàn giao mặt bằng và có nhiều đơn kiến nghị yêu cầu phải được bố trí tái định cư bằng đất. UBND huyện Thanh Trì đã có văn bản đề nghị Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội có ý kiến trả lời bằng văn bản về nội dung quỹ đất, quỹ nhà tái định cư. Ban quản lý dự án thoát nước Hà Nội có văn bản khẳng định: thời điểm thực hiện dự án, ban QLDA thoát nước Hà Nội chỉ có quỹ nhà tái định cư tại khu di dân Đồng Tàu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Căn cứ văn bản trả lời của ban QLDA thoát nước Hà Nội, tổ công tác GPMB đã đến từng hộ gia đình vận động các hộ di dời. Tuy nhiên, đến năm 2014 mới có 10 hộ/15 hộ có đơn kiến nghị đồng ý di dời, 5 hộ phải tổ chức cường chế.

Kết quả trên là do những nguyên nhân sau:

- Về đối tượng áp dụng để xác định được bồi thường hay không được bồi thường: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Thanh Trì đã tổ chức điều tra, xác minh kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý về đất đai, tài sản trên đất để xác định chính xác đối tượng được bồi thường hay không được bồi thường.Tuy nhiên, do công tác quản lý đất đai trước đây có nhiều bất cập, hồ sơ lưu trữ không đầy đủ, số liệu giao

đất không phù hợp với thực tế dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc để làm cơ sở lên phương án bồi thường

- Về cơ chế chính sách: Hội đồng GPMB huyện Thanh Trì đã chỉ đạo Ban bồi thường GPMB xây dựng phương án phải bám sát các văn bản hướng dẫn và quy định chung của Chính Phủ của UBND thành phố Hà Nội về chính sách thực hiện bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn nhưng chế độ chính sách (từ năm 2009-2014) có nhiều biến động: Luật Đất đai sửa đổi, kéo theo việc điều chỉnh các chế độ, chính sách…; không ít trường hợp phải xin cơ chế đặc thù để giải quyết…

- Về tổ chức thực hiện: Dự án được tổ chức thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp.

2.5. Đánh giá chung về tình hình công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Trì qua 02 dự án

2.5.1. Ưu điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Hội đồng GPMB đã áp dụng đầy đủ chặt chẽ các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với dự án là cơ bản đã hoàn thành. Cụ thể như:

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 13

+ Dự án Xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì: đã hoàn thành xong công tác GPMB 16231,1 m2 với tổng số 153 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: 41.289.062.330 đồng. Tổng số hộ được bố trí tái định cư : 60 hộ. Tổng diện tích bố trí tái định cư: 3907 m2.

+ Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội: Đã thực hiện xong GPMB. Hiện nay còn lại 05 hộ bị cưỡng chế năm 2014 chưa nhận tiền bồi thường.

- Đối tượng xác định bồi thường: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB đã kiểm tra, rà soát và phân tích hồ sơ chặt chẽ và đối chiếu với các quy định để xác định đối tượng nào được bồi thường hay không được bồi thường về đất và tài sản trên đất:

+ Dự án Xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì: Có 66 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được nhận các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề

tạo việc làm ổn định đời sống; 87 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 60/87 hộ được bố trí đất tái định cư. Trong đó có 42 hộ đủ điều kiện được bồi thường bằng giao 100% về đất đối với những hộ có GCNQSD đất và quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền. Còn lại 18 hộ không đủ điều kiện bồi thường 100% về đất mà xem xét hỗ trợ bồi thường theo hạn mức.

+ Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội: Có 142 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài thực hiện chính sách bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được nhận các khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm ổn định đời sống ; 49 hộ bị thu hồi đất ở xác định được 33/49 hộ được bố trí đất tái định cư.

- Giá bồi thường về đất nông nghiệp là tương đối cao so với khu vực cho nên được sự đồng thuận của nhân dân trong công tác nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao lại mặt bằng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC được đảm bảo về tiến độ.

- Các văn bản chỉ đạo của các cấp về vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện GPMB kịp thời và hiệu quả.

- Đây là các dự án trọng điểm thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thanh Trì nói riêng cho nên được được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp về công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp thực hiện một cách đồng bộ.

- Các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đều có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao nên việc triển khai cũng có nhiều thuận lợi và hiệu quả.

2.5.2. Tồn tại, vướng mắc

Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Trì công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB vướng mắc chủ yếu như sau:

- Không ít người dân chưa nhận tiền bồi thường do công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn đọng và vướng mắc dẫn đến khi vận dụng chế độ chính sách để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn.

- Giá đất ở được bồi thường còn thấp so với các khu vực giáp ranh như quận Thanh Xuân, quận Hà Đông...và chênh lệch khá lớn so với giá chuyển nhượng ngoài thị trường.

- Công tác tổ chức thực hiện còn chưa quyết liệt từ trên xuống dưới; đôi khi còn né tránh, đùn đẩy thiếu trách nhiệm và ngại va chạm với người dân bị thu hồi đất.

- Chưa có quy trình riêng về công tác cưỡng chế GPMB đối với các hộ gia đình không chấp hành quyết định thu hồi đất của nhà nước để thực hiện dự án theo quy định dẫn đến các hộ gia đình lấn chiếm chây ì, chống đối vì các ban ngành của quận chưa biết vận dụng tại điều khoản nào của quy định đối với các hộ vi phạm trên.

2.5.3. Nguyên nhân

* Khách quan:

- Các văn bản pháp lý thay đổi liên tục dân đến quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC cũng liên tục phải thay đổi theo làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Một số hộ gia đình không chấp nhận quyết định thu hồi đất của Nhà nước gây khó khăn cho công tác GPMB để thực hiện dự án.

- Các hộ bị thu hồi đất ở có nguồn gốc đất phức tạp gây khó khăn cho công tác điều tra và lập phương án.

* Chủ quan:

- Công tác quản lý đất đai ở địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

- Việc vận dụng các chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đai chưa được linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất.

- Sự phối hợp giữa các ngành cấp huyện, xã còn chưa được chặt chẽ.

- Một số cán bộ công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, năng lực lãnh đạo, chưa cương quyết, đùn đẩy và lẩn tránh trách nhiệm trong công việc.

2.6. Định hướng phát triển của huyện Thanh Trì đến năm 2020

2.6.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Theo kết quả thu thập và phân tích của phòng tài nguyên và môi trường huyện Thanh Trì cho thấy.

Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện tăng 8,3%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 91% so với dự toán thành phố giao, tăng 41% so với cùng kỳ 2015. Tính đến hết năm 2015, cả 15/15 xã của huyện đã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Thanh Trì nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm song kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, vì vậy huyện đề nghị thành phố có cơ chế đặc thù để lại cho huyện các nguồn tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, huyện cũng đề nghị thành phố quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị để phấn đấu đến 2020 huyện Thanh Trì phát triển thành quận.

Để đạt được mục tiêu đó, huyện Thanh Trì cân đối lại tất cả các dự án giao thông trên địa bàn, tính toán đến cả các khu đô thị, khu tái định cư để quy hoạch và triển khai đề án giao thông đi trước một bước. Theo Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội, Thanh Trì hiện là huyện được đầu tư công cũng như có số dự án quy hoạch quy mô lớn nhiều nhất so với các huyện còn lại của thành phố, vấn đề chỉ là thực hiện danh mục quy hoạch này ra sao để hiệu quả.

Bộ mặt của Thanh Trì những năm gần đây đã chuyển biến mạnh mẽ, không chỉ xây dựng đô thị mà còn là một trong những huyện đứng đầu thành phố về xây dựng nông thôn mới. Dù vậy, Thanh Trì vẫn còn nhiều khó khăn mà nguyên nhân đầu tiên là do cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thậm chí quy hoạch điện vẫn chậm hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Thanh Trì là huyện có xuất phát điểm thấp nên cần phải nỗ lực hơn thì mới có thể chớp được thời cơ để phát triển, nhất là phải có các giải pháp đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Muốn vậy, huyện phải cố gắng thực hiện tốt

các giải pháp, mục tiêu đề ra, thường xuyên đánh giá việc thực hiện các mục tiêu này để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác, trong quá trình phấn đấu từ huyện lên quận, cơ cấu kinh tế của Thanh Trì trong 5 năm tới vẫn sẽ là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp nhưng trong đó sẽ phải tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Vì thế, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Thanh Trì cũng phải tính toán đến đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp để đảm bảo chủ động về nguồn nhân lực.

2.6.2. Phương hướng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Thanh Trì đến năm 2020

Theo kết quả thu thập và phân tích của TTPTQĐ huyện Thanh Trì cho thấy. Trước mắt, công tác bồi thường GPMB cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường GPMB, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư huy động vốn, tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu tái định cư, phục vụ kịp thời công tác GPMB cho các công trình đang được triển khai. Để đảm bảo công tác bồi thường GPMB được thực hiện tốt, đúng thời gian, toàn diện, ổn định và lâu dài cần thống nhất một số phương hướng sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi thường hỗ trợ, GPMB trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị thành phố theo hướng CNH - HĐH. Phải thấy rõ GPMB là trách nhiệm chung của toàn huyện, cần có sự quan tâm, tham gia đồng bộ, hiệu quả của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các chủ dự án và nhân dân.

- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quản lý, giám sát thi công công trình, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra, báo cáo lãnh đạo kịp thời những vướng mắc trong xây dựng để có phương án giải quyết thích hợp.

- Việc lập phương án xác định điểm GPMB, bố trí tái định cư phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo cân đối, hợp lý trong quy hoạch tổng thể thành phố và thực hiện công khai trong nhân dân. UBND huyện giao nhiệm vụ cho các ngành

chức năng lập phương án tổng thể về quỹ đất, nhà tái định cư trên địa bàn huyện. Báo cáo và xử lý kịp thời những vướng mắc liên quan.

- GPMB đến đâu phải tổ chức quản lý đến đó để triển khai xây dựng, kiên quyết không để đất bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang hóa sau GPMB.

- Đối với trường hợp cố tình không thực hiện tháo dỡ thì có phương án tổ chức cưỡng chế, dứt khoát bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch.

Chương 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẤY NHANH CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI CÁC DỰ ÁN TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI


3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng

3.1.1. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng

Các văn bản pháp lý chủ yếu của Thành phố về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai (quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC) và Luật thủ đô Thành phố đã ban hành các văn bản pháp lý chủ yếu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC như sau:

Quyết định số 118/2004 /QĐ-UBND ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hà nội về việc phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ngành Thành phố trong việc tổ chức thực hiện công tác GPMB, TĐC trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND thành phố về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND ngày 13/09/2009 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí