Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

thẩm quyền phê duyệt; thời hạn quy hoạch là 10 năm (Khoản 1, Điều 2, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy hoạch được duyệt và quy định của Luật doanh nghiệp, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định này và quy định hiện hành khác của Nhà nước (Khoản 2, Điều 10, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg).

* Chính sách về quản lý, tổ chức thực hiện


- Việc tổ chức hoạt động du lịch trong phạm vi khu rừng đặc dụng phải được xây dựng thành dự án riêng, được cấp quản lý khu rừng đặc dụng cho phép tổ chức thực hiện trên nguyên tắc không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn của khu rừng đặc dụng (Điều 16, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg);

- Việc du lịch, tham quan trong các khu rừng đặc dụng do Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức hoặc phối hợp, liên kết với ngành văn hoá, du lịch thực hiện (Điều 16, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg);

- Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng (Điều 55- Nghị định 23/2006/NĐ-CP);

- Chủ rừng được tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho Thuê môi trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng. Việc tổ chức du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng phải được lập thành Dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 2, Điều 22, Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định 186/2006/ QĐ-TTg);

- Hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng (Điều 23, Nghị định 117/2010/NĐ-CP): việc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái phải phù hợp với quy hoạch rừng đặc dụng và có đề án du lịch sinh thái được cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền phê duyệt. Thực hiện đúng quy định của Pháp luật về BV & PTR, bảo vệ môi trường, du lịch, di sản văn hoá và quy chế quản lý khu rừng đặc dụng. Phương thức tổ chức như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ban quản lý RĐD tự tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái;


Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 5

Ban quản lý rừng đặc dụng có thể sử dụng một phần rừng, đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân thuê nhằm mục đích kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định hiện hành của pháp luật;

Ban quản lý các khu rừng đặc dụng liên doanh liên kết với tổ chức, cá nhân khác để tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái;

- Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí theo hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân theo qui định tại Điều 23 của Luật đầu tư (2005) và Điều 9 của Nghị định số 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức lập dự án du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng đã được duyệt (Khoản 2, Điều 8, Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT);

- Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái(Khoản 3, Điều 8, Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT);

- Bộ phận kinh doanh du lịch sinh thái hạch toán phụ thuộc hiện nay (trung tâm du lịch, ban du lịch …) của Ban quản lý rừng đặc dụng có doanh thu trên 3.000 triệu đồng/năm được chuyển đổi thành công ty cổ phần trong đó Ban quản lý rừng đặc dụng sở hữu cổ phần chi phối, tối thiểu 51% vốn điều lệ của công ty cổ phần (Khoản 1, Điều 11, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Ban quản lý rừng đặc dụng (bao gồm cả thu phí tham quan danh

lam thắng cảnh rừng). Công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng thuê môi trường rừng theo giá sàn quy định; thuê điểm thăm quan của Ban quản lý rừng đặc dụng để kinh doanh, giá thuê được hai bên xác định 5 năm một lần, thời gian thuê không quá 50 năm (Khoản 4, Điều 11, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển rừng đặc dụng được duyệt, Ban quản lý rừng đặc dụng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng (gắn liền với đất, mặt nước) để kinh doanh du lịch sinh thái. Không cho thuê hoạt động bán vé thu phí vào rừng đặc dụng không thuộc diện tích thuê của tổ chức đó (Khoản 1, Điều 12, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Giá cho thuê môi trường rừng do cấp có thẩm quyền quyết định; hoặc giá thuê được quyết định thông qua đấu giá trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng. Giá thuê xác định ban đầu được hai bên cùng thỏa thuận điều chỉnh 5 năm một lần nhưng không quá 2% doanh thu. Thời gian thuê không quá 50 năm, sau thời gian này nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản lý rừng đặc dụng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê, nhưng không kéo dài quá 20 năm (Khoản 2, Điều 12, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg).

* Chính sách về sự tham gia của các bên liên quan


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các quy định về việc tổ chức các hoạt động du lịch (sinh thái, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng...) theo nguyên tắc vừa khuyến khích mạnh việc phát triển các hoạt động du lịch, vừa không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và môi trường (Điều 16, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg);

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái-môi trường dưới tán rừng (Khoản 5, Điều 77, Luật Đất đai);

- Quyền chung của chủ rừng: được kết hợp nghiên cứu khoa học, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng , du lịch sinh thái – môi trường theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 5, điều 59, Luật BV&PTR);

- Ban Quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuê, khoán để kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái (Điều 16, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg);

- Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xoá đói giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn (Khoản 4, Điều 5, Luật Bảo tồn đa dạng sinh học);

- Nhà nước cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất lâm nghiệp để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, rừng đặc dụng để kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái dưới tán rừng, theo quy định của Bộ NN&PTNT (Khoản 3-Điều 10, Nghị định 163/NĐ-TTg);

- Cộng đồng dân cư ở địa phương được tham gia và hưởng lợi từ các hoạt động du lịch sinh thái để nâng cao thu nhập cũng như nhận thức, trách nhiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học (Khoản 3, Điều 14, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN).

* Chính sách đầu tư, tài chính và sử dụng nguồn thu từ du lịch.


- Lợi nhuận từ các dịch vụ du lịch sinh thái được tái đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Tỷ lệ tái đầu tư cho bảo tồn thực hiện theo quy định của nhà nước(Khoản 2, Điều 14, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN);

- Công trình hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường; ưu tiên đầu tư dự án hạ tầng du lịch nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các ban quản lý rừng đặc dụng thực hiện thí điểm chuyển đổi bộ phận kinh doanh (Khoản 5, Điều 6: Hạng mục và tiêu chí đầu tư phát triển rừng đặc dụng, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Nguồn vốn thu từ lợi nhuận của các hoạt động dịch vụ, hoạt động liên doanh, liên kết, bộ phận kinh doanh, công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ trong rừng đặc dụng (nếu có), cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng và

các dịch vụ khác của Ban quản lý rừng đặc dụng (Khoản 3, Điều 9: Nguồn vốn đầu tư Rừng đặc dụng, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Tài sản của Ban quản lý rừng đặc dụng chuyển cho công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng gồm: Nhà nghỉ, quyền khai thác điểm du lịch sinh thái, trung tâm du khách, văn phòng đại diện (kể cả đất nằm ngoài diện tích khu rừng đặc dụng) và các tài sản có thể kinh doanh khác, các tài sản được định giá theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn hiện hành; không tính giá trị quyền sử dụng đất quy hoạch là rừng đặc dụng khi định gia tài sản trên đất đó. (Khoản 3, Điều 11, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Kinh doanh dịch vụ và đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (Khoản 1, Điều 13, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg);

- Toàn bộ lợi nhuận thu được gồm: Thu từ hoạt động dịch vụ, cho thuê môi trường rừng, thu phí dịch vụ môi trường rừng (theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP), lợi nhuận thu từ hoạt động liên doanh liên kết, phần lợi nhuận của Ban quản lý rừng đặc dụng trong công ty cổ phần phát triển rừng đặc dụng (nếu có) và các nguồn thu hợp pháp khác được sử dụng như sau (Điều 14, Quyết định 24/2012/QĐ-TTg):

1. Sử dụng 25% nguồn thu trên để thay thế vốn ngân sách cho phần kinh phí sự nghiệp, quản lý rừng quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Quyết định này

2. Ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng 75% nguồn thu còn lại cho các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Hỗ trợ tăng lương cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ban quản lý rừng đặc dụng nhưng tổng mức lương (bao gồm lương cơ bản và phần hỗ trợ) tối đa không quá 2,5 lần lương cơ bản theo quy định.

b) Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng tại vùng đệm của rừng đặc dụng.

c) Chi cho đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.


d) Trích lập các quỹ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

* Chính sách về bảo tồn tài nguyên, môi trường


- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp khác về bảo vệ môi trường (Điều 28, Luật BVMT);

- Các hoạt động du lịch sinh thái không được làm ảnh hưởng đến diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã, cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hoá của cộng đồng dân cư ở địa phương tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (Khoản 1, Điều 14, Quyết định 104/2007/QĐ-BNN).

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1.Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài được thực hiện tại haiVườn quốc gia: Cúc Phương và Xuân Thủy. Cả hai Vườn quốc gia này đều có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những thế mạnh riêng về địa điểm, tính đa dạng sinh học cao và nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch.

2.2.Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu, đánh giá hoạt động quản lý, tổ chức du lịch sinh thái của hai Vườn quốc gia được nghiên cứu cập nhật đến năm 2012.

2.3.Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, hiện trạng, tác động: từ điều tra khảo sát, tham vấn chuyên gia, phân tích SWOT và đánh giá theo hệ thống chỉ tiêu cấp bậc nhằm đánh giá chính xác hiện trạng phát triển du lịch sinh thái các điểm được nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các điểm nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững tại tại các điểm nghiên cứu.

2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các phương pháp sau đây được sử dụng:

* Phương pháp khảo sát tài nguyên du lịch sinh thái: được sử dụng để đánh giá, kiểm chứng các tài nguyên du lịch sinh thái.

* Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: thông qua tổ chức các cuộc họp và điều tra bằng hệ thống câu hỏi mở về thực trạng, định hướng công tác quản lý du lịch sinh thái đối với cán bộ chuyên trách về mảng du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia.

* Phương pháp kế thừa tài liệu: sử dụng các tài liệu và kế thừa các thành quả sẵn có của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, khoa học; các tác giả đã nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài; đặc biệt là trao đổi, phỏng vấn, nghiên cứu các thông tin từ 6 Vườn quốc gia có tổ chức nghiên cứu tại hiện trường, để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái trong hệ thống rừng đặc dụng một cách chính xác.

* Sử dụng công cụ SWOT trong phân tích du lịch sinh thái(phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức): SWOT là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch phục vụ đưa ra các định hướng phát triển cho địa phương theo bốn chiến lược là: chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S-O), chiến lược điểm mạnh - thách thức (S-T), chiến lược điểm yếu - cơ hội (W-O), chiến lược điểm yếu - thách thức (W-T). Trong quá trình thực hiện, phân tích SWOT được áp dụng trong thảo luận nhóm chuyên gia theo các bước như sau:

(1) Lập ma trận SWOT 2x2, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT;

(2) Lấy ý kiến đánh giá của tất cả các chuyên gia định hướng theo bốn chiến lược SWOT. Ý kiến của các chuyên gia được viết dưới dạng gạch đầu dòng trong tất cả các ô;

(3) Thống kê tất cả ý kiến của các chuyên gia;

(4) Biên tập lại, xóa bỏ những điểm trùng lặp, gạch chân những điểm riêng biệt, quan trọng;

(5) Phân tích ý nghĩa của các đánh giá đã được biên tập và vạch rò những nội dung cần tiến hành thực hiện.

Kết quả là đưa ra được một ma trận SWOT cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (S-W: điểm mạnh và điểm yếu) và bên ngoài (O- T: cơ hội và thách thức) để đưa ra định hướng phát triển. Các chiến lược đưa ra từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các yếu tố sau đó sẽ được chọn lọc lại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Sự sắp xếp ưu tiên này phải được dựa trên nhu cầu thực tiễn phát triển của địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022