Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài

Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã coi trọng công tác bảo tồn thiên nhiên rất sớm. Ngay từ năm 1962, khi đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh và còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã thành lập khu rừng cấm Cúc Phương nay là Vườn quốc gia Cúc Phương - Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Từ khi đất nước thống nhất cho đến nay, Chính phủ có quyết định thành lập thêm nhiều Vườn quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên. Tính đến thời điểm rà soát, quy hoạch lại ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống rừng đặc dụng bao gồm 164 khu với tổng diện tích tự nhiên là 2.265.753,88ha,trong đó có 30 Vườn quốc gia, diện tích 1.077.236,13 ha; 69 khu Khu Bảo tồn Thiên nhiên,diện tích 1.099.736,11 ha; 45 khu bảo vệ cảnh quan, diện tích 78.129,39 ha và 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, diện tích 10.652,25 ha. Việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng là một thành tích quan trọng của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đóng góp tích cực đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.

Với sự đa dạng về các hệ sinh thái, cảnh quan đẹp, rừng đặc dụng có một tiềm năng rất lớn về du lịch mà hiện nay chúng ta đã và đang khai thác theo hướng phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng bằng việc tổ chức phát triển du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Cúc Phương và Vườn quốc gia Xuân Thủy là hai Vườn quốc gia có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch sinh thái, đang là hướng phát triển ưu tiên, cốt lòi của sự phát triển hướng tới cơ chế tài chính bền vững của các Vườn này. Một vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này là: với nguồn kinh phí đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý, cần xác định lĩnh vực ưu tiên để phát triển nhằm nâng cao hiệu quả về giá trị nguồn vốn tài chính. Để trả lời được câu hỏi này, cần thực hiện những nghiên cứu cụ thể trên cơ sở kết quả thực hiện và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này.

Nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc giaCúc Phương và Vườn quốc

gia Xuân Thủy, đề tàiluận văn thạc sỹĐánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủyđã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận văn

* Mục tiêu chung: Đề tài đặt ra mục tiêu là tìm hiểu những khó khăn về nguồn lực, sự chia sẻ lợi ích trong việc phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy, đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia này.

* Mục tiêu cụ thể:

+Tổng luận các vấn đề lý luận liên quan tới phát triển, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại rừng đặc dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Có được những nhận định, đánh giá tổng quan về thực trạng quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia nghiên cứu.

+ Phân tích, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 2

+ Xác định được mức độ ưu tiên cho mỗi lĩnh vực quản lý, phát triển du lịch sinh thái tại mỗi Vườn quốc gia.

+ Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy.

3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động, cơ chế quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng.

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại haiVườn quốc gia:Cúc Phương và Xuân Thủy. Cả haiVườn quốc gia này đều có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những thế mạnh riêng về địa điểm, tính đa dạng sinh học cao và nhiều danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch.

- Thời gian nghiên cứu: đánh giá hoạt động quản lý, tổ chức du lịch sinh thái của hai Vườn quốc gia được nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2012.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

-Ý nghĩa khoa học: Luận văn bước đầu đưa ra được thực trạng về phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy, phát triển du lịch sinh thái là vấn đề mới và đang được các cấp, ngành quan tâm; phân tích những ưu điểm và tồn tại trong việc phát triển du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia được lựa chọn nghiên cứu, đặc biệt là quản lý, tổ chức.

-Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức du lịch sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững các Vườn quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy.

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được trình bày tại 3 chương sau:

- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3. Kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ, TỔ CHỨC DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA


1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái


1.1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái


Từ xa xưa du lịch đã được bàn đến rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Những định nghĩa truyền thống chỉ quan niệm du lịch đơn giản chỉ là một kỳ nghỉ hoặc một chuyến đi giải trí. Ngày nay, có những công trình nghiên cứu chính thức về du lịch với các định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung các định nghĩa này đều bao hàm các nội dung liên quan đến dạng chuyển cư đặc biệt, cách thức sử dụng thời gian tại nơi đến và các hoạt động kinh tế xã hội liên quan diễn ra tại nơi đó. Hai nhà học giả Hoa Kỳ là Mathieson và Wall đã khái quát với định nghĩa như sau: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi ngoài khu vực cư trú và làm việc thường xuyên của họ, các hoạt động thực hiện trong thời gian lưu trú tại những nơi đó, và các tiện nghi được sinh ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ

Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà còn là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó nên Kasparđưa ra định nghĩa Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hunziker và Kraff : du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thương xuyên của họ.

Ở Việt Nam, du lịch được định nghĩa chính thức trong Pháp lệnh du lịch [19] như sau: ''Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định''. Trong Luật Du lịch Việt Nam 2005 [21], định nghĩa về du lịch được điều chỉnh là: “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Các học giả biên soạn bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai

phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,...”. Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là ”một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”.

Theo thời gian cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội thì các chuyến du lịch trở nên dài hơn, số người có nhu cầu đi du lịch không ngừng gia tăng. Việc gia tăng đó đã ảnh hưởng rất lớn về mặt môi trường cũng như các tài nguyên du lịch ở những vùng mà khách đến thăm quan. Theo đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện có thể khắc phục được những vấn đề trên đó chính là du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Những du khách tấp nập kéo đếnVườn quốc gia Yellowstone và Yosemit hàng thế kỉ trước đây là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên. Những khách lữ hành đến Serengeti từ khoảng nửa thế kỉ trước, những nhà mạo hiểm Hymalaya đã cắm trại trên Annapurna 25 năm sau, hàng ngàn người đến chụp ảnh chim cánh cụt ở Nam Cực..., được coi là những khách du lịch sinh thái. Những khách thăm quan, ngày càng nhận thấy được những tác động về mặt sinh thái mà họ có thể gây ra cho giá trị tự nhiên và cho những mối quan tâm của dân địa phương. Các tua du lịch được tổ chức chuyên hóa - săn chim, bộ hành thiên nhiên, thám hiểm... có hướng dẫn đang tăng lên đó chính là du lịch sinh thái (David Western, 1999).

Ngày nay, xu hướng của toàn thế giới coi du lịch sinh thái là nguồn tài nguyên quý giá, Du lịch sinh thái đã và đang trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, cũng được xem là một cách trả nợ tự nhiên, làm tăng giá trị của tự nhiên. Về nội dung du lịch sinh thái là loại hình thăm quan, thám hiểm, đưa du khách đến với môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái đến năm 1987 mới được Hector Ceballos - Lascurain đưa ra: ''Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và hưởng ngoạn phong cảnh và giới thực động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ, hiện tại) được khám phá trong những khu vực này''. Theo quan niệm của Wood (1991): ''Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương''. Ngoài các định nghĩa của các cá nhân còn có định nghĩa của các tổ chức, các hiệp hội như định nghĩa của Liên hiệp hội du lịch sinh thái Quốc tế như sau: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.

Gần đây nhất, các định nghĩa về du lịch sinh thái được đưa ra trong các công trình của David Bruce Weaver (2001) về từ điển du lịch sinh thái; của Ralf Buckley (2009) về các nguyên lý và thực tiễn của du lịch sinh thái; hay của David Newsome và nnk. (2013) về du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn. Tất cả các công trình này đều nhấn mạnh du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch tại một khu vực tương đối hoang sơ, dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên và thúc đẩy phát triển cộng đồng.

Ở Việt Nam du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Tại hội thảo ''Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam'' (tháng 9/1999) đã đi đến thống thất định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: ''Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương''. Trong luật Du lịch 2005 [21], du lịch sinh thái được định nghĩa là “hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Nội dung của du lịch sinh thái được mở rộng hơn trong định nghĩa: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay các nghiên cứu về hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những

cảnh đẹp của Quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá, 2000) [3].

Như vậy từ định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái năm 1987, cho tới nay nhận thức về du lịch sinh thái có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi du lịch sinh thái là hoạt động du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Tóm lại, trên thế giới cũng như Việt Nam, khái niệm du lịch sinh thái được nhìn nhận như là du lịch lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch, và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có giáo dục môi trường, du lịch hỗ trợ cộng đồng. Trong đó, du lịch sinh thái dù hiểu theo định nghĩa nào đi nữa thì nó cũng hội tụ các yếu tố cơ bản: (1) sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng (hình 1.1).


DU LỊCH THIÊN NHIÊN

VĂN HÓA BẢN ĐỊA

DU LỊCH

DU LỊCH ỦNG

HỘ BẢO TỒN

DU LỊCH

DU LỊCH CÓ GIÁO

DỤC MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH HỖ TRỢ

CỘNG ĐỒNG

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc du lịch sinh thái “Nguồn: Lê Văn Lanh, 1999

1.1.2. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác


Du lịch sinh thái là loại hình du lịch không chỉ dựa vào thiên nhiên, mà còn bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Nhưng các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên như nghỉ dưỡng, thăm quan, mạo hiểm... chủ yếu mới chỉ đưa con người về với thiên nhiên, còn việc giáo dục, nâng

cao nhận thức cho du khách về thiên nhiên và môi trường, văn hóa cộng đồng địa phương là rất hiếm và hầu như không có. Tuy nhiên, nếu như trong hoạt động của loại hình du lịch này có gắn liền với việc thực hiện các nguyên tắc của du lịch sinh thái, bao gồm việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho người dân địa phương thì bản thân chúng đã chuyển hóa thành một dạng của du lịch sinh thái.


DLST

Du lịch văn hóa, du lịch lịch sử.

Các loại hình du lịch khác ( DL khám phá, du lịch cộng đồng,…

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, và các loại hinh du lịch khác Lê Huy Bá, 2006

Du lịch sinh thái có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với du lịch học và sinh thái học.


Hình 1 3 Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và bổ sung 1

Hình 1.3. Du lịch sinh thái được tạo thành bởi sự thống nhất và

bổ sung của du lịch học và sinh thái học “Nguồn: Lê Huy Bá, 2006

1.1.3. Những đặc trưng của du lịch sinh thái


Sự khác biệt của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác thể hiện ở việc đảm bảo đầy đủ các đặc trưng sau:

- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa: đối tượng của du lịch sinh thái là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên, kể cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí