3.2.3. Đánh giá kết quả SXKD của trang trại trong một năm
3.2.3.1. Đánh giá các loại chi phí trong một năm của trang trại
Bảng 3.3: Các loại chi phí trong một năm của trang trại
Vật dụng | Thành tiền (đồng/1 lứa) | Nguyên giá (đồng/3 lứa) | |
1 | Kim tiêm tự động | 2.000.000 | 6.000.000 |
2 | Lao động thuê ngoài | 15.000.000 | 45.000.000 |
3 | Nhiệt kế | 100.000 | 300.000 |
4 | Máy cắt mỏ | 200.000 | 600.000 |
5 | Thuốc thú y | 10.000.000 | 30.000.000 |
6 | Thức ăn | 400.000.000 | 1.200.000.000 |
7 | Sửa chữa cơ sở hạ tầng | 1.000.000 | 3.000.000 |
Tổng | 1.284.900.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Các Chính Sách Khuyến Khích, Hỗ Trợ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Khái Quát Về Địa Phương, Trang Trại Nơi Thực Tập
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6
- Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 7
Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát 2020)
Từ bảng chi phí trong một năm của trang trại ta có thể nhận thấy rằng trong một năm trang trại đã chi tiêu một cách hợp lý, cũng như khả năng hạch toán kinh tế và khả năng quản lý chi phí tốt.Việc hạch toán kinh tế giúp chủ trang trại phân bố chăn nuôi hợp lý và hạn chế thấp nhất tất cả các chi phí.
Nguyên giá là tổng số tiền chi cho 3 lứa gà, còn thành tiền là số tiền chi cho 1 lứa gà.
3.2.3.2. Doanh thu trong một năm của trang trại
Bảng 3.4: Doanh thu trong một năm của trang trại chăn nuôi 13.000 gà thịt năm 2019
Nội dung | ĐVT | Sản lượng (con) | Đơn giá (đồng/kg) | Thành tiền (đồng) | |
1 | Gà thịt | Kg | 13.000 | 60.000 | 1.482.000.000 |
2 | Phân gà | Bao | 2.000 | 12.000 | 24.000.000 |
3 | Tổng thu | 1.506.000.000 |
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát 2020)
Trọng lượng trung bình của một con gà từ 1.5-2.3 kg, trọng lượng trung bình của 13.000 con gà thịt sẽ bằng 1.5+2.3 = 3.8÷2 = 1.9. Vậy trọng lượng trung bình của 13.000 con gà thịt sẽ bằng 1.9.
Với trọnglượng trung bình là 1.9 thì 13.000 con gà thịt ta được 13.000×1.9=24.700 kg. Vậy 13.000 con gà thịt ta thu được 24.700kg thịt gà.
Qua bảng doanh thu của trang trại ta có thể thấy qua 1 năm chăn nuôi gà thịt trang trại được hai nguồn thu đó là:
Tiền bán gà thịt thu được 1.482.000.000 đồng với giá bán là 60.000/1kgta lấy 13.000 × 1.9 × 60.000 = 1.482.000.000 đồngvà tiền bán phân gà được
24.000.000 đồng với giá bán là 12.000/bao. Ta lấy 2.000 × 12.000 = 24.000.000 đồng. Vậy từ hai nguồn thu trang trại thu được 1.506.000.000 đồng.
3.2.3.3. Lợi nhuận thu được trong một năm của trang trại
Lợi nhuận = (Doanh thu- Chi phí)
Lợi nhuận trung bình từ nuôi gà (3 lứa) năm 2019: 1.506.000.000 - 1.284.900.000 =221.100.000 đồng. Tổng lợi nhuậnthu được của trang trại trong năm 2019 là 221.100.000đồng.
3.2.4. Những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của trang trại
Những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của trang trại là:
- Thị trường có sự cạnh tranh gây gắt giữa các trang trại trong khu vực và sản phẩm nhập khẩu.
- Do dịch bệnh lây lan nhanh sẽ làm gia tăng chi phí thuốc thú y đồng thời sẽ làm hao hụt số lượng gà trong trang trại.
- Do quy trình kỹ thuật chưa đảm bảo nên dẫn đến năng suất không ổn định.
- Gía cả bấp bênh
- Do biến đổi khí hậu nên sự sinh trưởng của gà không đồng đều.
- Sản phẩm chưa đánh được vào thị hiếu của khách hàng, của người tiêu
dùng.
- Trọng lượng xuất chuồng của gà: Đến thời điểm xuất chuồng, trọng lượng của gà ở mức 1,5- 2,3 kg, nếu trọng lượng tăng thêm thì chủ trang trại sẽ bị ép giá, lợi nhuận sẽ giảm vì khi quá trọng lượng sản phẩm gà thị sẽ không đủ tiêu chuẩn.
- Hình thức chăn nuôi của trang trại.
3.3. Nghiên cứu học tập kỹ thuật chăn nuôi gà, cách phòng và chữa bệnh
3.3.1. Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
Trang trại giao cho 1 người chăm sóc 5000 con gà khi hết giai đoạn úm. Hằng ngày cho gà ăn với lượng thức ăn vừa đủ và uống thuốc bổ để bổ sung điện giải và kích thích tiêu hóa thức ăn tốt hơn, khi gà bắt đầu lớn dần thì bắt đầu lắp mắng uống nước tự động và mắng ăn treo to để đỡ rơi vãi thức ăn.
* Chuồng trại chăn nuôi.
Khi xây dựng trại gà cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Chọn khu đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát.
- Xa khu dân cư đông đúc và khu có mật độ chăn nuôi cao.
- Có nguồn nước sạch và đầy đủ.
- Tạo thông thoáng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi các không gian mở bởi các giống gà cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số Vitamin để tạo bộ lông mã, hạn chế ruồi, muỗi, mòng, ve rận…(vật trung gian gây bệnh Leuco).
- Nền chuồng (đối với khu vực miền bắc có mùa đông lạnh) hệ thống tạo kiểu bếp “Hoàng Cầm” nên chi phí giai đoạn úm gà rẻ, nền chuồng luôn khô ráo. Giai đoạn sau dùng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân giảm thiểu chi phí và khí Amoniac từ đó hạn chế gà bị nhiễm các bệnh: Hen, Cầu trùng và các bệnh nấm đường hô hấp, tiêu hóa.
- Khu sân chơi được quét dọn thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng và khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó ngâm nước sát trùng 36-48 giờ nên các mầm bệnh bị triệt tiêu triệt để.
- Vật liệu lót nền phải có độ ẩm thích hợp để không bị vón cục, bụi hay mốc.
- Hiện nay vật liệu lót nền để nuôi gà được sử dụng là trấu, mùn cưa.
- Khi gà được thả ra sân chơi thì phải dọn bỏ vật liệu lót nền cũ ra ngoài và làm vệ sinh, diệt trùng, bỏ trống chuồng một thời gian.
- Khi nuôi lứa tiếp theo trước 7-10 ngày thì cho lót nền mới có độ dày từ 10-15cm tùy mùa. Sau đó phun thuốc sát trùng lên vật liệu lót nền
* Tiêu chuẩn chọn gà giống
- Giống gà dễ nuôi, mau lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp.
- Khỏe mạnh, đồng đều, tươi tắn, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, mắt sáng.
- Tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, chân cong, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn…
* Chuẩn bị quây úm.
- Trước khi vận chuyển gà về phải chuẩn bị chuồng úm đầy đủ, nền chuồng được lót bằng vật liệu lót nền như trấu, mùn cưa... dày từ 10-15cm.
- Rắc bột độn lót chuồng lên mặt trấu chuồng úm để giúp hút ẩm, khử mùi hôi và khống chế vi khuẩn phát sinh phát triển ở nền chuồng.
- Chuồng úm phải kín, đủ nhiệt độ 31-330C, mùa hè từ 27 - 300C ,vào ban ngày nóng quá có thể hạ bớt bạt quây úm.
- Kích thước quây úm 5m x 4m, cao khoảng 60cm đủ cho 1000 gà, chú ý khi làm quây úm tránh có góc cạnh nhọn.
- Các công cụ khác cũng cần được chuẩn bị như: Bóng đèn, đèn sưởi, bình nước gallon và khay đựng thức ăn phù hợp theo lứa tuổi của gà.
Khi gà về đến trại phải nhanh chóng thả gà vào quây úm, cho gà uống nước, hoặc vitamin C, đường glucoza, giúp gà ổn định cơ thể khi đi chặng đường xa và đã mệt. Nên bố trí bình nước và khay thức ăn xen kẽ nhau theo hàng lối để tạo điều kiện cho gà ăn uống dễ dàng nhất và tối đa điện tích thong thoáng cho gà.
Chú ý: Các loại thuốc úm cho gà 3-5 ngày tuổi, liều lượng, cách dùng xem trên bao bì.
* Giai đoạn úm:
Giai đoạn 1
- Khi thả gà vào chuồng cần phải chuẩn bị nước sạch đã pha đường glucoza cho gà uống. Trong 3-5 ngày cho gà uống các loại thuốc Moxicolis, ZYMEPRO, Zagro, Acid Pak 4 Ways Liquid - tiêu hóa protein và duy trì pH tối ưu, VitaminC, AMILYTE để tăng cường sức khỏe cho gà con và dùng bình nước gallon nhỏ 2 lít. Khi gà được 8-10 ngày tuổi thu dần bình nước cho gà và bổ sung bình nước lớn loại 4 lít hoặc 8 lít. Nên tráng, rửa gallon sau mỗi lần dùng thuốc, Vitamin, điên giải, kháng sinh.
- Phải đảm bảo cho gà đủ nước uống thường xuyên, phải làm sạch bình nước trước khi đổ nước mới vào bình, nước mới phải sạch không quá nóng hoặc quá lạnh.
Giai đoạn 2
- Dụng cụ cung cấp nước phải đầy đủ, được treo trên giá treo hoặc cây trong vườn, làm sao cho gà biết chỗ đến đến uống nước.
- Độ cao của bình nước nên ngang tầm lưng của gà, không nên đặt quá cao gà sẽ không uống được, thấp quá nước sẽ bị bẩn không tốt. Số lượng bình phải đủ và luôn có nước, nhất là những ngày nóng nực, gà cần uống nhiều nước. Gà có uống thì mới ăn được.
- Bình nước uống cho gà phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần trong ngày.
Lưu ý: Để gà luôn khỏe mạnh, không bị đói và không bị chết nóng trong những ngày nhiệt độ cao, nên treo máng ăn tùy theo nhiệt độ cao hay thấp. Bổ sung vitamin C và chất điện giải trong suốt thời gian treo máng ăn.
* Thức ăn cho gà
- Cần phải cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của nó.
- Để thỏa mãn nhu cầu tối ưu cho gia cầm, các nhà máy đã sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà. Căn cứ trên tiêu chuẩn ăn, người ta tính ra các thực liệu cần phối chế, mỗi loại bao nhiêu để toàn khối hỗn hợp đạt thành phần dinh dýỡng theo nhu cầu của gà.
- Giai đoạn còn nhỏ nên cho gà ăn tự do, cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, thức ăn phải có thường xuyên và đầy đủ.
- Giai đoạn gà nhỏ, quá trình chuyển hóa thức ăn chưa hoàn chỉnh nên gà hay bị tiêu chảy, bạch lỵ, khô chân, còi cọc, yếu ớt, chậm phát triển và thời gian nuôi kéo dài. Để khắc phục tình trạng trên trong giai đoạn úm phải dùng men tiêu hóa sống như ZYMEPRO với 1-2g/1 lít nước uống, lộ trình 3 ngày. Việc bổ sung men sống cho gà chăn thả là biện pháp bắt buộc và thấy hiệu quả rò rệt sau mỗi lứa gà. Làm vệ sinh khay trước mỗi lần bổ sung thức ăn cho gà.
* Dàn đậu cho gà
- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu trong chuồng cho gà ngủ.
- Dàn đậu làm bằng tre, gỗ có độ sần sùi hoặc cong cho gà dễ đậu. Dàn đều trong chuồng cách nhau 40 - 50cm, cao khoảng 50-100cm, để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
* Kỹ thuật và lịch làm vaccine cho gà thịt kể từ khi gà đẻ tới khi xuất bán:
Bảng 3.5: Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi đẻ tới xuất bán
Phòng bệnh | Tên vaccine | Cách sử dụng | |
1 | Marek | Marek | Do công ty sản xuất giống làm |
3 - 4 | Newcasltle | vaccine Nobilis IB 4-91 + Medivac ND-IB | Pha lọ 1000 nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 1000 liều, nhỏ mắt 1 giọt/con hoặc cũng có thể nhỏ miệng 1 giọt/con. |
7 | Cắt mỏ | Máy Cắt mỏ | Cắt mỏ từng con một, cắt mỏ bên trên sâu hơn mỏ bên dưới để khi lớn lên khôn mổ được nhau nữa. |
10 - 12 | Gumboro | vaccine Vaksimune IBD - M | Pha lọ 2000 nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 2000 liều nhỏ miệng 2 giọt/con |
13- 14 | - Bệnh đậu | Vaccine Vaksimune pox | Dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vaccine, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà. |
15 - 17 | Cúm gia cầm | Vaccine cúm gia cầm tía tổ hợp vô hoạt (H5N1 chủng Re6) | Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con. |
21 | New casltle | Vaccine Newcasltle chủng Lasota. | Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con |
24 | Gumboro | Vaccine Gumboro | Pha 5000 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con. |
30 | Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) | Vaccine IB (chủng H 120) | Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con. |
40 | Bệnh Tụ huyết trùng | Vaccine Tụ huyết trùng | Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con. |
Phòng bệnh | Tên vaccine | Cách sử dụng | |
60 | Newcasltle | vaccine Newcasltle chủng M | Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con. |
Lưu ý: khi làm vaccine phải chọn thời gian vào buổi sáng sớm và chiều mát để gà đỡ mệt mỏi và tối ưu được hiệu quả của vắc - xin. Trước và sau làm vắc- xin 2 ngày không được phun thuốc khử trùng.
3.3.2. Đánh giá tóm tắt quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà đã học
1/ Giai đoạn chuẩn bị thả gà
- Quét dọn rác chất thải dọn dẹp trang trại và bãi thả sạch xẽ.
- Rắc vôi bột xung quanh chuồng trại và bãi thả nhằm mục đích tiêu độc khử trùng.
- Sử dụng máy phun nước áp suất cao kết hợp với chất rửa và thuốc khử trùng, rửa toàn bộ trang trại.
- Quét vôi nước lên nền, cột và tường xung quanh trại.
- Rải vật liệu lót nền rồi phun đều chất khử trùng lên vật liệu lót.
- Chia nhỏ ô chuồng nuôi thành nhiều phần đồng thời quây bạt xung quanh trang trại và các ô đã chia để chuẩn bị thả gà.
- Phun khử trùng toàn bộ không gian trang trại.
2/ Giai đoạn úm gà
- Chuẩn bị đầy đủ bình nước gallog và máng ăn cho gà con.
- Cho gà con ăn 8 bữa/ ngày,ban ngày mỗi bữa cách nhau 2,5 tiếng.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh phòng các loại bệnh cơ bản cho gà từ những ngày đầu tiên.
- Duy chì ổn định nhiệt độ phù hợp với gà con.
- Thắp sáng suốt đêm bất kể giai đoạn nào.
- Kiểm tra vật liệu lót nền thường xuyên không để ẩm mốc.