Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2


chế và đưa ra những giải pháp để chăn nuôi quy mô trang trại hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay.

Đối với mỗi sinh viên, quá trình nghiên cứu học tập tại các trang trại là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp sinh viên gọt dũa những kiến thức lý luận đã học, học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất thực tế.Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trại cũng giúp sinh viên tích lũy được kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, từ đó làm trang bị được kiến thức khi ra trường.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại chăn nuôi giúp người học tăng cường hiểu biết về những loại hình sản xuất, có được những kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, người học còn đánh giá phân tích được những thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn, trở ngại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại. Qua đó, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi theo hướng hiệu quả và ổn định.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.2.1. Về chuyên môn

- Nắm rò được các thông tin về quá trình hình thành và tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi gà thịt Hùng Lan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

- Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất cho việc tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.


Đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan, xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

- Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòng chữa bệnh trong chăn nuôi gà thịt tại trang trại.

- Học hỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của trang trại.

- Đề xuất được những phương hướng và giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển cho trang trại chăn nuôi gà thịt tại địa phương nói chung và tại trang trại Hùng Lan nói riêng.

1.2.2.2. Về kỹ năng

* Về kỹ năng sống

- Sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người xung quanh tại trang trại, tại địa phương nơi mình tham gia thực tập.

- Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với chủ trang trại và những người trong gia đình chủ trang trại nơi thực tập.

- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác.

- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường và cầu thị.

* Về kỹ năng làm việc

- Biết cách tổ chức, thực hiện các công việc tại trang trại theo kế hoạch, khoa học và chuyên nghiệp. Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.

- Có được khả năng quan sát, theo dòi những vấn đề phát sinh để cùng với chủ trang trại có biện pháp can thiệp kịp thời hạn chế thiệt hại.

- Thông qua hoạt động thực tế tại trang trại tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.

- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viên nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cho gà từng giai đoạn.

1.2.2.3. Về thái độ

- Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm việc chăm chỉ không ngại khổ, ngại khó.


- Làm việc đúng giờ, làm đến nơi đến chốn, chính xác kịp thời những công việc do đơn vị thực tập phân công.

- Biết chủ động học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép những kiến thức, kỹ năng bổ ích liên quan đến công việc và đời sống từ những người xung quanh.

- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của bản thân.

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1. Nội dung thực tập

- Nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển của mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt Hùng Lan, tại xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên.

- Tìm hiểu và đánh giá quá trình chuẩn bị, xây dựng và phát triển các nguồn lực cần thiết cho sản xuất kinh doanh trang trại nuôi gà.

- Phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn chính trong chăn nuôi gà quy mô trang trại.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình trang trại.

- Nghiên cứu học tập kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi gà và cách phòng chữa bệnh cho gà từ thực tế tại trang trại.

- Nghiên cứu đề xuất một số các giải pháp nằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt tại trang trại Hùng Lan.

1.3.2. Phương pháp thực hiện

1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nội dung của đề tài đã được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định...


* Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Hùng Lan thông qua quan sát, phiếu điều tra, phỏng vấn trang trại chăn nuôi.

Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Quan sát trực tiếp tổng thể mô hình trang trại:

+ Vị trí trang trại, cách bố trí xây dựng, kiến trúc chuồng trại và các hạng mục phụ trợ, các trang thiết bị cần có phục vụ cho hoạt động của trang trại,...

+ Quan sát trực tiếp quá trình thực hiện các hoạt động trong trang trại, kết hợp với thực hành và trao đổi với chủ trang trại, những người lao động trong trang trại như: hoạt động úm gà, vệ sinh sát trùng chuồng trại, cấp nước uống, cho ăn, phòng dịch và chữa trị cho gà của trang trại,...

+ Quan sát học hỏi cách thức chủ trang trại giao dịch, đàm phán khi mua giống, thức ăn, thuốc thú y,... hoặc khi xuất bán gà.

- Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:

+ Tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành trang trại, những kết quả đã đạt được và những tồn tại, khó khăn gặp phải qua các năm.

+ Thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất.

+ Những thông tin về đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.

+ Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại.

- Trải nghiệm thực tế các công việc của trang trại:

Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của trang trại như: úm gà, vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc gà, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.


+ Phương pháp thảo luận:

Trao đổi với chủ trang trại về những vấn đề khó khăn, tồn tại các trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới.

1.3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

* Phương pháp xử lý thông tin

Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

* Phương pháp phân tích thông tin

Toàn bộ thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đên kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, phân tích thực tế hoạt động của trang trại các năm làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại.

1.4. Thời gian và địa điểm thực tập

- Thời gian: Từ ngày 01/01/2020 - 15/05/2020.

- Địa điểm: Tại trang trại chăn nuôi gà của Hùng Lan trên địa bàn xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Nhận thức chung về trang trại

2.1.1.Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

Hiện nay khái niệm về kinh tế trang trại đối với nước ta vẫn còn là tương đối mới. Tuy nhiên cũng có một số khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại như sau:

+ Khái niệm trang trại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tài liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: Hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.

- Khái niệm kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”.

- Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi: Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau.


Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước.

2.1.2. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 13-4-2011, tiêu chí về kinh tế trang trại được xác định cơ bản bởi yếu tố diện tích và giá trị sản lượng hàng hóa. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1. Ðối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

- 3,1 ha đối với vùng Ðông Nam Bộ và Ðồng bằng Sông Cửu Long;

- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.

b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

2. Ðối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên;

3. Ðối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.


Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại: Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

2.1.3. Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại

1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn.

2. Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông sản thuỷ sản hàng hoá.

3. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.

2.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Những năm qua phát triển kinh tế trang trại đã tác động tích cực đến việc sản xuất hàng hoá nông sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo.

Kinh tế trang trại là một trong những mô hình sản xuất thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá lớn. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn.

Những năm qua, kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022