DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự | |
BTNMT | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
BTP | Bộ Tư pháp |
CP | Chính Phủ |
LĐĐ | Luật đất đai |
NĐ | Nghị định |
NHNN&PTNN | Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên |
QSDĐ | |
SĐĐ | Sử dụng đất |
TCQSDĐ | |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
TTLT | Thông tư liên tịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên - 1
- Cơ Sở Khoa Học Về Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất
- Hợp Đồng Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất
- Trình Tự, Thủ Tục Đăng Kí Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất tại tỉnh Điện Biên năm 2017 41
Bảng 3.2: Mục đích sử dụng vốn của các trường hợp tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 51
Bảng 3.3: Thống kê chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các năm 2013-2017 54
Bảng 3.4: Thống kê các loại đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 – 2017 58
Bảng 3.5: Tổng giá trị tài sản tham gia hoạt động thế chấp tài sản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh 62
Bảng 3.6: Giá trị quyền sử dụng đất tham gia hoạt động thế chấp tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo từng đơn vị hành chính giai đoạn 2013 – 2017 65
Bảng 3.7: Số lượng hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 69
Bảng 3.8: Tình trạng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013 – 2017 72
Bảng 3.9: Thống kê số lượng trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 74
Bảng 3.10: Thống kê số lượng trường hợp bị xử lý tài sản chấp quyền sử dụng đất để thu hồi nợ tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017 76
Bảng 3.11: Thống kê thôn tin của các đối tượng tham gia khảo sát về hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 78
Bảng 3.12: Thống kê mục đích sử dụng vốn thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên . 79 Bảng 3.13: Thống kê loại đất tham gia thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 80
Bảng 3.14: Thống kê các mức vốn mà ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên cho vay khi tham gia thế chấp quyền sử dụng đất 82
Bảng 3.15: Thống kê số lần đi lại trong quá trình thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 83
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Điện Biên 31
Hình 3.2: Trình tự thế chấp quyền sử dụng đất của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 47
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên các năm 2013-2017 55
Biểu đồ 3.2: Thống kê số thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên năm 2017 60
Biểu đồ 3.3: Tốc độ gia tăng các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 71
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ mức độ hài lòng của người dân tỉnh Điện Biên khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên 84
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Ngô Yến Ngọc Lớp: CH2B.QDD Khóa: 2
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Yến
Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên”
Những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được:
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỉnh Điện Biên trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng cao.
Hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất chiếm ưu thế hơn hẳn so với các hoạt động thế chấp tài sản khác (chiếm khoản 90%). Điển hình năm 2017 số thống kê hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên với lượng tài sản tăng 2.443 thửa đất tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đât, với giá trị lên tới 3.159.979 triệu VNĐ. Theo kết quả phiếu điều tra, có 98 % tổng số phiếu cảm thấy hài lòng và chỉ có 2% trong tổng số phiếu cảm thấy không hài lòng sau khi tham gia hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên.
Trong quá hoạt động thế châp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Từ đó, đưa ra những giải pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên toàn tỉnh Điện Biên.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ngày nay, các ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động cơ bản, đem lại nhiều lợi ích nhất cho chính bản thân ngân hàng và cũng là nhu cầu cơ bản về vốn của người vay. Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản hay nói cách khác nó cũng chính là một loại tài sản, nên nó cũng là đối tượng của thế chấp tài sản. Do đó thế chấp quyền sử dụng đất cũng có đặc điểm chung của thế chấp tài sản. Tuy nhiên do đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất là một loại “tài sản đặc biệt”, nên pháp luật có những quy định cụ thể, chặt chẽ và riêng biệt đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất.
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay mang tính truyền thống, phổ biến và thường xuyên trong hoạt động tín dụng ngân hàng do các ưu điểm nổi bật của loại tài sản này (là bất động sản có giá trị lớn và tính ổn định cao). Theo đó bên cho vay (tổ chức tín dụng) thỏa thuận với bên đi vay (khách hàng vay) về việc dùng quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay. Việc thỏa thuận đó được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực và đăng ký theo quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp khách hàng không trả được khoản nợ vay và nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì quyền sử dụng đất được xử lý để thu hồi nợ.
Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất được hợp thành từ các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật đất đai, Luật Dân sự, Luật Ngân hàng... Qua mỗi thời kỳ lịch sử đều thấy pháp luật luôn có những điều chỉnh phù hợp với
sự thay đổi của xã hội, kinh tế,... Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật đều có hạn chế và tồn tại nhất định, nhiều quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, điều này đã khiến cho việc áp dụng trong thực tế có nhiều bất cập, gây khó khăn cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và Ngân hàng.
Hiện nay, mức độ đô thị hóa, hội nhập hoá nhanh. Hệ thống các ngân hàng đang thúc đẩy kinh tế xã hội, giúp người dân có nhiều cơ hội để đầu tư kinh doanh và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực thì có rất nhiều trường hợp rất khó để đưa quyền sử dụng đất vào vận hành trong thị trường tín dụng một cách trôi chảy tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Tỉnh Điện Biên nằm ở khu vực tây bắc của Tổ quốc, là vùng tập trung của yếu là đồi núi, có biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, làm nông nghiệp, trình độ dân trí còn chưa cao, ít hiểu biết nhiều về luật pháp cũng như khai thác quyền lợi của bản thân. Dẫn đến khi có nhu cầu huy động vốn phục vụ mục đích cá nhân người dân còn rụt rè gặp khá nhiều khó khăn.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị có mạng lưới rộng khắp hầu hết các huyện thị xã của tỉnh Điện Biên. Được người dân toàn tỉnh tin tưởng và có vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn phục vụ mục đích cá nhân nói riêng.
Trong bối cảnh đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại tỉnh Điện Biên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong đó tìm hiểu cụ thể về khái niệm, đặc điểm để chứng minh rằng thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng phổ biến, thường xuyên từ đó tạo cơ hội, điều kiện cho người sử dụng đất được tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mặt khác tạo cho các tổ chức tín dụng mở rộng và thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, đem nguồn vốn tín dụng đến mọi đối tượng có nhu cầu vốn trong xã hội.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Điện Biên, thực tiễn áp dụng, phân tích những bất cập, vướng mắc xung quanh quy định về thế chấp quyền sử dụng đất , Luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất.