đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật.
* Nhiệm vụ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nhà Bè có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau [3]:
1. Thực hiện các thủ tục về đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn huyện Nhà Bè đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật.
2. Thực hiện các thủ tục về đăng ký biến dộng quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, chỉnh lý biến động thường xuyên hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và các tài liệu nhà đất khác theo quy định đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký của Chi nhánh.
4. Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc giấy) cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng.
5. Cung cấp số liệu địa chínhh cho cơ quan chức năng để xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký tại Chi nhánh.
6. Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn huyện, gửi thông báo chỉnh lý biến động cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để chỉnh lý bản sao hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền, kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện đăng ký theo quy định.
8. Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản khác gắn liền với đất theo yêu cầu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất trên địa bàn quản lý theo quy định chung của Sở Tài nguyên và môi trường; trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất theo kế họach của Giám đốc Văn phòng đăng ký, kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung cấp trước khi sử dụng, quản lý.
9. Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai, tài sản khác gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước và tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
10. Thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị.
11. Thực hiện việc thu phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch đảm bảo và các dịch vụ công về cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của Pháp luật.
12. Thực hiện quản lý cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động và quy định hiện hành.
13. Thực hiện quản lý chi tiêu tại chi nhánh theo ủy quyền trên cơ sở dự ttoa1n thu – chi được giao.
14. Lập báo cáo tổng hợp trong công tác quản lý đất đai, tài sản gắn liền với đất định ký hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu.
15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố giao.
3) Nguồn nhân lực:
Bảng 2. 1. Thống kê nhân sự Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nhà Bè
Trình độ | Giới tính | ||||
Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Nam | nữ | |
35 | 33 | 0 | 2 | 18 | 17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự, Thủ Tục Công Nhận Quyền Sử Dụng Đất Cho Hộ Gia Đình Cá Nhân
- Sơ Đồ Hành Chính Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Công Tác Lập Kế Hoạch, Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020 Của Địa Bà Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trình Tự, Thủ Tục Đăng Ký Biên Động (Chuyển Nhượng,thừa Kế,tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất, Tài Sản Gắn Liền Với Đât)
- Kết Quả Thực Hiện Công Tác Đăng Ký Biến Động, Cấp Giấy Chứng Nhận Từ Ngày 01/07/2015 Đến Ngày 01/7/2019
- Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký, Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND huyện Nhà Bè năm 2017
Đối với công chức địa chính xây dựng của các xã, thị trấn thì UBND các xã, thị trấn đã bố trí đủ lượng công chức để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Trình độ chuyên môn của các công chức ngày càng được nâng lên. Đa phần các công chức đều phù hợp với chuyên môn. Một số công chức đang tham gia các lớp đào tạo để chuẩn hoá chức danh.
Bảng 2. 2. Thống kê công chức địa chính xây dựng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nhà Bè
Xã, thị trấn | Số lượng | Trình độ chuyên môn |
Thị trấn Nhà Bè | 3 | 2 Đại học Luật (Trung cấp Quản lý đất đai), Nông lâm 1 trung cấp xây dựng | |
2 | Xã Phú Xuân | 3 | 2 Trung cấp: Quản lý đất đai; Xây dựng 1 Đại học Quản lý đất đai |
3 | Xã Nhơn Đức | 4 | 1 Ths Quản lý đất đai 3 Đại học: 2 xây dựng (1 cử nhân luật), 1 địa chính |
4 | Xã Long Thới | 2 | 2 Đại học: Xây dựng, CN Luật |
5 | Xã Hiệp Phước | 3 | 2 Đại học Quản lý đất đai, 1 cử nhân hành chính, cử nhân quản lý đất đai |
6 | Xã Phước Kiển | 3 | 2 Đại học Địa chính (1 Luật) 1 Đại học xây dựng |
7 | Xã Phước Lộc | 2 | 2 Đại học Địa chính |
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nhà Bè năm 2017
Hiện nay, khối lượng công việc của công chức địa chính xây dựng là lớn. Bên cạnh đó, đây cũng là một công việc phức tạp. Tuy nhiên hiện nay do yêu cầu công tác một số xã còn bố trí thêm các công việc khác. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công chức địa chính xây dựng trên địa bàn huyện. Cùng với việc bố trí đội ngũ nhân sự đảm bảo về số lượng và chất lượng, thì UBND huyện cũng chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho đội ngũ công chức làm công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. UBND huyện đã chủ động và phối hợp với sở Tài nguyên - Môi trường trong việc cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng cho công chức.
4) Cơ sở vật chất:
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nhà Bè có trụ sở riêng với 06 phòng làm việc, tổng diện tích sử dụng 240m2, 01 kho lưu trữ tài liệu, máy vi tính 35 máy, máy in A3 02 máy, máy in A4 10 máy, máy photo 02 máy, máy scan 02 máy.... Trang thiết bị vật chất còn hạn chế, kho lưu trữ, phòng làm việc còn hẹp, trong khi đó hồ sơ lưu trữ ngày càng nhiều, nên việc tác nghiệp, thụ lý, giải quyết hồ sơ, lưu trữ, quản lý hồ sơ giặp nhiều khó khăn. Mặt khác theo quy định hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai phải lưu trữ vĩnh viễn (trừ hồ sơ giao dịch đảm bảo lưu trữ có thời hạn.
Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chuyên môn.
- Bộ phận hành chính – tổng hợp.
- Bộ phận đăng ký và cấp giấy chứng nhận.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
- Bộ phận lưu trữ
2.3.2. Công tác lập và cập nhật sổ sách hồ sơ địa chính từ 01/7/2015-01/7/2019
* Công tác đăng ký biên động đât đai:
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, kinh tế - xã hội huyện Nhà Bè cũng có những bước chuyển biến nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; theo đó đất đai ngày càng có giá và biến động nhiều, đặc biệt là các xã giáp ranh quận 7 như: xã Phước Kiểng, Thị trấn Nhà Bè và những xã có Đường Trục phát triển Phía Nam đi qua. Ở những khu vực này, giá đất cao hơn các khu vực khác trong huyện, vì vậy người dân cũng tích cực hơn trong việc thực các quyền của người sử dụng đất. Đòi hỏi công tác cập nhật đăng ký biến động đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất.
Đối với công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính (các trường hợp đăng ký lần đầu và cấp mới giấy chứng nhận và những trường hợp đăng ký biến động) Chi nhánh đã kịp thời cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính [2].
- Kết quả đăng ký lần đầu vào sổ địa chính: Trong kỳ (từ 01/7/2015- 01/7/2019) Hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính là
8.450 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Hồ sơ).
- Kết quả hồ sơ đăng ký biến động từ 01/7/2015-01/7/2019 như: Nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế... quyền sử dụng đất là 83.587 hồ sơ.
- Kết quả chỉnh lý hồ sơ địa chính: Đã tiến hành cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với 101.022 hồ sơ do thay đổi thông tin hồ sơ do chuyển mục đích sử dụng đất, đính chính, cấp đổi, lại GCN, chứng nhận bổ sung tài sản, đăng ký xác nhận thay đổi, gia hạn thời hạn sử dụng đất và do đăng ký biến động khác.
2.3.3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, cập nhật bản đồ địa chính số
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất các cấp huyện, xã.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm:
+ Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện;
+ Cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính đối với các trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký biến động thuộc thẩm quyền của cấp huyện;
+ Tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã, huyện để bổ sung vào cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện;
+ Cung cấp thông tin biến động đất đai đã cập nhật cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh;
+ Cung cấp dữ liệu địa chính và các thông tin biến động đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng cho quản lý đất đai ở địa phương.
Trên toàn địa bàn TP hiện nay có tổng số thửa đất đăng ký trong Cơ sở dữ liệu: 1.896.699 thửa (hồ sơ); Tổng số Giấy chứng nhận quản lý trong Cơ sở dữ liệu:
1.818.495 thửa (hồ sơ); Tổng số hồ sơ scan (quét) liên kết trong cơ sở dữ liệu:
1.732.119 thửa (hồ sơ). Tuy nhiên hiện nay việc cập nhật CSDL về đất đai còn nhiều khó khăn [18].
Theo đó, có một số quận, huyện giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra bản vẽ đối với các trường hợp cấp GCN lần đầu, chuyển mục đích sử dụng đất... chưa đúng theo thẩm quyền (như quận 3, 8, 12, Hóc Môn…); đồng thời việc cập nhật pháp lý bản đồ trên 02 hệ thống bản đồ địa chính do 02 cơ quan quản lý thực hiện dẫn đến chồng ranh lấn thửa, khó khăn trong quản lý cập nhật biến động thông tin thửa đất.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị cập nhật với mục tiêu in Giấy chứng nhận chưa quan tâm đến chất lượng dữ liệu (hệ thống số hồ sơ gốc, số vào sổ, các chỉ số biến động, liên kết hồ sơ quét số với cơ sở dữ liệu….) công tác kiểm soát thông tin trên hồ sơ giấy và hồ sơ số, (đảm bảo tất cả Giấy chứng nhận trước khi trình Lãnh đạo ký) quản lý, cập nhật, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên trên toàn hệ thống.
Song song đó, hiện nay Văn phòng Đăng ký đất đai không có Phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ Quản lý khai thác Vận hành cơ sở dữ liệu chủ yếu là giao cho phòng ban kiêm nhiệm nên công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai giúp các cán bộ quản lý dần thay đổi cách quản lý hồ sơ theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ vào trong công tác quản lý và nhu cầu của công việc đề ra. Xây dựng CSDL chính là nhằm hiện đại hoá hệ thống công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ cấp huyện đến cấp xã đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội,
… đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên cho người dân và doanh nghiệp.
2.3.4. Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động trên địa bàn huyện Nhà Bè từ 01/7/ 2015-01/7/2019
Hiện nay, các thủ tục hành chính được thực hiện theo Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quy định thủ tục hành chính, công bố và công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh [16].
2.3.4.1. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Bước 2: UBND cấp xã, thị trấn thực hiện các công việc sau:
- Đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai, quy hoạch và quy định của UBND Thành phố để kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về nguồn gốc sử dụng đất thời điểm bắt đẩu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; nguồn gốc tạo lập tài sản thời điểm hình thành tài sản; tình trạng tranh chấp về đất đai, tài sản gắn liền với đất; sự phù hợp với quy hoạch; sự phù hợp quy định về
hành lang bảo vệ an toàn các công trình công cộng; di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
- Xác nhận và đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ đối với các trường hợp có đơn đề nghị được ghi nợ;
- Trích lục bản đồ thửa đất (đối với khu vực đã hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính); đối với khu vực chưa hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trường hợp chưa có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng thì trước khi thực hiện, UBND xã, thị trấn thông báo cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và người đề nghị cấp Giấy chứng nhận thực hiện trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng do người sử dụng đất nộp (nếu có) - (thời gian trích đo hoặc kiểm tra bản trích đo không quá (10) ngày làm việc và không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận);
Thông báo công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND xã, thị trấn và tổ dân phố, khu dân cư nơi có thửa đất đối với trường hợp xét thấy đủ điều kiện để trình UBND huyện cấp Giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày;
- Thời gian giải quyết của UBND xã, thị trấn không quá (15) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc cẩn giải trình, bổ sung hồ sơ thì trong thời gian (03) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận biết.
Bước 3: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng có trách nhiệm gửi hồ sơ đến UBND xã, thị trấn để lấy ý kiến xác nhậ n và công khai kết quả theo quy đị nh;
Tiếp nhận hồ sơ từ UBND xã, thị trấn và thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cẩn thiết; xác nhận đủ điềuMkiện hay không đủ,điều kiện được chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì chuẩn bị hồ sơ, dự thảo Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, dự thảo Quyết định của UBND cấp huyện, viết Giấy chứng nhận và gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra;