Kết Quả Thực Hiện Công Tác Đăng Ký Biến Động, Cấp Giấy Chứng Nhận Từ Ngày 01/07/2015 Đến Ngày 01/7/2019

2) Công tác cập nhật chỉnh lý biến động:

Bảng 2. 5. Kết quả thực hiện công tác đăng ký biến động, cấp giấy chứng nhận từ ngày 01/07/2015 đến ngày 01/7/2019



Hạng mục (Năm)


Tổng số

Trong đó

Số giao dịch

Diện tích (ha)

Diện tích đất nông nghiệp (ha)

Diện tích đất phi nông nghiệp (ha)

Các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Từ 01/7/2015

đến

31/12/2015)


4.348


184,8


145,13


39,67

2016

11.587

478,974

357,484

121,49

2017

12.542

344,578

205,128

129,45

2018

12.976

398,783

298,953

99,83

01/7/2019

6082

162,12

118,33

43,79

Các giao dịch cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất

Từ 01/7/2015

đến

31/12/2015)


0


0


0


0

2016

5

2,14

1,65

0,49

2017

4

1,36

1,16

0,2

2018

10

3,77

3,67

0,1

01/7/2019

3

1,63

1,60

0,03

Các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất

Từ 01/7/2015

đến

31/12/2015)


121


94,16


93,82


0,34

2016

968

185,57

175,52

10,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký một cấp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 10


2017

1579

267,17

261,14

6,03

2018

870

205,60

201,88

3,72

01/7/2019

310

132,09

131,27

0,82

Các giao dịch thừa kế quyền sử dụng đất

Từ 01/7/2015

đến

31/12/2015)


9


10,59


10,53


0,06

2016

386

131,75

130,68

1,07

2017

513

93,81

89,15

4,66

2018

632

172,75

169,15

3,60

01/7/2019

58

47,59

46,53

1,06

Các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất

Từ 01/7/2015

đến

31/12/2015)


4776


413,47


407,33


6,14

2016

9347

759,68

748,56

11,12

2017

12879

907,6

889,09

18,51

2018

14864

1123,12

1078,55

44,57

01/7/2019

6153

587,67

578,21

9,46

Tổng cộng

101022

7710,775

6154,515

556,26

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nhà Bè)

Qua bảng tổng hợp kết quả số liệu hồ sơ thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận từ ngày 01/7/2015 đến 01/7/2019 (sau khi thành lập Văn phòng đăng ký “một cấp”) và so sánh với cùng kỳ năm trước (khi chưa thành lập Văn phòng đăng ký “một cấp”) cho thấy: tổng số lượng hồ sơ đăng ký đất đai đã giải quyết có tăng so với cùng kỳ cuối năm 2015 là 101.022 hồ sơ, do huyện Nhà Bè phát triển nhiều dự án và các khu công nghiệp, các điểm dân cư được UBND tỉnh phê duyệt dự án… lĩnh vực đất đai biến động kéo dài do nhu cầu chuyển mục đích sang đất ở của người dân tăng, tách thửa đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm…

2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác đănh ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và công tác đăng ký biến động trên địa bàn huyện Nhà Bè.‌

2.4.1 Những thuận lợi trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sau khi thành lập văn phòng đăng ký một cấp: Giai đoạn 01/7/2015 đến 01/7/2019..

Thứ nhất: về công tác chỉ đạo, điều hành

Công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè đã được sự quan tâm và chỉ đạo của các cơ quan. UBND huyện luôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các ngành, UBND các xã, thị trấn quan tâm, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trong việc thi hành pháp luật về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Vì vậy, đã có nhiều văn bản được triển khai và chỉ đạo thực hiện, qua đó việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng quan tâm và hỗ trợ cho huyện trong công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thứ hai: Về tổ chức bộ máy và nhân sự

Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè ngày càng được cũng cố và hoàn thiện. Hiện nay UBND huyện Nhà Bè đã ban hành được Quy chế phối hợp giữa Phòng Tài nguyên môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện và UBND các xã, thị trấn. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn huyện trong hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ CBCC cũng ngày càng được nâng lên. Đa phần các công chức đều có chuyên môn phù hợp với vị trí công tác. Năng lực, trình đội của đội ngũ công chức Địa chính xây dựng của các xã, thị trấn đã nâng lên rõ rệt. Đội ngũ này từng bước được chuẩn hoá để đáp ứng yêu cầu công việc. Nhờ vào việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kịp thời và thường xuyên nên chất lượng đội ngũ CBCC ngày càng được nâng lên. Năng lực thực thi công vụ của ngày càng cao.

Thứ ba: Việc tổ chức thực hiện công tác cấp cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Quy trình cấp cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè ngày càng được hoàn thiện. Huyện đã xây dựng và chuẩn hoá quy trình này. Việc niêm yết công khai các quy trình, biểu mẫu hồ sơ tại trụ sở cơ quan và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định. Việc ứng dụng phần mềm theo dõi và quản lý hồ sơ trong việc tiếp nhận và trả kết quả cho các tổ chức, công dân đã tạo thuận lợi, dễ dàng cho công dân có thể tự mình theo dõi tiến độ của hồ sơ;

Những bất cập về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Nhà Bè từng bước được khắc phục. Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng nâng lên.

Thứ tư: Việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân

Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên liên tục. Các CQNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các sai lệch và vi phạm để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Việc kiểm tra thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với đội ngũ công chức được chú trọng. UBND huyện đã yêu cầu phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn phải thưởng xuyên thanh tra, kiểm tra đối với đội ngũ công chức cơ quan mình quản lý. Nhờ vậy đã đảm bảo cho công chức thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực thi công vụ. Số công chức vi phạm kỷ luật ngày càng giảm.

Việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện đã chú trọng và đẩy mạnh. Các kiến nghị, phản ánh đã được xử lý kịp thời, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân.

2.4.2 Những khó khăn trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sau khi thành lập văn phòng đăng ký một cấp: Giai đoạn 01/7/2015 đến 01/7/2019.

Thứ nhất: Việc thực hiện cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn tiến hành chậm. Tình trạng trả hồ sơ chậm tiến độ còn diễn ra. Bên cạnh đó việc giải quyết còn có những sai sót. Tình trạng bổ túc hồ sơ trong thực hiện thủ tục về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn tồn tại.

Một số địa phương chưa triển khai thực hiện đồng bộ cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tất cả các loại đất mà chủ yếu tập trung

vào một số loại đất chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị gây ra tình trạng chậm cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các loại đất khác. Đặc biệt, chậm thực hiện việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, nhà hình thành trong tương lai, nhất là nhà chung cư do hầu hết căn hộ đã qua mua bán trao tay, chưa có giấy tờ hợp lệ và được mua đi bán lại nhiều lần mà không làm thủ tục đúng quy định. Vì vậy, việc xét cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quyền sở hữu rất khó khăn, góp phần gây nên sự ách tắc kéo dài như hiện nay [17].

Thời gian đầu, việc tổ chức triển khai, thực hiện công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong công tác cấp giấy chứng nhận có lúc chưa chặt chẽ và đồng bộ, việc rà soát số hộ có nhu cầu cấp giấy trong địa bàn các xã, thị trấn quản lý còn nhiều khó khăn, thiếu tính kế thừa.

Thứ hai: Công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

UBND huyện cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc cải cách thủ tục hành chính khi thực hiện công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho người dân khi làm các thủ tục hành chính về đất đai. Công tác tuyên truyền về sự cần thiết, quyền và nghĩa vụ trong việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa sâu rộng, chưa hiệu quả.

Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp giấy lần đầu còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người dân khi đăng ký quyền sử dụng đất.

Thứ ba: Việc thực hiện thủ tục hành chính từ phía người dân

Nhận thức và ý thức chấp hành quy định về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận của một số người sử dụng đất còn hạn chế; còn chậm trễ, chưa thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo thông báo của địa phương. Một số người dân còn chưa ý thức được vai trò, tầm quan trọng của việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do đó chưa chủ động trong công tác này. Một số người dân chưa hiểu biết đầy đủ các quy định về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do đó còn nhiều sai sót trong việc thực hiện các thủ tục.

Thứ tư: Về năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC trong hoạt động cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Năng lực, trình độ công chức làm công tác này cũng còn những hạn chế nhất định. Một số công chức chưa được chuẩn hoá với vị trí công việc. Công chức địa chính ở các xã, thị trấn chưa thực hiện tốt việc theo dõi, cập nhật biến động đất đai theo quy định nên công tác quản lý, thống kê còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu chính xác, số liệu báo cáo chốt số từ các xã, thị trấn thường biến động, chưa thực hiện tốt các chỉ đạo từ huyện và từ các phòng ban chuyên môn, dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, tạo lập nhà, trong xử lý vi phạm xây dựng, vi phạm pháp luật đất đai và trong công tác tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và ít nhiều ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu.

Thứ năm: Về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý khiếu nại, tố cáo về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn chưa phát huy hết vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật. Sự phối hợp trong quá trình thanh tra, kiểm tra là chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng đơn thư phản ánh kiến nghị của người dân nhiều. Việc tiếp nhận và giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân còn tiến hành chậm.

* Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện:

- Huyện Nhà Bè là huyện có diện tích tự nhiên lớn, với 7 đơn vị hành chính cấp xã, hiện đang sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính không chính quy được lập năm 1992-1994, Năm 2004 – 2005 mới thành lập hệ thống bản đồ địa chính chính quy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính còn hạn chế, do vậy rất khó khăn trong việc thống kê các thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện [17].

- Một số hộ dân không có nhu cẩu cấp giấy chứng nhận do quan niệm đất ông cha để lại, không ai vào xâm chiếm, sử dụng được, vì vậy chưa cẩn cấp giấy chứng nhận, mặt khác các thửa đất có giá trị, ở vị trí đẹp của gia đình đã được cấp giấy chứng nhận, nên không cộng tác tích cực với chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận cho các thửa, diện tích còn lại do cơi nới, lấn, chiếm thêm. Mặt khác, trình độ dân trí mặt bằng chung trong huyện chưa cao,

người dân có tâm lý không muốn tìm hiểu hoặc ngại tìm hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, vì vậy họ chưa thực sự quan tâm tới việc đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Kinh phí dành cho công tác quản lý đất đai còn hạn chế, việc điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất trích lại phục vụ công tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận còn hạn hẹp, trong khi ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được nhu cẩu của địa phương.

- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng là một khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Nhiều thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, xác định nghĩa vụ tài chính, nhưng do số tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ phải nộp còn cao so với mức thu nhập bình quân của người dân, nên tình trạng nợ tiền sử dụng đất, nợ lệ phí trước bạ nhiều.

- Các qui định của một số văn bản pháp luật được ban hành không đồng bộ như trường hợp các hộ có nhu cẩu cấp giấy chứng nhận có nguồn gốc đất giao không đúng thẩm quyền, chưa có công trình xây dựng trên đất thì không được xem xét công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận, nhưng khi xây dựng công trình thì bị xử lý vi phạm do đất chưa có giấy chứng nhận.

- Qui định pháp luật, chế độ chính sách luôn thay đổi và có nhiều bất cập, hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳ không đẩy đủ, việc giải quyết tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai chưa được thực hiện tròn vẹn từ trước đến nay, lại liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành chức năng, nhưng công tác phối hợp của các ngành như cơ quan thuế, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính, Uỷ ban nhân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa chặt chẽ cũng gây thêm khó khăn cho huyện trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- Thực hiện chủ trương chung của thành phố Hồ Chí Minh về luân chuyển công chức địa chính xây dựng nông nghiệp và môi trường, Công chức kế toán và công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã để hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, tài chính tại cơ sở, UBND huyện Nhà Bè đã luân chuyển công chức địa chính 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc luân chuyển công chức địa chính xã đến các xã mới có những hạn chế, khó khăn nhất định trong công tác xử lý tồn tại đất đai như: việc tra cứu hồ sơ lưu trữ về đất đai gặp nhiều khó khăn (do hồ sơ, tài liệu về công tác quản lý đất đai tại cấp xã thường được UBND xã giao lưu tại bộ phận địa chính xây dựng xã, công chức địa chính kiêm nhiệm việc lưu trữ, bảo quản

hồ sơ, không có văn thư lưu trữ riêng cho bộ phận địa chính-xây dựng xã nên việc lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, công tác tra cứu hồ sơ phục vụ việc xử lý tồn tại, cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian tìm hồ sơ. Việc nắm bắt địa bàn, xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tại các khu vực đất được giao không đúng thẩm quyền, lấn chiếm mà UBND xã, cơ quan có thẩm quyền không có hồ sơ lưu trữ không bằng các công chức địa chính đã làm việc lâu năm tại cơ sở nay đã luân chuyển sang xã khác.

2.5. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận

Kết quả tổng hợp 150 phiếu điều tra tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại 3 điểm nghiên cứu được thể hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 2. 6. Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, khảo sát.

Đơn vị tính: Phiếu



Nội dung điều tra, khảo sát


Chi tiết của nội dung điều tra khảo sát

Số phiếu đã ý kiến theo từng nội dung điều tra,

khảo sát


Tổng số phiếu phát ra


Tổng số phiếu thu về


Tỷ lệ phần trăm (%)


Ghi chú

Thửa đất ông, bà đã được cấp GCN

chưa?

Đã được cấp

112

150

150

74,66%


Chưa được cấp

13

150

150

8,67%


Đang làm thủ tục đăng ký cấp GCN


25

150

150

16,67%



Lý do chưa cấp GCN?

Chưa có nhu cầu

2

13

13

15,38%


Thuế

4

13

13

30,76%


Thủ tục hành chính

phức tạp

6

13

13

46,15%


Ngại đến công

quyền

1

13

13

7,69%



Những nguyên nhân chưa cấp GCN

Tiền thuế sử dụng

đất cao

4

13

13

30,76%


Tranh chấp đất đai

2

13

13

15,38%


Thiếu chứng từ

chứng minh nguồn gốc


1

13

13

7,69%


Thiếu bản vẽ

0






Chủ sử dụng

2

13

13

15,38%


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023