Hàm Lượng Các Kim Loại Nặng Trong Vịnh Cửa Lục Năm 1997

Với quan điểm tổng hợp, đề tài luận văn xem xét tất cả các yếu tố hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường khu vực Vịnh Cửa Lục trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong hệ thống. Ví dụ, hoạt động khai thác và vận chuyển than được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật), các yếu tố kinh tế - xã hội (vai trò của khai thác than trong cơ cấu kinh tế chung, cơ sở hạ tầng, các khía cạnh xã hội như lao động, thu nhập,...), các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên (ô nhiễm không khí do bụi, tiếng ồn, khí thải; ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn, chất thải nguy hại từ các mỏ và khai trường)... Bản thân môi trường nước hoặc khí lại được xem xét trong mối liên hệ không chỉ với hoạt động khai thác than mà còn với các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nông, lâm nghiệp, thủy sản... Điều đó cho thấy cái nhìn đa chiều và tổng hợp khi xem xét một vấn đề hoặc một yếu tố phát sinh trong hệ thống trước khi đưa ra một giải pháp hoặc quyết định đúng đắn

3. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu phát triển của nhân loại, của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. Phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.

Với quan điểm phát triển bền vững, các hoạt động phát triển trên vịnh và ven vịnh Cửa lục cùng với việc nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải đảm bảo chất lượng môi trường, trong đó có môi trường nước luôn nằm trong giới hạn cho phép.

2.2.2. Các bước nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu của luận án, các nội dung và và nhiệm vụ được thực hiện theo các bước sau:

1. Phân tích các nguồn tài liệu

2. Phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng tới môi trường nước vịnh Cửa Lục

3. Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nước vịnh Cửa Lục

4. Phân tích diễn biến và xu thế biến đổi môi trường nước

5. Phân khu nguồn gây ô nhiễm nước và phân khu chất lượng nước vịnh Cửa Lục

6. Đề xuất các giải pháp khoa học và quản lý

2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê và kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó.

Vận dụng toán thống kê nhằm thống kê các thông số, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng tác động đến môi trường trong khu vực những năm gần đây, kế thừa các công trình đã nghiên cứu về Vịnh Cửa Lục trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa vào các thông tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng hiện trạng, diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại vịnh Cửa Lục đáp ứng mục tiêu đề ra.

- Phương pháp xin ý kiến tư vấn chuyên gia

Thông qua các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo và xin ý kiến trực tiếp một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực trên địa bàn và một số ngành đã từng tham gia nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình môi trường tại Vịnh Cửa Lục và xin ý kiến đánh giá cụ thế sát với tình hình thực tế hiện trạng môi trường trên địa bàn.

- Sử dụng kết quả quan trắc môi trường

Sử dụng các tài liệu quan trắc môi trường trong các báo cáo hiện trạng môi trường Tỉnh Quảng Ninh và của các dự án quy hoạch có liên quan đã thực hiện trong những năm gần đây để so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam để đánh giá chất lượng, diễn biến, biến động môi trường nước của khu vực.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thông qua công tác khảo sát, điều tra thực địa khu vực bao quanh vịnh giới hạn bởi các đường vành đai từ cầu Bãi Cháy- Giếng Đáy (về phía Tây nam) - Lê Lợi theo vành đai phía Bắc – Cầu Bang - đường Cao Xanh (phía đông), đồng thời mở rộng thêm đến đường phân thủy của lưu vực về phía bắc vịnh để thu thập thêm

một số tài liệu về hiện trạng, diễn biến, biến động về tài nguyên, môi trường và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến môi trường nhằm phục vụ việc kiểm tra, kiểm chứng, chỉnh lý, bổ sung số liệu phục vụ nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá, phân vùng chất lượng nước

Tiêu chí để khoanh vùng ô nhiễm môi trường chính là các chỉ tiêu cụ thể (định lượng) để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau, các vùng ô nhiễm khác nhau, được phân chia bằng đường ranh giới có mức ô nhiễm môi trường khác nhau. Để đánh giá mức độ của ô nhiễm môi trường hay phân loại chất lượng môi trường ở các nước trên thế giới, người ta thường sử dụng Chỉ số chất lượng môi trường nước biển ven bờ là SWQI.

Đánh giá CLN qua từng thông số riêng biệt bằng cách so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ: QCVN 10:2008/BTNMT

Đánh giá biến động CLN tổng quát dựa vào chỉ số CLN (SWQI) theo không gian (mặt cắt) và thời gian (trung bình các tháng trong năm, các mùa trong năm và giữa các năm với nhau). Đồng thời, đánh giá khả năng quản lý nguồn nước mặt phù hợp đối với các mục đích khác nhau dựa vào chỉ số CLN (SWQI).

- Ứng dụng GIS trong phân vùng CLN vịnh Cửa Lục .

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Diễn biến môi trường nước

Thời kỳ trước năm 2000, dân cư còn thưa thớt, các hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng ven bờ vịnh hầu như không đáng kể do đó chất lượng các sông suối và vịnh Cửa Lục còn ít chịu ảnh hưởng. Thời kỳ từ 2000 đến 2009 đặc trưng bởi sự phát triển nhanh của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường nước ven bờ Vịnh Hạ Long khu vực Hồng Gai và Bãi Cháy và làm gây suy thoái môi trường tự nhiên khu vực. Thời kỳ từ năm 2009 đến 2013, với sự tăng vượt bậc của dân số, các hoạt động khai thác, lấn biển, hoạt động phát triển cảng biển, khu công nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục. Để thấy được đặc điểm này, tác giả đã phân tích diễn biến chất lượng nước vịnh Cửa Lục qua các giai đoạn:

3.1.1. Chất lượng môi trường nước trước năm 2009

1. Chất lượng môi trường nước trước năm 2000

Thời kỳ trước 2000, tổng số dân sinh hoạt xung quanh vịnh trên 70000 người - theo ESSA, 1997. Các hoạt động công nghiệp chính: khai thác than qui mô nhỏ (phường Hà Khánh), sản xuất gạch ngói qui mô nhỏ (phường Giếng Đáy, Hà Khẩu), cơ khí đóng tầu (phường Giếng Đáy), sản xuất bia - nước giải khát (phường Yết Kiêu) và một số đầm nuôi trồng thuỷ sản ở phía bắc, đông và tây vịnh với qui mô nhỏ. Thời kỳ này cảng nước sâu Cái Lân mới được xây dựng bến số 1, cảng xăng dầu B12 chưa được nâng công suất.

Kết quả nghiên cứu của dự án "Nghiên cứu ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long" (ESSA 7/1997) cho thấy như sau:

- Hàm lượng BOD5 cao ở hầu hết các điểm quan trắc, trừ điểm tại cửa sông Man. Càng gần với eo Cửa Lục, thông số này càng cao, đến trên 2 lần so QCVN.

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tăng mạnh tại các điểm tại trung tâm vịnh đến eo Cửa Lục, đặc biệt là những điểm hội lưu của các dòng sông với nước thuỷ triều từ Vịnh Hạ Long tràn vào.

- Hàm lượng Coliform xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép tại cửa các sông chính (sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới) và vùng vịnh ven bờ gần các phường của thành phố Hạ Long do ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước thải sinh hoạt.

- Hàm lượng các kim loại nặng nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng hàm lượng sắt (Fe) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 7 lần.

Giá trị trung bình các lần quan trắc được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hàm lượng các kim loại nặng trong vịnh Cửa Lục năm 1997


Các kim loại nặng

Hàm lượng (g/l)

Tầng mặt

Tầng đáy

Cu

9,21

10,8

Pb

4,0

7,0

Cd

0,6

0,8

Zn

9,0

22,6

Hg

0,23

0,2

Fe

475

390

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 9

(Nguồn: Dự án Nghiên cứu ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long, năm 1997)

- Hàm lượng dầu trong nước nhìn chung nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng dầu đo được gần khu vực cảng dầu B12 cao hơn so các khu vực khác.

2. Chất lượng môi trường nước sau 2000 (đến năm 2009)

Môi trường nước sông, hồ chịu tác động của các hoạt động kinh tế vườn rừng là chủ yếu. Nhìn chung chất lượng nước sông suối đều phù hợp tiêu chuẩn cho phép, trừ sông Diễn Vọng chịu tác động mạnh của các hoạt động sản xuất than (khai thác, vận chuyển, chế biến, đổ thải, xuất cảng v.v) ở thượng lưu và hai bên bờ sông. Ngoài ra, ở cửa sông Diễn Vọng, sông Trới, sông Man còn có hoạt động khai thác cát làm gia tăng độ đục, hàm lượng khoáng chất trong nước, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục. Hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội khác trên lưu vực Vịnh Cửa Lục từ 2000 chủ yếu diễn ra xung quanh mặt nước vịnh.

- Kết quả quan trắc môi trường gần đây cho thấy hàm lượng dầu tại cảng Cái Lân đôi khi vượt giới hạn cho phép. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của

các dự án xây dựng hạ tầng các khu đô thị Vựng Đâng, Cao Xanh, Hà Khánh v.v, các kim loại nặng như Cd và Pb ở một số lần quan trắc cao hơn QCCP ( Pb từ 1,2 - 8,86 lần và Cd từ 2,4 - 4 lần). Nhìn chung, hàm lượng chất rắn lơ lửng có xu hướng tăng mạnh (Bảng 3.2 ).

Bảng 3.2: Kết quả quan trắc hàm lượng TSS trong nước tại eo Cửa Lục

Đơn vị: mg/l


Con nước

Tầng nước

Thời gian

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1999

Nước lớn

Mặt

4.1

8.3

21.6

55.8

Đáy

4.6

13.0

38.1

88.1

Nước dòng

Mặt

5.3

12.0

23.8

101.7

Đáy

8.9

13.8

26.4

159.7

2000

Nước lớn

Mặt

25.8

32.7

48.3

7.70

Đáy

17.7

61.4

68.8

12.1

Nước dòng

Mặt

45.7

21.8

66.1

11.0

Đáy

5.9

25.5

87.0

16.8

2001

Nước lớn

Mặt

29.0

42.0

42.6

22.4

Đáy

25.9

62.8

129.8

71.2

Nước dòng

Mặt

63.3

45.2

43.0

30.0

Đáy

17.0

45.2

34.7

48.2

2002

Nước lớn

Mặt

34.8

22.5

41.9

14.5

Đáy

23.3

28.6

48.2

18.2

Nước dòng

Mặt

50.2

11.4

40.6

18.1

Đáy

19.4

24.2

40.2

20.0

(Nguồn: Viện Hải dương học Hải Phòng)

- Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng mạnh từ quý III năm 1999 đến 2002 và tăng đột biến vào mùa mưa (quý III, IV) ở cả tầng mặt lẫn tầng đáy. Hàm lượng chất rắn lơ lửng đặc biệt cao ở cả tầng mặt và tầng đáy vào thời kỳ nước dòng năm 1999 đạt 102,7 và 159,7 mg/l. Thông thường, tầng đáy đều có hàm lượng cao hơn so với tầng mặt. Chỉ có một số ít trường hợp ngược lại và

xảy ra vào mùa khô (quý I), có thể do tại thời điểm quan trắc sự hoà trộn của nước biển và nước sông xảy ra chậm hơn, tính phân tầng nước rò ràng hơn.

- Theo báo cáo “Điều tra đánh giá hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As và Hg) trong môi trường và sinh vật hai mảnh vỏ (Bivalve) vùng Vịnh Hạ Long” của Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng cho thấy chất lượng nước vùng vịnh Cửa Lục có biểu hiện ô nhiễm Pb và Cd. Hầu hết các đợt quan trắc hàm lượng Pb và Cd cao hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam đối với chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Hàm lượng Pb trung bình cao hơn quy chuẩn cho phép 1,2 - 2,4 lần. Hàm lượng Cd trung bình cao hơn quy chuẩn cho phép 3,6 - 11 lần. Hàm lượng Pb và Cd cao, tập trung chủ yếu ở khu vực vịnh Hạ Long. Hàm lượng Pb và Cd đợt 1 cao hơn so với các đợt kế tiếp. Trong đợt 1, vào mùa mưa chất thải hoạt động công nghiệp từ đất liền chảy vào nhiều hơn so với các đợt quan trắc 2,3 và 4. Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích ven bờ nhìn chung nhỏ hơn giới hạn bắt đầu gây tác động cho hệ sinh vật thuỷ sinh (TEL). Hàm lượng Pb và Cd trong nước biển ven bờ tại nhiều điểm vượt quá tiêu chuẩn cho phép(Bảng3.3).

Bảng 3.3. Hàm lượng Pb và Cd tại nhiều điểm vượt quy chuẩn cho phép


T T


Vị trí quan trắc

Pb (mg/l)

Cd (mg/l)

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

1

Cửa sông Trới





0,00

0,016

0,00

0,03

2

Cảng Cái Lân

Tầng mặt

0,059

0,178

0,281

0,196

0,016

0,04

0,044

0,036

3


Tầng đáy

0,178

0,178

0,338

0,157

0,032

0,032

0,037

0,018

4


Tầng đáy

0,296

0,355

0,394

0,196

0,056

0,032

0,044

0,024

5

Đò Bang

0,118

0,178

0,281

0,078

0,008

0,048

0,052

0,030


6

Giữa vịnh Cửa Lục


Tầng mặt


0,237


0,296


0,056


0,196


0,048


0,056


0,037


0,042

7


Tầng đáy

0,355

0,237

0,225

0,157

0,056

0,040

vết

0,036

QCVN 10:2008

0.1

0,005

(Nguồn: Phân viện Hải dương học Hải Phòng)

Kết quả nêu trên tương ứng với giai đoạn có các hoạt động san lấp mặt bằng đô thị và khu công nghiệp xung quanh vịnh Cửa Lục (kéo theo hoạt động khai thác cát làm vật liệu san lấp). Cũng trong giai đoạn này, hiện tượng biến đổi dòng và luồng lạch diễn ra khá phức tạp, làm xuất hiện nhiều trương cát dọc theo các dòng chảy chính và dịch chuyển dần về phía Cửa Lục.

Sông Diễn Vọng có chất lượng nước thấp hơn do trên lưu vực sông có hoạt động khai thác than và đổ đất đá thải, nước thải trong khai thác và nước chảy bề mặt chảy qua các khai trường, qua các bãi thải xỉ, đất đá và các khu vực bị sạt lở v.v.

Ở cửa các sông Diễn Vọng, Trới, Man còn có hoạt động khai thác cát làm gia tăng độ đục, hàm lượng khoáng chất trong nước, làm thay đổi các quá trình bồi lắng tạo ra những biến động luồng lạch gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường nước Vịnh Cửa Lục.

Môi trường nước Vịnh Cửa Lục chịu ảnh hưởng của tất cả các hoạt động phát triển xảy ra trên lưu vực do tác động của quá trình rửa trôi bề mặt toàn lưu vực, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước quan trọng như chất thải sinh hoạt từ đô thị và các cụm dân cư hoàn toàn chưa qua xử lý; nước thải và xâm lấn rừng ngập mặn do nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở phía bắc, phía Đông Bắc); chất thải của các tầu thuyền đi lại và neo đậu trên Vịnh Cửa Lục; hoạt động hút cát cửa sông Diễn Vọng, sông Trới và một số khu vực rải rác trong vịnh.

3.1.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước giai đoạn 2009 – 2013

Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009– 2013 tại vị trí quan trắcVịnh Cửa Lục - Cầu Bãi Cháy cho thấy, chất lượng nước tại điểm quan trắc nhìn chung chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các thông số quan trắc đều có xu hướng tăng theo thời gian tuy nhiên chưa vượt quy chuẩn cho phép; duy nhất có hàm lượng dầu tại các thời điểm quan trắc năm 2013 đều vượt quá QCVN 10: 2008/BTNMT-các nơi khác.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí