Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 12

(10) Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển.

(11) Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, thảm họa, chống xói lở bờ biển, bảo vệ dân cư, ứng phó với BĐKH.

(12) Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực biển phục công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường biển.

(13) Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về biển để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đều được gắn với các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến môi trường nước nhằm đưa ra các chiến lược phát triển lâu dài theo hướng phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo Thông báo số 108-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 01/10/2012.

Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh khu vực vịnh Cửa Lục nói riêng và cả tỉnh nói chung đều phải có cán bộ chuyên trách về mặt môi trường. Thực hiện sản xuất theo phương án sản xuất sạch hơn, gắn kiểm toán môi trường vào sản xuất để đảm bảo đạt các Quy chuẩn về môi trường nhưng không ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.

3. Tăng cường giám sát và quản lý môi trường

a, Xây dựng nguồn nhân lực quản lý môi trường

Đầu tư cho nguồn nhân lực quản lý môi trường tại Sở TNMT, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, thường xuyên tập huấn cho cán bộ môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và kiểm toán nguồn thải.

Sử dụng phương pháp kiểm toán môi trường, xác định các nguồn thải đặc trưng để có được biện pháp quản lý thích hợp.

Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 12

Xây dựng hệ thống GIS quản lý nguồn thải theo khu vực, theo ngành dựa vào phần mềm mapinfo để xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế

- xã hội toàn khu vực, giúp việc quản lý được thuận tiện.

Tăng cường công tác quản lý môi trường. Quy định chặt chẽ việc thẩm định phương án bảo vệ môi trường trong quá trình xét duyệt các dự án phát triển, nhất là các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm lớn như hóa chất, cảng biển, đóng tầu, nhiệt điện... Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch để bảo vệ môi trường.

Đa dạng hóa các nguồn vốn bảo vệ môi trường. Tăng cường nguồn vốn ngân sách cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất để xây dựng các công trình xử lý chất thải. Huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đóng góp kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo nguyên tắc "Người được hưởng lợi phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải đầu tư để khắc phục ô nhiễm". Đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường trong toàn thể nhân dân, kể cả ở thành thị và nông thôn.

b, Giám sát việc thực hiện nghiêm túc các thủ tục về môi trường

Việc kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường (hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu…) của các dự án, cơ sở hoạt động là một việc làm cần thiết để hướng chủ đầu tư có nhận thức đúng đắn về vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ đó tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật liên quan.

Phối hợp với UBND thành phố Hạ Long, UBND huyện Hoành Bồ xây dựng kế hoạch, các quy chế để quản lý đối với những địa điểm xả thải, áp dụng các chế tài liên quan để tăng hiệu quả quản lý.

4. Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và tuyên truyền bảo vệ môi trường

a, Hỗ trợ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung

Nước thải dân cư, khu chăn nuôi, khu công nghiệp, khu khai thác than… chiếm vai trò đáng kể trong tổng lượng thải của khu vực. Nên nhất thiết phải có xây

dựng nhà máy xử lý nước tập trung với công suất lớn. Nước thải của khu đô thị cũng như của khu vực dân cư ven biển phải được xử lý triệt để khi thải ra ngoài.

Hỗ trợ xây dựng các khu vệ sinh, hệ thống thu gom chất thải, xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước.

b, Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho bảo vệ môi trường.

Dựa trên một số thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong việc bảo vệ môi trường vịnh, biển: Như các dự án CDM sẽ mang về một số áp dụng vào việc bảo vệ môi trường vịnh Cửa Lục. Mặt khác Nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thông qua việc tăng kinh phí đầu tư. Khuyến khích các nghiên cứu và đặc biệt các cơ quan có thẩm quyền điều tra, đánh giá việc tổ chức, thường xuyên đo đạc quan trắc để đảm bảo tốt hơn về môi trường.

Sử dụng một số phương pháp xử lý phụ thuộc vào lưu lượng, thành phần tính chất nước thải, vị trí xả nước so với điểm dùng nước, khả năng tự làm sạch của hồ tiếp nhận nước thải và nước tự nhiên như các phương pháp cơ học: song chắn rác, quá trình lắng, bể cát, tách các chất tạp nổi; Phương pháp hóa lý như: đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion; Phương pháp hóa học như: trung hòa, oxi hóa khử; Phương pháp sinh học và đặc biệt đối với khu vực sản xuất nông nghiệp cần hạn chế tối đa mức sử dụng chất hóa học.

c. Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về quản lý tài nguyên và BVMT đối với chính quyền các cấp, các ngành, cho mọi tổ chức cá nhân. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đẩy mạnh và đa dạng hoá công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức tạo chuyển biến trong ý thức và hành động của cộng đồng trong việc tham gia quản lý bảo tồn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long cũng như vịnh Cửa Lục. Thu gom rác, sử dụng rác thải làm phân hữu cơ, xử lý nước thải, giáo dục và triển khai các chiến dịch về môi trường và trồng rừng ngập mặn...

- Xác định rò các khu vực cần khoanh nuôi bảo vệ, khu vực hạn chế và nghiêm cấm việc khai thác tài nguyên khoáng sản trên bờ, dưới biển, bảo vệ và phát triển các khu rừng ngập mặn, khu vực nuôi trồng thủy sản.

- Có biện pháp xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ở các doanh nghiệp và các khu dân cư trước khi thải ra biển; hạn chế việc lấn biển để xây dựng các khu đô thị mới; nghiêm cấm việc bốc dỡ than đá trong khu vực di sản để chống ô nhiễm bụi than và bùn than cho Vịnh.

- Nâng cao ý thức tự nguyện giữ gìn cảnh quan của người dân, thông qua các tổ hợp tác tự nguyện thu gom và xử lý rác thải.

5. Lồng ghép vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vào trong chính sách, qui hoạch và công tác quản lý tài nguyên và môi trường vịnh

3.5.2. Giải pháp đối với khu vực môi trường theo nguồn gây ô nhiễm

1. Khu vực môi trường trên bờ phía Đông vịnh Cửa Lục

* Đối với hoạt động công nghiệp khai thác than

Ưu tiên đầu tư xây dựng bể lắng chứa nước thải mỏ, sàng tuyển… xử lý nước trước khi thải ra môi trường, đồng thời quản lý và kiểm soát chặt chẽ nước thải từ hoạt động này. Ổn định bằng cách trồng cây và xây bờ kè chắn, đồng thời san lấp và trồng cây trên bãi thải đã ổn định. Hoàn nguyên đất đá hoặc hồ chứa nước trên các moong khai thác than cũ. Từng bước ngừng khai thác than tại thành phố Hạ Long nhằm hạn chế nguồn trầm tích lơ lửng làm đục và bồi lắng đáy vịnh.

* Đối với khu vực quần cư đô thị với các hoạt động phát triển đô thị và tôn tạo hạ tầng

- Hoạt động tôn tạo hạ tầng kèm theo san lấp mặt bằng, lấn biển và đổ bùn thải làm mất đi các bãi triều và rừng ngập mặn, làm giảm khả năng tự làm sạch của hệ thống. Vẫn còn tình trạng đổ bùn thải của cát nạo vét luồng lạch thiếu kiểm soát. Chính vì lẽ đó cần nghiêm ngặt đánh giá tác động môi trường và giám sát thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án lấp biển và san lấp mặt bằng. Bắt buộc các dự án lấn biển điều phải xây bờ kè chống bồi lắng bùn cát ven vịnh.

- Nước thải sinh hoạt trong khu đô thị cần được thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường vịnh.

2. Khu vực môi trường trên bờ phía Bắc và phía Tây vịnh Cửa Lục

- Áp dụng các giải pháp kiểm toán môi trường công nghiệp cho từng xí nghiệp, công ty.

- Giám sát việc thực hiện nghiêm túc các dự án đánh giá tác động môi trường

- Thường xuyên quan tắc môi trường, cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường công nghiệp chung của toàn tỉnh.

- Quản lý cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã cấp (Hiện nay đã có một số công ty đăng kí xả thải vào vịnh Cửa Lục nhưng hầu hết là công ty lớn: Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (446.4 - 4.000); Công ty CP Xi măng Hạ Long (115,0 – 140,0m3/ng.đ); Công ty CP Xi măng Thăng Long (95,0 – 115,0m3/ng.đ); Cảng dầu B12 – Công ty xăng dầu B12 (68,0 – 75,0m3/ng.đ); Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân ( 130,0 – 150,0m3/ng.đ)… Nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều công ty tư nhân, các khu xử lý nước thải chưa được quản lý chặt chẽ.

- Áp dụng mức thuế môi trường đối với các đơn vị phi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

3. Đối với khu vực môi trường với các hoạt động phát triển trên vịnh Cửa Lục

- Khu vực hoạt động trong vịnh chủ yếu là hoạt động tàu thuyền và đặc biệt là khu vực cảng Cái Lân (vận chuyển hàng hóa), cảng Làng Khánh (tàu, bè chuyên chở than). Cần kiểm soát khối lượng chở hàng đảm bảo không làm thuyền đắm. Kiểm soát đúng, đủ, kịp thời việc xả thải của các tàu. Đảm bảo tất cả các tàu hoạt động trên vịnh đều lập và thực hiện theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.

- Kiểm soát các hoạt động khai thác cát, nạo vét bùn trên vịnh.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác hải sản trong vùng, đặc biệt là ở vùng triều, các khu vực ven bờ và quanh các đảo. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác bằng chất nổ, xung điện, hóa chất và các ngư cụ mang tính huỷ diệt nguồn lợi. Không phát triển các phương tiện nhỏ đánh bắt ở khu vực gần bờ. Tăng cường

công tác tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân về các biện pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường. Nhân rộng mô hình nuôi sạch, nuôi sinh thái để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

- Quản lý chặt chẽ việc xả thải của các tàu vận tải hoạt động trên biển. Tuân thủ nghiêm những quy tắc kỹ thuật trong quá trình bốc dỡ hàng, dầu và các hóa chất độc hại. Sớm xây dựng một lực lượng chuyên trách với phương tiện đủ mạnh để ngăn chặn và ứng phó kịp thời với các sự cố tràn dầu trong vành đai kinh tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Khu vực vịnh Cửa Lục nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ là nơi hội tụ nhiều tiềm năng kinh tế quan trọng cả trên bờ và dưới biển. Khu vực nghiên cứu được coi là một trong những khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Quảng Ninh với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp khái thác than, vật liệu xây dựng, đóng tàu, cảng biển, công nghiệp công nghệ cao.....

2. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu trong vùng là hoạt động cảng biển, hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác than và khai thác cát, giao thông thủy, lấn biển xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị, hoạt động sinh hoạt của cư dân vên vịnh .

3. Tải lượng vật liệu và nước thải từ các hoạt động trên bờ và dưới vịnh là khá lớn, song nhờ có khả năng trao đổi nước thường ngày giữa vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long nên hầu hết nhiều chỉ tiêu môi trường nước vẫn nằm trong GHCP theo QCVN. Chỉ có dầu mỡ, TSS đôi khi vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng một số kim loại nặng có dấu hiệu ô nhiễm như chì ( Pb), Mangan (Mn).

Các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục qua các mùa trong năm ít có sự thay đổi, riêng dầu mỡ có xu hướng tăng vào năm cuối trong thời gian nghiên cứu.

4. Phân chia vịnh Cửa Lục thành 4 khu môi trường nguồn ô nhiễm và khu chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục là cơ sở để có biện pháp quản lý nhằm hạn chế tận gốc nguồn gây ô nhiễm nước trong vịnh.

5. Các giải pháp đề xuất đều dựa vào thực tiễn có thể là những gợi ý cho các cơ quan tham khảo trong quá trình thực hiện và tổ chức quản lý đảm bảo phát triển bền vững cho vịnh Cửa Lục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tác An (2000), Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Viện hải dương học. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch ven bờ Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên môi trường (2008), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN10:2008/BTNMT)”, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên môi trường (2009), “Thông tư quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ”, Hà Nội.

4. Dự án “thông tin và Báo cáo môi trường - ERI” (2006), Cục bảo vệ Môi trường, Hà Nội.

5. Dự án Jica “Nghiên cứu Quy hoạch quản lý môi trường vịnh Hạ long” (1999), Quảng Ninh.

6. Hà Văn Hòa, (2007), “Quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường biển vùng ven bờ các đô thị qua thực tiễn tại Quảng Ninh – Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ Hành chính công, Trường Học viện Hành chính Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Hòe (1999), Phương hướng giải các bài toán môi trường không chuẩn, Tạp chí bảo vệ môi trường N0 2 – 1999.

8. Nguyễn Cao Huần & nnk (2010). Quy hoac̣ h bảo vê ̣môi trườ ng t ổng thể và

một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

9.Nguyễn Cao Huần (2004).Dự án đánh giá tải lượng bồi – xói trầm tích đáy vịnh Cửa Lục, Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

10. Tôn Thất Lãng, “Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, Hà Nội.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí