Các Phương Pháp Đánh Giá Tài Nguyên Và Điều Kiện Sinh Khí Hậu

Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả phân vùng trong nước và thế giới, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên lãnh thổ Nam Bộ, NCS lựa chọn 5 nguyên tắc sau để tiến hành phân vùng ĐLTN Nam Bộ:

b.1. Nguyên tắc khách quan: Đây có thể xem là nguyên tắc quan trọng nhất, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng, trong việc phát hiện và khoanh ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan và tuỳ tiện. Sử dụng nguyên tắc này phải phát hiện ra các địa tổng thể tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Do đó, hệ thống các đơn vị phân vùng phải là sự phản ánh các quy luật phân hoá khách quan của tự nhiên và cũng không phụ thuộc vào mục đích và nhiệm vụ của công tác phân vùng.

b.2. Nguyên tắc phát sinh: Đây là nguyên tắc cơ bản làm cơ sở khoa học của việc phân vùng ở tất cả các cấp. Nó đòi hỏi phải chia ra những đơn vị lãnh thổ không những giống nhau về các đặc điểm tự nhiên mà còn có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển. Những người ủng hộ nguyên tắc phát sinh trong phân vùng địa lí tự nhiên cho rằng: có nắm được quy luật phát sinh và phát triển của địa tổng thể mới có thể điều khiển, khai thác chúng một cách hợp lý. Nguyên tắc phát sinh tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay nó đang được hầu hết các nhà địa lí sử dụng trong phân vùng. Để tránh khó khăn và phức tạp khi sử dụng nguyên tắc này, thường dùng phương pháp xét theo nhân tố trội (nhân tố chủ đạo- chi phối mạnh nhất đặc điểm tự nhiên của vùng, thường là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài thiên nhiên).

b.3. Nguyên tắc tổng hợp: Nguyên tắc tổng hợp giúp cho nguyên tắc phát sinh theo nhân tố trội khỏi đi chệch hướng khi phân vùng ĐLTN. Nguyên tắc này yêu cầu không chỉ phân tích hạn chế ở một số hợp phần thiên nhiên như địa mạo - khí hậu hoặc thổ nhưỡng - địa mạo, mà phải xét đến mọi hợp phần thiên nhiên trong mối quan hệ tương hỗ thống nhất hoàn chỉnh của địa tổng thể.

Ưu điểm của nguyên tắc này là tránh cho phân vùng địa lí tự nhiên dù có theo một nhân tố chủ đạo nào đó cũng không trở thành phân vùng bộ phận. Tuy nhiên cũng không nên áp dụng nguyên tắc tổng hợp một cách máy móc mà vấn đề quan trọng là phải nêu lên được mối quan hệ tương hỗ ràng buộc của tất cả các hợp phần thiên nhiên với nhau thành một địa tổng thể.

b.4. Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Tính đồng nhất tương đối của tự nhiên

là nét đặc thù của các đơn vị phân vùng, cho thấy các đơn vị phân vùng vừa thống nhất lại vừa phức tạp, thống nhất ở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa các hợp phần, nhưng đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ, khiến cho mỗi đơn vị lại có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn, cũng như có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn. Nguyên tắc này còn thể hiện ở chỗ: khi cấp bậc phân vùng càng cao, lãnh thổ càng rộng lớn thì mức độ đồng nhất thấp, dựa vào các chỉ tiêu khái quát. Trái lại, khi cấp bậc phân vùng càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu cụ thể, chi tiết. Càng đi vào trung tâm của địa tổng thể thì đặc điểm chung càng rõ rệt, càng điển hình, nhưng khi ra ngoại vi của địa tổng thể thì các đặc điểm chung càng mang tính chất trung gian.

b.5. Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ - còn gọi là nguyên tắc tính toàn vẹn, không chia cắt lãnh thổ, dựa trên tính cá thể của các địa tổng thể. Nguyên tắc này cho thấy không thể có hai địa tổng thể hoàn toàn giống nhau. Do đó mỗi đơn vị phân vùng đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các đơn vị lãnh thổ lân cận, và mỗi đơn vị cũng không thể bao gồm những bộ phận rời rạc phân cách nhau về mặt lãnh thổ.

→ Các nguyên tắc trên cần được vận dụng xuyên suốt trong việc xây dựng cơ sở của phương pháp phân vùng ĐLTN.

c. Phương pháp phân vùng

Trước khi sử dụng phương pháp để tiến hành phân vùng Nam Bộ, cần xác định hướng phân vùng chủ đạo. Phương pháp phân vùng phải phù hợp với những nguyên tắc phân vùng cơ bản và phù hợp với tình hình thực tiễn. Phải dễ hiểu và dễ sử dụng khi nghiên cứu trên thực địa và nghiên cứu trong phòng. Phải là những phương pháp thông dụng, phổ biến, đã được sử dụng rộng rãi và đã khẳng định giá trị đích thực về mặt khoa học và thực tiễn. Do đó, những phương pháp phân vùng được lựa chọn sử dụng trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ gồm có 3 phương pháp sau:

c.1. Phương pháp phân vùng theo dấu hiệu (nhân tố) chủ đạo: Đây là một trong những phương pháp phổ biến và đã được nhiều tác giả sử dụng khi tiến hành phân vùng. Ví như F.N. Minkov [51] phân chia các đới theo lớp phủ thực vật - thổ nhưỡng và khí hậu; V.I. Prokaev [74] đề nghị chọn nhân tố chủ đạo đối với những đơn vị mang tính địa đới là tương quan nhiệt - ẩm, còn đối với những đơn vị không

41

mang tính đới là những đặc điểm thạch học và địa mạo,...

c.2. Phương pháp phân tích liên kết các thành phần cấu tạo: Đây là phương pháp cơ bản của việc thể hiện và xây dựng bản đồ t tổng hợp ĐLTN. Trong phân vùng, phải tính đến tất cả các hợp phần tạo nên địa tổng thể, xem xét vai trò từng nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển và phân hoá của địa tổng thể như: địa chất, địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, thực bì và thậm chí cũng cần tính đến tác động của con người với vai trò làm biến đổi thiên nhiên và góp phần trong việc tạo nên các thể tổng hợp mới. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi, trên thế giới có các nhà nghiên cứu như Ixatsenko [36], Mincov [51], Phedina [67]; Việt Nam có Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh [64], Tổ phân vùng ĐLTN [102]

c.3. Phương pháp địa lí so sánh: Bất cứ một nghiên cứu nào cũng cần phải sử dụng phương pháp so sánh. Trong phân vùng, phương pháp so sánh cho phép chúng ta làm sáng tỏ sự giống và khác nhau giữa các thể tổng hợp, giúp giải thích được các quy luật hình thành, phát triển và phân dị của các thể tổng hợp. Phương pháp này áp dụng cho cả trong phòng và trong các cuộc nghiên cứu thực địa, mà còn giúp ta tiến hành phân tích các thể tổng hợp, biểu thị trên bản đồ phân vùng ĐLTN. Việc so sánh, đối chiếu các bản đồ bộ phận với nhau giúp rút ra được những đặc trưng giống và khác nhau về ĐKTN giữa các cấp phân vùng, từ đó đưa ra được những chỉ tiêu khoa học thích hợp cho mỗi cấp phân vùng theo mục đích nghiên cứu.

→ Bên cạnh những phương pháp nêu trên, trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ còn sử dụng nhiều phương pháp khác, kể cả truyền thống lẫn hiện đại như: phương pháp bản đồ, phương pháp thực địa, phương pháp cổ địa lí. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và đều có những giá trị nhất định đối với công tác phân vùng. Các phương pháp này luôn có mối liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong quá trình áp dụng để tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống phân vùng ĐLTN Nam Bộ nhằm đạt được hiệu quả phân vùng ĐLTN.

d. Hệ thống chỉ tiêu phân vùng địa lý tự nhiên

d.1. Hệ thống phân vùng trên thế giới: Nhiều nhà nghiên cứu địa lý đã coi phân vùng như một phương pháp toàn năng nhằm sắp xếp và hệ thống lại lãnh thổ nghiên cứu. Các nhà địa lý học Liên Xô cũ đã tiến hành phân vùng lãnh thổ dựa vào quy luật địa đới và phi địa đới. Tuy nhiên vai trò của từng quy luật có sự khác nhau theo từng bậc, A.A. Grigoriep và nhiều người khác cho rằng quy luật địa đới và phi

địa đới phải được sắp xếp xen kẽ nhau trong hệ thống phân vị. A.G. Ixatsenko (1953) [36] lại coi tính địa đới là quy luật phân hóa cơ bản của lớp vỏ địa lý, đơn vị cấp cao nhất được sắp xếp theo quy luật địa đới. Một số tác giả khác lại loại bỏ hoàn toàn quy luật địa đới, cho rằng phi địa đới mới đóng vai trò chủ đạo trong phân hóa các địa tổng thể. Tiêu biểu như I.A. Xontxev (1958) và G.D. Richter (1964). Không đồng nhất với những quan điểm trên. V.I. Prokaep (1967) [74] và một số tác giả khác lại tách các cấp phân vị trong hệ thống dành những dãy độc lập nhau, theo đó mỗi dãy sẽ là đại diện cho các quy luật chủ đạo là địa đới, phi địa đới và một dãy kết hợp.

d.2. Hệ thống các cấp phân vị trong phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam

d.2.1. Hệ thống phân vùng của tác giả nước ngoài: Người đưa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nước ta là T.N. Seglova (Liên Xô cũ) trong công trình “Việt Nam” (1957) - tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản có 2 cấp: vùng và á vùng. Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam” (1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng. Miền Bắc Việt Nam được chia thành 3 lãnh thổ: đồng bằng, đồi, núi.

d.2.2. Hệ thống phân vùng của tác giả Việt Nam: Phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam được tiến hành từ thập kỉ 60 của thế kỷ XX. Sơ đồ phân vùng được Tổ Phân vùng thuộc UBKHKT nhà nước [102] đưa ra, trong đó hệ thống các đơn vị phân vùng được phân chia 4 cấp như sau: Đới Miền Khu Vùng ĐLTN. Hệ thống phân loại nhiều cấp của Vũ Tự Lập 1974 [42] áp dụng trong nghiên cứu cảnh quan miền Bắc Việt Nam.Trong hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho phân vùng từ cấp lớn nhất (địa lí quyển) đến cấp nhỏ nhất (điểm địa lý), khó áp dụng cho một lãnh thổ nhỏ. Đối với lãnh thổ nghiên cứu nhỏ hơn thì có các công trình nghiên cứu của Phạm Quang Anh và nnk [3] xây dựng hệ thống phân loại có 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của Nicolaev: Khối CQ hệ phụ hệ lớp phụ lớp nhóm kiểu CQ. Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh [64] với 5 cấp: Ô Địa lí Á Địa lí Đới Địa lí Miền Địa lí Vùng Địa lí. Dựa vào đặc điểm phân hóa ĐLTN Nam Bộ, NCS lựa chọn kế thừa kết quả phân vùng ĐLTN của nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [28] với hệ thống 3 cấp: Đới Miền Vùng cho phân vùng ĐLTN Nam Bộ.

1.3.2.3. Các phương pháp đánh giá tài nguyên và điều kiện sinh khí hậu

a. Cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp tài nguyên

Các dạng TNDL không tồn tại độc lập mà thường tồn tại, phát triển trên cùng một không gian có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Trong việc đánh giá tổng hợp tài nguyên, không có phương pháp riêng nào đạt mức độ chính xác cao, vì vậy cần kết hợp nhiều phương pháp để việc đánh giá mang tính khách quan và xác thực. Hiện nay đang tồn tại nhiều kiểu đánh giá TNDL và các phương pháp đánh giá không ngừng hoàn thiện, đổi mới, phổ biến hiện nay như [46]:- Đánh giá thẩm mĩ: xác định mức độ cảm giác và phản ứng tâm lí của khách du lịch đối với TNDL. Cơ sở đánh giá dựa trên những thống kê điều tra xã hội học. Đánh giá sinh học: Đánh giá các tiêu chí khí hậu, thời gian thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người hoặc cho các hoạt động du lịch. Đánh giá kĩ thuật: Dựa trên một số chỉ tiêu kỹ thuật của các tiêu chí tự nhiên, nhân văn để xác định giá trị tài nguyên đối với PTDL, làm cơ sở cho đánh giá mức độ phân hóa lãnh thổ du lịch, xác định các điểm, tuyến DL, khu DL. Đánh giá kinh tế: là kiểu đánh giá mà kết quả của nó sẽ là giá trị tiền tệ cụ thể, nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tương lai.

Đánh giá TNDL và SKH là một kiểu đánh giá kỹ thuật, sinh học mà nhiệm vụ là phân loại tài nguyên theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động DL hoặc từng LHDL. Vì vậy, sau khi điều tra, đánh giá từng loại tài nguyên cần đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên theo các cách: xây dựng thang – bậc điểm đánh giá, dựa vào một số tiêu chí thông dụng, đánh giá bằng cảm quan, điều tra qua cảm nhận đánh giá của DK dựa trên đặc điểm, giá trị thẩm mỹ và mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với sức khỏe, các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, v.v. của DK. Mục tiêu đánh giá cho phát triển LHDL nào sẽ quy định cụ thể thang đánh giá cũng như vận dụng các tiêu chí đánh giá. Thang đánh giá bao gồm: các yếu tố được đánh giá, các bậc của thang đánh giá, chỉ tiêu của từng bậc, số điểm của từng bậc, hệ số của các yếu tố và cách tính kết quả.

a.1. Khái niệm đánh giá ĐKTN và TNDL: Đánh giá có thể được hiểu là đánh giá định lượng hay đánh giá định tính. Đánh giá định lượng là các kết quả quy về được các đơn vị đo lường cụ thể: số lượng, khối lượng, kích thước. Đánh giá định tính là đưa ra được những nhận định về mặt tính chất của sự vật. Theo Phạm Trung Lương: “Đánh giá các ĐKTN và TNTN phục vụ DL nhằm xác định mức độ TL(tốt,

trung bình, kém) của các ĐKTN và TNTN đối với toàn bộ hoạt động DL nói chung hay đối với từng LHDL, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ DL nói riêng”. [49]

a.2. Các nguyên tắc đánh giá: Với mục tiêu đã được xác định, các phương pháp đánh giá TNDL phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác định giá trị và quy luật phân hoá TNDL. (2) Coi các thông tin đúc kết được từ số liệu quan trắc là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá TNDL. (3) Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị, quy luật phân hoá TNDL và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời sống con người thông qua kết quả của việc đánh giá. (4) Để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động đánh giá, khai thác và bảo vệ TN phải thống nhất biện chứng với nhau.

a.3. Cách đánh giá: Đánh giá thích nghi sinh thái là phu o ng pháp đánh giá truyền thống đạ c tru ng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng - là dạng đánh giá nhằm thể hiẹ n mức đọ thích hợp của các thể tổng hợp ĐLTN và các hợp phần của chúng đối với một dạng hoạt đọ ng kinh tế nào đó. Mức đọ thuạ n lợi của các địa tổng thể thu ờng đu ợc thể hiẹ n ở dạng điểm hoạ c cấp dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm na ng tự nhiên của địa tổng thể. Đánh giá TNDL trên mọ t lãnh thổ có thể thực hiẹ n đánh giá theo các đo n vị thể tổng hợp ĐLTN. Phu o ng pháp đánh giá có thể tiến hành đánh giá theo từng thành phần. Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các thể tổng hợp ĐLTN đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp nhằm xác định giá trị thực và khả na ng khai thác thực tế của tài nguyên. Trong đề tài, sử dụng phu o ng pháp này nhằm xác định mức đọ thuạ n lợi (tốt, trung bình, kém) của TNDL (TNTN, TNNV) và ĐKSKH cho PTDL. Phu o ng pháp đánh giá thực hiẹ n theo 3 bu ớc:

Bước 1. Xây dựng thang đánh giá: Đây là bu ớc quan trọng và quyết định nhất tới kết quả đánh giá bao gồm: lựa chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các bạ c, chỉ tiêu, điểm cho mỗi bạ c và trọng số của từng tiêu chí. Tiêu chí đu ợc xác định dựa trên đạ c điểm, yêu cầu của chủ thể đánh giá. Các tiêu chí phải có sự phân hóa trên lãnh thổ nghiên cứu và ảnh hu ởng r rẹ t đến chủ thể đánh giá. Mỗi tiêu chí thu ờng đu ợc đánh giá theo các bạ c, gồm 3, 4 hoạ c 5 bạ c với các mức đọ TL khác nhau. Để đảm bảo tính khách quan và mang tính định lu ợng, mỗi bạ c đánh giá đu ợc xác định bằng mọ t điểm số. Để đánh giá TNDL và điều kiện SKH Nam Bộ cho các LHDL, NCS xác lập các tiêu chí đánh

giá dựa vào đặc điểm, yêu cầu của mỗi LHDL. Mỗi tiêu chí phân chia làm 4 bậc đánh giá (RTL: Rất thuận lợi, TL: Thuận lợi, TĐTL: Tương đối thuận lợi và ITL: Ít thuận lợi) dựa trên chỉ tiêu riêng và điểm số tương ứng từ cao xuống thấp.

Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn thu ờng có tính chất, mức đọ và giá trị không đồng đều. Vì thế cần xác định thêm trọng số cho các tiêu chí. Trọng số được xác định bằng: ý kiến chuyên gia, phân tích hẹ số hồi quy tuyến tính, phân tích chỉ số kinh tế. Trong luận án, trọng số của các tiêu chí đu ợc xác định bằng phương pháp ma trận tam giác - là phương pháp so sánh các yếu tố theo tầm quan trọng hay mức đọ ảnh hu ởng của chúng đối với yêu cầu của dạng sử dụng [32]. Quá trình so sánh đu ợc tiến hành theo từng cạ p các yếu tố du ới hình thức đạ t câu hỏi: “đối với dạng sử dụng X, yếu tố nào quan trọng hơn ”.

Bảng 1.1. Ma trận tam giác lựa chọn yếu tố đánh giá [32]


Yếu tố

C1

C2

C3

...

Cm-1

Cm

R

k

C1

1

1

1

1

1

1

M

m/R

C2

0

1

1

1

1

1

m-1

(m-1)/R

C3

0

0

1

1

1

1

m-2

(m-2)/R

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Cm-1

0

0

0

0

1

1

m-(m+1)

[m-(m+1)]/R

Cm

0

0

0

0

0

1

1

1/R



Tổng cộng



m+ (m-1)+...+1= R

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 7

(Ghi chú: C1, C2, ... Cm là các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá được thống kê, r là số điểm hay tần suất lặp lại thể hiện sự quan trọng của yếu tố, k là trọng số của yếu tố được lựa chọn, m là số lượng yếu tố, chỉ tiêu của cảnh quan.)

Bước 2. Tiến hành đánh giá: Tiến hành đánh giá nhằm xác định đu ợc điểm đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm của các bạ c đánh giá nhân với trọng số của tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp là trung bình cọ ng hoạ c nhân của các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí. Trong đề tài, NCS lấy điểm trung bình cọ ng để đánh giá kết quả. Công thức xác định điểm trung bình cọ ng (CT1)

Bước 3: Đánh giá kết quả [32]


CT1 Trong đó X Điểm trung bình cọ ng đánh giá k i Trọng số của tiêu chí thứ i 1(CT1)

Trong đó: X: Điểm trung bình cọ ng đánh giá

ki: Trọng số của tiêu chí thứ i

Xi: Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i

i: Tiêu chí đánh giá, i = 1,2,3...n

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình đánh giá. Ca n cứ vào điểm trung bình cọ ng để phân cấp các mức đọ đánh giá từ RTL đến ITL. Các cấp đu ợc xác định bởi công thức (CT2)

CT2: CT2 32 m số cấp đánh giá m 4 Trong đó Cấp 1 X min ≤ X 1 X min ∆X Cấp 2 X 1 ≤ X 2 2 (CT2) [32]

m: số cấp đánh giá (m=4)

Trong đó: Cấp 1: Xmin ≤ X1 <Xmin +∆X Cấp 2: X1 ≤ X2< X1 + ∆X Cấp 3: X2 ≤ X3 < X2 + ∆X Cấp 4: X3 ≤ X4 <Xmax

b. Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu thông qua chỉ số Khí hậu du lịch TCI

Chỉ số khí hậu du lịch – TCI được đề xuất lần đầu tiên bởi Mieczkowski (1985) [208]. Tác giả sử dụng chỉ số TCI để tính toán điều kiện thoải mái DL từ 453 trạm khí tượng, trong 12 tháng/năm ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó đến nay, rất nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng và phát triển chỉ số này để phân tích cho điều kiện khí hậu tới sức khỏe của DK ở nhiều khu vực khác nhau như Amiranashvili [133], Matzarakis[143], Amelung [153], Scott & McBoyle [189], v.v. Chỉ số này kết hợp từ 7 tham số trong đó có 2 tham số kết hợp là CID và CIA, 3 tham số độc lập R, S,W (CT3)

CT3: TCI = (8*CID) + (2*CIA) + (4*R) + (4*S) + (2*W) [208]

Trong đó: CID: Chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày (Chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày dựa vào hai chỉ số nhiệt độ tối cao trung bình và độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình)

CIA: Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày (Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày dựa trên hai chỉ số nhiệt độ không khí trung bình và độ ẩm trung bình)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023