Sinh Khí Hậu Và Tài Nguyên Sinh Khí Hậu Để Phát Triển Du Lịch

vụ cho DK. Với tình hình DL hiện nay, DK thường có xu hướng đến các nơi có phong cảnh đẹp để tham quan, vì thế cảnh quan thiên nhiên rất quan trọng trong việc thu hút DK. Sự đa dạng về động – thực vật là tiền đề cơ bản, từ đó hình thành các LHDL như du lịch tham quan, nghiên cứu, thám hiểm, săn bắt.

Tuy nhiên, không phải tài nguyên sinh vật nào cũng được coi là TNDL. Tùy vào mục đích DL khác nhau, người ta đưa ra các chỉ tiêu khác nhau của tài nguyên. Đối với DLTQ, các tiêu chí gồm: Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình; có loài đặc trưng, đặc hữu cho khu vực hoặc là loài quý hiếm trên thế giới; có loài động vật điển hình cho vùng; có một số loài phổ biến có thể quan sát được hoặc nghe được tiếng hót và có thể chụp ảnh; đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại của DK. Với tiêu chí cho DL săn bắt thể thao thì loài được săn bắt phải là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng loài; loài động vật nhanh nhẹn, khu vực săn bắt phải rộng và cách xa dân cư nhằm bảo đảm an toàn cho DK và người dân xung quanh. Với chỉ tiêu DL là nghiên cứu khoa học thì động thực vật phải phong phú, đa dạng; đây là nơi tồn tại các loài quý hiếm; có thể đi lại, quan sát và chụp ảnh.

b. Tài nguyên du lịch văn hóa: Theo Luật DL Việt Nam 2017 [109] “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.”. Dựa vào đặc tính vật chất có hình thể, có thể nhìn vào hoặc sờ thấy được, hoặc không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục, các nhà nghiên cứu phân TNDL văn hóa thành hai loại chính là tài nguyên DL văn hóa vật thể và tài nguyên DL văn hóa phi vật thể (phụ lục 2.2).

b.1. Các di tích lịch sử văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam 2003:

„DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học‟ DTLSVH được coi là một trong những nguồn TNDL quan trọng để mở rộng và phát triển DL, là nơi ẩn chứa một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ, những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức, những nơi ghi dấu ấn về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học, đồng thời những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên tạo dựng cùng với tác động của con người. Theo tiêu chuẩn xếp hạng

của Bộ Văn hóa – Thể Thao – Du lịch, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam, thắng cảnh quốc gia và địa phương bao gồm:

Di tích khảo cổ: là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt đất, trong lòng đất hoặc dưới nước mà lưu giữ những di vật, vết tích có liên quan tới quá trình tồn tại và phát triển của một tộc người, một cộng đồng cư dân ở những thời điểm xa xưa của lịch sử. Di tích khảo cổ còn được gọi là các di chỉ khảo cổ, bao gồm: di chỉ cư trú (hang động, cư trú ngoài trời), di chỉ mộ táng, những đô thị cổ, tàu thuyền đắm.

Di tích lịch sử: là những di tích hàm chứa các nội dung chủ yếu liên quan đến các sự kiện, các nhân vật lịch sử tiêu biểu có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dựng và giữ nước của một dân tộc, quốc gia. Bao gồm có: các di tích ghi dấu sự kiện đặc biệt quan trọng, các di tích ghi dấu chiến công của nhân dân, các di tích ghi dấu chứng tích chiến tranh, các di tích lưu niệm danh nhân, anh hùng,v .v.

Di tích kiến trúc nghệ thuật: là các công trình kiến trúc có giá trị về kỹ thuật xây dựng cũng như mỹ thuật trang trí, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cùng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỉ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể chứa đựng bên trong di tích. Bao foofm các nhóm: di tích tôn giáo, tín ngưỡng, di tích kiến trúc quân sự, di tích kiến trúc dân sự.

Danh lam thắng cảnh: Theo Luật Di sản Văn hóa 2003 [110]: „Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học‟

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Để đánh giá ý nghĩa của DTLSVH phục vụ mục đích phát triển DL, cần dựa vào một số tiêu chí thể hiện số lượng và chất lượng di tích sau: (1) Mật độ di tích phản ánh số lượng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và được coi là tiêu chí quan trọng nhất về mặt số lượng. Tiêu chí này chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì mật độ di tích trên một lãnh thổ có thể cao, nhưng chất lượng di tích không đảm bảo. Hơn nữa trên một lãnh thổ lớn, mật độ di tích chưa phản ánh hết được sự phân bố của các di tích. (2) Số lượng di tích là một tiêu chí thể hiện số lượng (tuyệt đối) di tích có mặt trên một lãnh thổ. So với tiêu chí mật độ di tích, tiêu chí này thể hiện nhiều hay ít một cách tương đối. Trên một lãnh thổ, số di tích có thể nhiều nhưng phân bố rải rác thì ý nghĩa bị hạn chế. Ngược lại, số di tích tuy tương đối ít, song phân bố tập trung hơn thì giá trị của chúng đối với DL lại lớn hơn. (3) Số di tích được xếp hạng là tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng di tích. Nó có giá trị hơn

so với các tiêu chí thể hiện số lượng. (4) Số di tích đặc biệt quan trọng phản ánh chất lượng của di tích và trên thực thế di tích này không nhiều và không phải lãnh thổ nào cũng có, di sản thế giới là di tích đặc biệt quan trọng.

Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 5

b.2. Lễ hội: Lễ hội dân gian là một trong những loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc trưng, mang tính tổng hợp cao về phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức khoa học kỹ thuật, thể hiện quan niệm về thế giới, về con người, về đạo đức, lối sống. Các lễ hội là TNDL nhân văn có sức hấp dẫn khách DL bao gồm các lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mô lớn, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đa dạng. Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Có thể phân biệt một số lễ hội chính sau: lễ ghi nhớ những sự kiện của đời sống như sinh nở, khai tâm, cưới xin, ma chay, nhiều DK rất thích lễ hội này; lễ phục hồi nhằm làm sống lại kí ức hoặc nền văn hóa đã tiêu vong; lễ hội có nghi lễ mô phỏng cuộc tế lễ mang màu sắc sân khấu và trang nghiêm; lễ hội kỉ niệm để nhắc nhở một công ước nào đó, hoặc sự kiện khai sinh nhà nước, thường có tính giáo dục cao và tổ chức long trọng. Ngoài ra còn có nhóm lễ hội truyền thống dân gian (hình thành trong lịch sử, gắn với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân tộc) và lễ hội đương đại. Lễ hội thường xuất hiện vào mùa xuân, tập trung trong thời gian ngắn, tuy nhiên có lễ hội kéo dài tới 2 tháng, có quy mô lễ hội khác nhau, địa điểm tổ chức thường tại những DTLSVH, cho phép khai thác tốt hơn cả di tích và lễ hội vào mục đích DL. Có thể phát triển DLTQ, nghiên cứu chuyên đề lễ hội, mua sắm, nghiên cứu, v.v.

b.3. Văn hóa ẩm thực: Văn hóa ẩm thực không chỉ nói đến nhu cầu ăn no, ăn đủ chất mà là nói tới cái đẹp, nghệ thuật chế biến món ăn, không gian và thời gian ăn uống, cách ăn uống của con người được nâng lên thành nghệ thuật. Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa được sáng tạo, bảo tồn qua nhiều thời đại.

b.4. Văn hóa nghệ thuật: Trong quá trình phát triển, các nghệ nhân dân gian cùng với nhân dân sáng tạo, nuôi dưỡng, bảo tồn được nhiều làn điệu dân ca, điệu múa, bản nhạc, các loại nhạc cụ, các loại hình biểu diễn nghệ thuật, v.v. nếu phân lại theo đối tượng phục vụ là công chúng, hay giai cấp vua, quan, theo những quy định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, các loại hình biểu diễn thì phân văn hóa truyền thống thành hai loại hình: nhac nhạc và dân ca (tục nhạc). Nếu phân theo thời gian và sự phát triển thì gồm văn hóa nghệ thuật truyền thống (làn điệu dân ca,

bài ca, bản nhạc, các loại nhạc cụ, vũ khúc) và văn hóa nghệ thuật hiện đại. Những kiệt tác DSVH phi vật thể không những góp phần tạo ra sự đa dạng về sản phẩm DL, mà có sức hấp dẫn đặc biệt đối với DK, vừa mang lại cho DK thư giãn, vừa nâng cao đời sống tinh thần, nhận thức, giúp DK tận dụng thời gian rảnh rỗi, nhất là vào ban đêm.

b.5. Làng nghề truyền thống: Theo Bùi Văn Vượng: “Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời”. [122]. Sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của văn hóa, văn minh lâu đời của người dân tại một khu vực nên có sức hấp dẫn lớn, góp phần tạo ra sự đa dạng. Các làng nghề truyền thống chính là một dạng TNDL nhân văn bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó có cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kĩ năng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật). PTDL qua các làng nghề không chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch, quảng bá văn hóa người dân địa phương mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

b.6. Phong tục, tập quán sống ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. DK khi đi DL chính là đi tìm những tập quán sinh sống ăn, mặc, ở, cưới hỏi, sản xuất của người dân địa phương, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc. Cụ thể ở Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về phong tục tập quán của mình. Ví dụ DK tới Tây Nguyên, ngoài việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham quan, tìm hiểu đời sống của các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu, tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con dân tộc…Nhiều giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc được bảo tồn tốt đã trở thành nguồn TNDL hấp dẫn DK đặc biệt là khách quốc tế.

b.7. Các sự kiện đặc biệt ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Các sự kiện đặc biệt cũng thu hút một số lượng DK với mục đích tham quan, nghiên cứu, mua bán, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kí kết các hợp đồng và quảng bá mở rộng thị trường. Sự kiện thương mại DL gồm có những hội chợ chuyên đề, hội chợ kỉ niệm. Những hoạt động mang tính sự kiện văn hóa thể thao: cuộc thi đấu thể thao quốc tế, Liên hoan phim Quốc tế, chương trình ca nhạc, biểu diễn balê, các cuộc thi hoa hậu thường

được tổ chức ở các trung tâm thành phố lớn. Vì vậy, các thành phố này là những trung tâm DLVH của các quốc gia, khu vực và là hạt nhân tạo vùng DL.

1.2.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu

1.2.3.1. Điều kiện và tài nguyên khí hậu

Theo Alitxôp “Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ Mặt trời, đặc tính của mặt đệm và hoàn lưu khí quyển” (Trích theo [91]). Như vậy, khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển ở một nơi nào đó trên trái đất, vì vậy khí hậu có tính chất ổn định và ít thay đổi.

Điều kiện khí hậu là tổ hợp các dấu hiệu đặc trưng của khí hậu ở một vùng bao gồm đặc điểm của các yếu tố khí tượng (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió), các quá trình, quy luật vật động và phát triển của nó.

Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một vùng nào đó có thể khai thác nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành kinh tế - xã hội [91].

1.2.3.2. Sinh khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu để phát triển du lịch

a. Sinh khí hậu: Khí hậu ứng dụng là lĩnh vực sử dụng số liệu khí hậu cho các công việc mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y học, kỹ thuật, xây dựng, giao thông, hàng không [111]. Như vậy, khí hậu ứng dụng là sự nghiên cứu điều kiện khí hậu trong mối quan hệ với một đối tượng cụ thể, từ đó tìm ra những tác động tích cực và tiêu cực của thời tiết, khí hậu lên đối tượng nhằm đưa ra những giải pháp đúng đắn, hợp lý để tận dụng, nâng cao tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của thời tiết, khí hậu.

SKH là lĩnh vực nghiên cứu của khí hậu ứng dụng (phụ lục 1.7). Theo Từ điển bách khoa Nông nghiệp “Sinh khí hậu là bộ môn khoa học liên ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống” [98]. Nghiên cứu SKH là cơ sở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật trong đó có con người nhằm nâng cao sức sản xuất trong môi trường nhất định.

Trong môi trường nhất định, điều kiện SKH là một trong những điều kiện sinh thái cảnh tác động lên tất cả giới sinh vật (động thực vật, vi sinh vật, con người) bao gồm những dấu hiệu đặc trưng của thời tiết, khí hậu và được biểu hiện

28

bởi các yếu tố bức xạ, nhiệt độ, mưa, độ ẩm v.v…Các ĐKSKH này khi được sử dụng phục vụ các mục đích của con người được gọi là tài nguyên SKH.

b. Tài nguyên Sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch: “SKH người là một bộ phận của SKH nói chung, nghiên cứu các quá trình tương tác môi trường khí hậu

- con người từ các góc độ, mục tiêu khác nhau. Nó là một mảng quan trọng của bộ môn nghiên cứu khí hậu ứng dụng” [111].

Nghiên cứu SKH người cho mục đích DL chính là việc nghiên cứu điều kiện khí hậu, thời tiết tác động đến sức khỏe con người, đến việc tổ chức, triển khai các hoạt động du lịch; Nghiên cứu SKH DL cần chỉ ra những thời kỳ thuận lợi, bất lợi của điều kiện SKH cho sức khỏe con người, đối với từng LHDL, trên những không gian địa lý cụ thể. Kết quả nghiên cứu SKH để chỉ ra được những mặt thuận lợi và không thuận lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu cho PTDL nhằm nâng cao hiệu quả khai thác TNDL và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DL.

1.2.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện SKH đến con người và hoạt động du lịch

Khí hậu là thành phần quan trọng nhất của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động DL. Điều kiện khí hậu của một địa phương có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến DL hoặc hoạt động DL của nơi đó (phụ lục 1.1). Thích hợp đối với hoạt động DL là khí hậu lục địa ôn đới, khí hậu nhiệt đới biển. Nhìn chung những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách DL ưa thích. Tuy nhiên, mỗi LHDL thường đòi hỏi những dạng khí hậu khác nhau để phục vụ cho hoạt động DL của riêng loại hình đó. Tính mùa vụ của khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến tính mùa vụ của DL. Ta có thể thấy các vùng khác nhau trên thế giới thường có mùa DL khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Dựa vào khí hậu, hoạt động DL có thể diễn ra quanh năm ở một địa phương hoặc chỉ có thể diễn ra trong vài tháng. Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút DK thông qua ĐKSKH. Khí hậu là một trong những tài nguyên quan trọng để phát triển LHDL chữa bệnh, an dưỡng. Trong các tiêu chí của SKH đáng chú ý nhất là nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, ánh sáng mặt trời và gió (phụ lục 1.3). Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí có tác dụng tốt cho việc chữa bệnh và phục hồi sức khỏe của con người (phụ lục 1.2).

a. Ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời: Bức xạ cực tím có hiệu quả sinh học rõ rệt như tạo Vitamin D, chống còi xương, tương tác với những chất chứa

29

sunfuahidryl tham gia vào sự hô hấp trong mô thực hiện quá trình giải độc trong cơ thể. Tuy nhiên, da thường xuyên bị tác động của tia cực tím sớm bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn, kém tính đàn hồi, thậm chí gây ung thư da. Ngoài ra, bức xạ Mặt Trời còn có tác dụng tiêu diệt mầm của một số loài ký sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt trứng giun v.v. Như vậy, những khu vực có lượng bức xạ lớn, ánh nắng chan hòa là điều kiện lý tưởng cho việc tổ chức các hoạt động DL. Số giờ nắng trung bình trong ngày cao sẽ có sức hút mạnh đối với DK.

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ là một trong những yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Những thay đổi về nhiệt độ môi trường thường dẫn tới sự mất cân bằng nhiệt. Khi những thay đổi này vượt quá giới hạn cơ thể có sự điều chỉnh sinh lý, mất đi sự thoải mái. Khi có sự dao động về nhiệt tăng hoặc giảm, biểu hiện sinh lý dễ thấy nhất là hoạt động tim mạch và hệ thần kinh (Phụ lục 1.1,1.2, 1.5). Một số kết quả nghiên cứu giới hạn sinh lý ở con người với điều kiện nhiệt độ cho thấy: con người cảm thấy bình thường ở nhiệt độ 27 -

28,90C; còn chịu đựng được ở 33 - 34,90C và nguy hiểm ở 37 - 38,90C [111]. Như

vậy, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, nền nhiệt độ trung bình cao là điều kiện phù hợp với sức khỏe con người và việc tổ chức các hoạt động du lịch, đặc biệt các LHDL phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiệt độ như nghỉ dưỡng, tắm biển ...

c. Ảnh hưởng của độ ẩm: Độ ẩm không khí có vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt, nó chi phối các quá trình trao đổi nhiệt trong và ngoài cơ thể nhằm duy trì cân bằng nhiệt. Trong cùng điều kiện nhiệt độ, con người cảm thấy dễ chịu khi không khí khô (độ ẩm thấp) và ngược lại. Trong trường hợp độ ẩm bão hòa, con người có cảm nhận lạnh hơn và tạo nên môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và khuyếch tán các vi trùng, vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ở các vùng địa lí khác nhau con người có mức độ thích nghi với môi trường khác nhau. Đối với người Việt Nam, độ ẩm không khí thích nghi được là 79,5 ± 5,2 % trong điều kiện nhiệt độ và sự chuyển động không khí bình thường. Cảm giác dễ chịu vào mùa hè

khi nhiệt độ là 25,50C; độ ẩm là 80% và vận tốc gió 0,3 - 0,5m/s; mùa đông khi

nhiệt độ không khí 24,50C, độ ẩm là 80% và vận tốc gió 0,3 - 0,5m/s [111].

d. Ảnh hưởng của mưa: Mưa đối với các hoạt động DL những ngày mưa, kể cả mưa phùn đều không tạo điều kiện thuận lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, những ngày mưa ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động DL, làm giảm

quỹ thời gian DL. Số ngày mưa tương đối ít là tiêu chuẩn cần thiết đối với DL. Với sức khỏe con người, trong nhiều trường hợp một số chứng bệnh thời tiết chấm dứt ngay khi bắt đầu mưa và dông, cảm giác ngột ngạt, oi bức tiêu tan rất nhanh khi hạt mưa đầu tiên xuống. Mưa cũng giữ vai trò tích cực trong việc làm sạch không khí, mưa làm giảm độ nhiễm bẩn của không khí. Tuy nhiên, khi kết hợp với gió mạnh, mưa phùn sẽ di chuyển các ổ dịch bệnh.

e. Ảnh hưởng của gió: Gió có tác động lưu thông không khí, điều chỉnh tự nhiên nhiệt độ môi trường. Gió thiên nhiên còn góp phần làm sạch môi trường, xua tan khói bụi công nghiệp và những khí thải ô nhiễm. Tuy nhiên, gió cũng có thể gây nên những bất lợi đối với sức khỏe con người, gió thổi mạnh làm không khí đối lưu mạnh và đột ngột gây nên sự mất nhiệt trong cơ thể (phụ lục 1.6). Về phương diện sinh lý học, có thể chia gió thành các cấp: Gió mát, tốc độ tới 3,5m/s; Gió lạnh, tốc độ tới 3,6-6m/s; Gió kích thích, tốc độ trên 6m/s.

e. Ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt: Bão: trước khi bão xuất hiện 1-2 ngày thì áp suất giảm mạnh, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, lặng gió, mây phát triển và dông xuất hiện, cơ thể con người cảm giác oi bức nặng nề do rối loạn chức năng điều tiết thân nhiệt, thiếu ôxi trong không khí và nước, hệ thần kinh thực vật bị tác động mạnh, v.v. Khi bão xuất hiện, mây dày đặc, bức xạ kém đặc biệt áp suất giảm đột ngột, gió mạnh, mưa lớn kéo dài, độ ẩm cao đã tác động mạnh đến các yếu tố sinh lý của cơ thể con người, kích thích sự phát triển của sâu bệnh, vi khuẩn gây hại sức khỏe người. Thời tiết bão thường có gió mạnh, mưa lớn kéo dài cũng ảnh hưởng xấu, thậm chí còn cản trở đến DL. Dông: trước khi dông xuất hiện gây cho con người cảm giác ngột ngạt, khó thở mệt mỏi, giảm sự linh hoạt, thậm chí xuất hiện triệu chứng bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh, trụy tim mạch, v.v. Trong cơn dông thường có gió to, gió giật và mưa lớn làm cho điện trường khí quyển tăng đột ngột ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Sương mù: sương mù ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể bằng bốc hơi. Các giọt nước trong sương mù tiếp xúc với mô phổi có nhiệt độ cao hơn làm giảm thân nhiệt nhanh chóng, khiến các chứng bệnh phổi, họng và cảm lạnh dễ bộc phát. Các quá trình điều tiết nhiệt luôn kéo theo những ảnh hưởng tương ứng trong chức năng hệ thần kinh, của tim và tuần hoàn máu.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí