Phân Loại Sinh Khí Hậu Và Thành Lập Bản Đồ Sinh Khí Hậu Nam Bộ

2.1.5.5. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

a. Hiện tượng bão, dông lốc, sương mù: Các hiện tượng thời tiết gây cản trở hoạt động du lịch rất ít xảy ra ở Nam Bộ (phụ lục 9.8) nhưng cần chú ý về yếu tố dông nhất là các địa phương vùng núi (Bình Phước và Tây Ninh) và cả ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Tuy ít xảy ra bão lũ nhưng cùng với sự BĐKH đang diễn ra hiện nay - tần suất bão đổ về miền Nam, trong đó có Nam Bộ trong thời gian gần đây ngày càng tăng, cho nên các địa phương trong vùng cần có các biện pháp để ứng phó với các diễn biến khí hậu một cách tốt nhất, nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch an toàn, hiệu quả (phụ lục 9.9). Các địa phương có số ngày có sương mù rất thấp (phụ lục 9.11), tạo điều kiện thuận lại cho việc đi lại và vui chơi giải trí của DK.

b. Hiện tượng hạn bà chằn: Hạn bà chằn – (hạn lệ, hạn bông tranh), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, [80] đã định nghĩa “Hạn bà chằn” là từ dân gian và được chính thức dùng trong ngành khoa học khí tượng thủy văn, để chỉ sự hạn hán xảy ra trong mùa mưa, không có mưa trong nhiều ngày và cái nắng lại gay gắt hơn, nên gọi là “hạn bà chằn”. Thông thường giữa mùa (tháng VII – VIII) có thời gian hạn lâu nhất trong năm. Hạn thường xảy ra trên toàn khu vực, đặc biệt ở các tỉnh TNB xác suất xuất hiện hạn rất lớn. Gần như năm nào cũng có các đợt hạn, bình quân có từ 7-10 đợt không mưa liên tục 5 ngày, 4-6 đợt không mưa liên tục 7 ngày. Hạn bà chằn diễn ra làm nhiệt độ tăng cao 34 -35ºC, thời tiết nóng bức nhưng khô ráo, là điều kiện thúc đẩy du lịch giải trí, đặc biệt là các công viên nước, vườn trái cây. Hơn nữa, thời gian diễn ra đợt hạn tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII, là thời gian nghỉ hè, DK có thể tận dụng thời gian 5-6 ngày không mưa để đi nghỉ dưỡng tại các bãi biển, hoặc DLTQ. Theo báo cáo của Trung tâm khí tượng thủy văn, những đợt hạn bà chằn giúp TPHCM tăng lượng DK về các công viên nước lên 10%. Vì vậy, cần tận dụng hạn bà chằn để hạn chế tính bất lợi của mùa mưa, phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày hạn bà chằn, cần lưu ý hạn chế để DK về muộn vào chiều tối vì thời điểm này hay có dông và gió mạnh, thậm chí gió lốc, xoáy, có thể kèm theo mưa. Đồng thời cần chuẩn bị vật dụng cần thiết như dù, áo mưa, bạt che để đề phòng có những cơn mưa rào đột xuất.


2 2 Đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa Nam Bộ 2 2 1 Các di tích lịch sử văn 1


2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa Nam Bộ

2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa

Về tín ngưỡng, Nam Bộ chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Ở Thất Sơn, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước. Ở núi Bà Đen, có chùa Bà Đen nổi tiếng, v.v. Di tích LSVH ĐNB khá tập trung và có mật độ cao nhất so với khu vực phía Nam. Trong số các di tích xếp hạng, có nhiều di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị cao đối với DL. ĐNB có 156 di tích LSVH được xếp hạng quốc gia, trong đó có 1 DSVH phi vật thể của thế giới được UNESCO công nhận (đờn ca tài tử Nam Bộ), 7 di tích quốc gia đặc biệt (Căn cứ trung ương cục miền Nam, nhà tù Côn Đảo, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, Bù Gia Mập). ĐNB từ lâu đã nổi tiếng với các nền văn minh tiền sử và sơ sử. Đặc biệt nhất là các di tích của nền văn minh Óc Eo-nền văn hóa vật chất Phù Nam, Bưng Bạc, Bưng Thơm. Mặt khác, cũng cho thấy những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, của đạo Bà La Môn đã xâm nhập khá sớm vào nước ta. Thể hiện rõ nhất ở các khu di tích Cát Tiên- thánh địa Bà La Môn giáo có quy mô khá lớn của Vương quốc cổ Phù Nam nằm trong địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Các chuyên gia Nhật Bản đã đánh giá khu di tích này có giá trị ngang tầm với khu di tích Ăngkor Vát của Campuchia. Ở suối Gia Liêu, ở Hang Gòn (Đồng Nai), ở Dầu Giây (Lộc Ninh, Bình Phước), đã phát hiện những công cụ đá của người vượn, niên đại khoảng 300.000 năm trước. Trong các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, đặc biệt quan trọng có các di tích liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh như khu bến cảng Nhà Rồng và nhiều di tích gắn liền với cuộc chiến đấu chống Mỹ của quân dân Nam Bộ như khu căn cứ Trung ương cục ở Tây Ninh, địa đạo Củ Chi, nhiều DTLSVH như Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Trên địa bàn ĐNB có một số bảo tàng quan trọng, là những điểm thu hút sự chú ý của khách tham quan như Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Di tích Chiến Tranh ở TPHCM. Ngoài ra, ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có bảo tàng riêng của mình. Một đặc điểm đặc biệt trên địa bàn vùng có một số khu di tích, danh thắng có ý nghĩa như các bảo tàng ngoài trời- những di tích khảo cổ quan trọng ở thánh địa Cát Tiên, các mộ cổ người Mạ

TNB có 182 di tích lích LSVH được xếp hạng quốc gia, trong đó có 6 di tích quốc gia đặc biệt (Rạch Gầm Xoài Mút; trại giam Phú Quốc, di tích lịch sử Chương Thiện, di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp, di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng). Bên cạnh những di tích lịch sử cách mạng, những di tích văn hóa-tín ngưỡng cũng là những điểm thu hút khách mạnh mẽ. Gần đây các nhà khảo cổ còn tìm thấy ở An Sơn phía Đông Bắc tỉnh Long An các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách nay 3.000 năm, và ở Rạch Núi phía Đông Nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách nay 2.700 năm. Di tích kiến trúc nghệ thuật gồm nhiều loại hình như chùa, đền, miếu, thánh đường và nhà cổ gắn liền với đời sống tâm linh và văn hóa người bản địa như Chùa Âng – Ao Bà Om, chùa Hang (Trà Vinh), chùa Dơi (Sóc Trăng), Quan Âm Phật Đài (Bạc Liêu), đình thần Mĩ Phước (An Giang), miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), nhà Trăm Cột (Long An), nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ), biệt thự công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu), v.v. Hiện nay, vùng TNB có 18 bảo tàng, trong đó có 1 bảo tàng cấp quốc gia (bảo tàng Tiền Giang) và 1 bảo tàng cấp địa phương (Hậu Giang), 16 bảo tàng còn lại thuộc về lĩnh vực xã hội, trưng bày về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mức độ khai thác DLVH lịch sử vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian

Ở Nam Bộ, những lễ hội dân gian của người Việt vẫn mang tính thống nhất từ Bắc vào Nam. Tùy vào nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian. Các lễ hội có quy mô lớn với nội dung phong phú, có sức hấp dẫn, đồng thời diễn ra quanh năm. Vẫn những lễ hội gắn với các nhân vật lịch sử như lễ hội Trương Định, lễ hội gắn với sản xuất nông nghiệp như lễ cầu mưa, lễ hội rước các Ông, lễ lên rẫy, lễ vào mùa, lễ hội đua bò. Lễ hội với những tín ngưỡng tôn giáo như lễ hội núi Bà Đen thờ Linh Sơn Thánh mẫu, Lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Cao Đài tại tòa thánh Cao Đài. Ở vùng ven biển, lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá và tâm linh của cư dân. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam, bên cạnh lễ hội Nghinh Ông còn có lễ Lệ Cô Long thờ cúng Mẫu và kết hợp cúng thần biển. Đáng chú ý là có những lễ hội trung tâm thu hút rất đông khách hành hương tới dự như lễ hội Núi Dinh, lễ hội Núi Bà Đen,v.v. Tổng số lễ hội ở TNB là 1.237 lễ hội, trong đó có 854 lễ hội dân gian, 262 lễ hội tôn giáo, 11 lễ hội

67

lịch sử và 110 lễ hội lịch sử cách mạng [64]. Các lễ hội đặc sắc nhất TNB tập trung tại An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre: lễ hội Oóc-om-bo, lễ hội Chol Chnam Thmay, v.v Trong thời gian qua, nhiều lễ hội văn hóa du lịch, festival đã được tổ chức như lễ hội Trái Cây Nam Bộ, Hội chợ du lịch quốc tế ITE 2015, năm du lịch quốc gia Phú Quốc 2016, tuần lễ du lịch Xanh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, góp phần quảng bá hình ảnh cho DL Nam Bộ.

2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công ở vùng ĐNB tuy không nhiều nhưng cũng khá độc đáo. ĐNB có khoảng 90 làng nghề thủ công truyền thống với nhiều giá trị khai thác phục vụ DK như: Sản phẩm của “xóm lò gốm Sài Gòn xưa”, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu, nghề khảm tranh sơn mài ở TPHCM cũng rất phát triển. Bình Dương là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. TNB hiện có 211 làng nghề tiểu thủ công, chiếm 10% số làng nghề trong cả nước và khoảng 50% số hộ nông nghiệp coi sản xuất thủ công là nghề phụ để cải thiện thu nhập. Nhiều làng nghề đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng địa phương. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, Vĩnh Long có nghề làm gốm, Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng, Bến Tre có kẹo dừa,v.v.Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, không có sự gắn kết giữa làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công, và các doanh nghiệp, còn ở mức tự phát.

2.2.4. Các tài nguyên nhân văn khác

Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực dân dã mà độc đáo, được coi như có giá trị văn hóa cao đối với phát triển DL: Ẩm thực ĐNB thể hiện tính độc đáo, đa dạng, giao thoa của nhiều cộng đồng từ mọi miền đất nước, cũng như các quốc gia trên thế giới, mỗi địa phương có những đặc sản nổi tiếng riêng: dế cơm chiên nước mắm, bưởi Tân Triều ở Đồng Nai, bánh khọt Cô Ba (Vũng Tàu), xá xíu, há cảo (TPHCM), gỏi măng cụt (Lái Thiêu), bánh bèo bì (Bình Dương). Ẩm thực TNB là “ẩm thực khẩn hoang” [101] gắn với những nguyên liệu đơn giản, dân dã với nét đặc trưng là sự đa dạng của các loại mắm. Các sản phẩm có chuột đồng Cao Lãnh chấm muối ớt, rau thơm Đồng Tháp, cơm tần dừa Bến Tre, dừa sáp Cầu Kè ở Trà

Vinh, các món bánh ở Chợ Nổi Cần Thơ như bánh tét, bánh ú, bánh lá mít, rắn bông súng nấu cháo Cà Mau, bún gỏi gà Sóc Trăng, tắc kè xào lăn trên cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, dơi quạ hấp chao ở vùng U Minh Thượng, ba khía, nhộng ong kẹp gắp nướng lá nhàu từ các rừng tràm, rừng đước bạt ngàn, vú sữa Lò Rèn (Tiền Giang), cốm dẹt trộn dừa kiểu Khmer (Trà Vinh), đuông dừa, đuông chà là, bánh tằm bì, bánh đúc gân sầu riêng, cúm, ba khía,v.v

Nghệ thuật truyền thống: Văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Xét về mức độ, những đặc trưng chủ đạo này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hoá Nam Bộ. Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa, hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử. Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại văn học dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ. Trong đó, vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè Chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè thầy Thông Chánh... Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các truyện thơ nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Lâm Sanh - Xuân Nương, Thạch Sanh - Lý Thông, Dương Ngọc, Hoàng Trừu, Tấm Cám, Hậu Vân Tiên... Hát bội (tuồng) từ miền Trung đưa vào đã phát triển mạnh mẽ trên đất Nam Bộ. Hầu hết các lễ hội thường có kèm theo hát bội. Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật cải lương là loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Hát dù kê của người Khmer, vọng cổ và cải lương của người Kinh, Ram vong, lâm lêv và sarvan là ba điệu múa dân gian phổ thông nhất. Ngoài ra là các điệu múa con sáo, múa trống chhayam, múa đám cưới, múa đám tang, múa cúng Neak Ta và cầu Arăk... Âm nhạc bao gồm nhạc sân khấu và nhạc dân gian. Nhạc cụ rất đa dạng, trong đó tiêu biểu là dàn nhạc g . Tiêu biểu nhất trong loại hình nghệ thuật sân khấu là kịch hát Rôbam và kịch hát Yukê. Giao thoa văn hoá chính là một trong những bản sắc của văn hoá Nam Bộ.


2 3 Phân loại Sinh khí hậu và thành lập bản đồ Sinh khí hậu Nam Bộ 2 3 1 ác 2


2.3. Phân loại Sinh khí hậu và thành lập bản đồ Sinh khí hậu Nam Bộ


2.3.1. ác định các chỉ tiêu phân loại Sinh khí hậu Nam Bộ

Từ các kết quả phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê khí hạ u phục vụ mục đích phát triển các LHDL, NCS sử dụng chủ yếu hai yếu tố co bản là nhiẹ t và ẩm để phân loại SKH Nam Bộ với 03 tiêu chí thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp: nhiẹ t đọ không khí trung bình na m, tổng lu ợng mu a na m, và số ngày mưa.

2.3.1.1. Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm:

Nhiẹ t đọ là mọ t trong những yếu tố SKH ảnh hu ởng trực tiếp đến co thể, sức khỏe và các hoạt đọ ng của con ngu ời. Mọ t số kết quả nghiên cứu giới hạn sinh lý liên quan đến nhiẹ t đọ cho thấy co thể cảm thấy bình thu ờng khi nhiẹ t đọ dao đọ ng từ 18 - 22°C, con ngu ời có trạng thái dễ chịu nhất. Tuy nhiên, co thể con ngu ời không chịu ảnh hu ởng thụ đọ ng của điều kiẹ n ngoại cảnh mà có khả na ng thích nghi. Do vạ y, ngoài vùng dễ chịu thì co thể con ngu ời vẫn có thể thích ứng đu ợc. Xuất phát từ quan điểm coi nền nhiẹ t đọ chung của lãnh thổ là mọ t tiêu chí tốt để phân tích, đánh giá sự phân hóa nhiẹ t theo không gian và theo đọ cao địa hình, NCS lựa chọn chỉ tiêu nền nhiẹ t là nhiẹ t đọ trung bình na m. Nhiệt độ Nam Bộ khá nóng do vị trí nằm ở vùng nhiệt đới, cận xích đạo. Mặc dù Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng khí hậu vẫn có sự khác nhau theo không gian, vĩ độ và độ cao. Ở đây có một số ngọn núi có độ cao đáng kể như núi Bà Đen (990m), Chứa Chan (800m), vùng Bảy Núi (với độ cao thay đổi từ 614m (núi Cô Tô) đến 20m (núi Nước)) và vùng trung du miền núi như Bình Phước, Xuân Lộc (Đồng Nai) địa hình đồi lượn sóng với dao động từ 400 - 600m. Do địa hình càng cao, nhiệt độ càng giảm, những khu vực này có nhiệt độ thấp hơn xung quanh. Nam Bộ trải dài trên 5 vĩ độ và bao quanh là biển nên nhiệt độ thay đổi theo từng vùng. Theo Gössling and Hall [161] đã có nghiên cứu cho rằng DK sẽ cảm thấy không thoải mái nếu nhiệt độ tăng thêm

10C. Dựa vào đó, qua phân tích các số liệu quan trắc tại các địa điểm cụ thể khu vực

Nam Bộ, NCS phân chia nhiệt độ trung bình năm thành 3 cấp tương ứng với mức độ cảm nhận nhiệt chung nhất của cơ thể con người. Rất nóng >26ºC tương ứng với TĐTL cho du lịch; nóng 24 ºC T≤26 ºC TL cho du lịch; hơi nóng T≤24 ºC RTL cho DL

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023