45 48 74 75 78 81 94 95 95 96 104 106 107 116 119 122 123 131 133 133 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 1
- Các Nghiên Cứu Đánh Giá Đkskh Cho Phát Triển Du Lịch
- Tài Nguyên Du Lịch – Điều Kiện Để Phát Triển Du Lịch
- Sinh Khí Hậu Và Tài Nguyên Sinh Khí Hậu Để Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
47 49 |
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
36 52 56 60 64 69 71 73 76 82 105 117 121 132 145 |
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến lược phát triển du lịch (DL) Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [9], xác định phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển DL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Ngoài các ý nghĩa về kinh tế, phát triển DL còn góp phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
DL là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên tự nhiên (TNTN) và tài nguyên nhân văn (TNNV) là các yếu tố quan trọng, là tiền đề cơ sở để hoạch định các phương hướng phát triển các LHDL cụ thể. Tiềm năng về TNTN và TNNV của Nam Bộ rất lớn cho phát triển kinh tế nói chung và DL nói riêng. Cụ thể, vị trí địa lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng động lực phát triển kinh tế của đất nước, trên tuyến đường quốc tế quan trọng, tuyến đường xuyên Á nối liền các nước Đông Nam Á và lục địa với nhau, Nam Bộ còn có 3/10 đô thị du lịch quốc gia – những hạt nhân để tổ chức lãnh thổ du lịch (Vũng Tàu, Hà Tiên), có TPHCM là trung tâm du lịch quốc gia, có 338 di tích quốc gia, trong đó có 13 di tích quốc gia đặc biệt, 1 di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể thế giới được UNESCO công nhận. Đặc biệt, Nam Bộ có rất nhiều hệ sinh thái (HST) có đa dạng sinh học cao; 4 Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ) (Cần Giờ, Cát Tiên, Kiên Giang, Mũi Cà Mau, và chuẩn bị là 5/10 với KDTSQ Cửa sông Cửu Long), 6/9 Khu Ramsa Thế giới, 9 Vườn quốc gia (VQG), 7 Khu bảo vệ sinh cảnh; 5 khu bảo tồn thiên nhiên, 3 khu bảo tồn loài [100]. Ngoài ra còn có các bãi biển dài và đẹp, các hệ thống đảo hai bên bờ Đông và Tây như Phú Quốc, Côn Đảo, Hải Tặc, v.v. tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch (LHDL). Chế độ khí hậu của Nam Bộ thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm, biên độ nhiệt năm không quá chênh lệch, mưa rào không kéo dài, rất ít các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Mạng lưới sông, ngòi, kênh rạch với hệ thống nhà bè, chợ nổi trên sông, các hồ nước lớn (Trị An), thác nước (Đá
Hàn, Mơ), suối nước nóng Bình Châu, các địa hình núi cao như núi Sam, Bảy Núi, núi Bà Đen gắn với các lễ hội văn hóa, v.v. chính là điểm thu hút DL ở Nam Bộ.
Thực tế hiện nay hiệu quả của DL Nam Bộ chưa xứng với tiềm năng của vùng, chưa phát triển đồng đều giữa Tây Nam Bộ (TNB) và Đông Nam Bộ (ĐNB). Trong khi DL ĐNB đóng góp cho tổng thu DL chiếm 46% cả nước (đứng đầu), thì tổng thu DL của TNB còn chiếm tỷ trọng nhỏ, thấp nhất cả nước, chỉ khoảng 4% – mặc dù được một số tạp chí quốc tế xếp hạng có “những thắng cảnh du lịch hấp dẫn nhất thế giới”. DL hầu hết tập trung phát triển ở một số trung tâm du lịch như TPHCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, thiếu tính liên kết vùng, chưa phân bố đồng đều về số lượng và chất lượng. Sản phẩm DL thiếu tính đặc trưng, độc đáo, giữa các địa phương trùng lắp, đặc biệt ở TNB. Hệ thống CSVC còn chưa đồng bộ, một số công trình xây dựng chưa phát huy được hiệu quả công suất hoặc bỏ hoang.
Hướng nghiên cứu đánh giá Tài nguyên du lịch (TNDL) gắn với điều kiệ sinh khí hậu (ĐKSKH) hiện nay đang là xu hướng nghiên cứu của nhiều tác giả, vì DL rất cần đánh giá ĐKSKH phải phù hợp, thích nghi với sức khỏe của khách du lịch. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về ĐKSKH cho phát triển DL cho các vùng lãnh thổ như Quảng Ninh, Tây Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu TNDL và ĐKSKH phục vụ một số LHDL ở Nam Bộ Việt Nam vẫn chưa được thực hiện. Đặc biệt, hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến phát triển DL vùng. Để mang lại hiệu quả cao hơn cho phát triển DL trong thời gian tới, đáp ứng được cho nhu cầu thực tế xã hội thì cần có những nghiên cứu tiếp tục, tập trung định hướng, xác định các LHDL có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao của Nam Bộ. 4 LHDL được lựa chọn đánh giá trong luận án là những LHDL nổi bật như du lịch tham quan (DLTQ), du lịch nghỉ dưỡng (DLND), du lịch sinh thái (DLST), du lịch văn hóa (DLVH).
Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam” cho luận án Tiến sĩ của mình, với hi vọng sẽ đưa ra được bức tranh định hướng tương lai sẽ phát triển 4 LHDL Nam Bộ cho hiệu quả nhất, ngoài ra nó còn như chỉ dẫn địa lý cho du khách (DK) tham gia các LHDL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa ở Nam Bộ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp TNDL, ĐKSKH cho phát triển DL ở Nam Bộ từ đó đề xuất được định hướng tổ chức phát triển các LHDL Nam Bộ trên cơ sở đánh giá các TNDL và ĐKSKH du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, NCS đề ra nhiệm vụ cần thực hiện:
- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu về đặc điểm TNDL và ĐKSKH của lãnh thổ nghiên cứu, phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
- Tổng quan những vấn đề nghiên cứu, đánh giá TNDL và ĐKSKH phục vụ mục đích phát triển du lịch ở trên thế giới, ở Việt Nam và ở Nam Bộ.
- Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, đánh giá TNDL, ĐKSKH, cho phát triển du lịch (cho 4 LHDL theo các vùng của Nam Bộ).
- Phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ và bản đồ phân vùng tỷ lệ 1:250.000. Phân loại sinh khí hậu (SKH) du lịch Nam Bộ và bản đồ phân loại SKH tỷ lệ 1:250.000. Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH cho phát triển các LHDL nổi trội/lợi thế của Nam Bộ
- Đánh giá tổng hợp TNDL và ĐKSKH cho PTDL theo các vùng. Từ đó đề xuất định hướng không gian phát triển các LHDL ở Nam Bộ theo các vùng.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Phạm vi không gian
- Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu của luận án là Nam Bộ gồm đất liền và biển đảo ven bờ (vùng biển đảo ven Vịnh Thái Lan và vùng biển đảo phía Đông Tây Nam Bộ)
3.2. Phạm vi khoa học
- Luận án kết hợp giữa phân vùng ĐLTN và phân loại SKH DL phục vụ đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch Nam Bộ Việt Nam
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá TNDL tự nhiên (tài nguyên địa hình, tài nguyên sinh vật, thắng cảnh, v.v), TNDL nhân văn (các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp, các làng nghề truyền thống có định hướng phát triển phục vụ du lịch hoặc đang thu hút du khách, các lễ hội và các đối tượng văn hóa, thể thao
và hoạt động nhận thức khác có sức thu hút với du khách) và ĐKSKH Nam Bộ cho 4 LHDL chính là DLTQ, DLND, DLST, DLVH.
- Định hướng không gian lãnh thổ hợp lý cho một số LHDL Nam Bộ trên cơ sở kết quả đánh giá TNTN và ĐKSKH và TNNV.
4. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Nam Bộ có nguồn TNDL, ĐKSKH đa dạng, phong phú và phân hóa, đây là những ưu điểm giúp phát triển những lợi thế so sánh trong DL giữa các vùng khác nhau của Nam Bộ.
- Luận điểm 2: Các kết quả đánh giá TNDL và ĐKSKH cho phát triển DL theo vùng cùng với mức độ thuận lợi của mỗi vùng ĐLTN cụ thể là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ đề xuất định hướng không gian phát triển các LHDL và sản phẩm DL ở Nam Bộ.
5. Những điểm mới của luận án
- Phân vùng ĐLTN Nam Bộ phục vụ phát triển DL (bản đồ phân vùng tỷ lệ 1:250.000); Phân loại SKH DL Nam Bộ (bản đồ phân loại SKH tỉ lệ 1: 250.0000) là cơ sở dữ liệu quan trọng cho đánh giá tài nguyên phát triển các LHDL Nam Bộ.
- Sử dụng chỉ số TCI (chỉ số khí hậu du lịch) để đánh giá mức độ và xác định thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch tại Nam Bộ.
- Xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng LHDL dựa trên hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDL, điều kiện SKH; Đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển các LHDL và đề xuất định hướng cho phát triển DL Nam Bộ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Bổ sung cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu vận dụng cho việc đánh giá tài nguyên du lịch theo vùng. Làm sáng tỏ vai trò của các nguồn TNTN, ĐKSKH, TNNV đối với việc phát triển từng LHDL cụ thể. Đồng thời, góp phần hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong đánh giá TNTN, TNNV và ĐKSKH phục vụ mục đích phát triển DL.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cho định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội (KTXH) Nam Bộ, đồng thời kết quả
của luận án giúp cho các cấp chính quyền địa phương đề xuất kế hoạch, tổ chức các hoạt động DL phù hợp với tiềm năng của địa phương một cách có hiệu quả kinh tế.
7. Cơ sở tài liệu
Luận án được thực hiện dựa trên nguồn tài liệu cơ sở sau:
- Tài liệu, số liệu thống kê của các ban ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành Nam Bộ, của Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phương.
- Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo, quy hoạch, đề án phát triển du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch [9, 11], các báo cáo du lịch của Tổng cục Du lịch [106] các đề án phát triển du lịch ĐNB và TNB của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch [12], các công trình nghiên cứu, quy hoạch, phát triển du lịch của các cơ quan chính quyền các tỉnh, thành phố.
- Dữ liệu số hóa các bản đồ Địa hình, Địa mạo, Sinh vật, Hành chính Nam Bộ Việt Nam tỷ lệ 1:250.000 [104], Bản đồ tổ chức lãnh thổ không gian DL Đông Nam Bộ tỷ lệ 1:500.000 và bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm DL TNB tỉ lệ 1:250.000 [101]
- Các số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên do Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thu thập, xây dựng, biên soạn, Bộ Xây dựng ban hành [76]. Các yếu tố khí tượng bổ sung, cập nhật ở các trạm khí tượng Nam Bộ do Viện Khí tượng Thủy văn miền Nam cung cấp.
- Tài liệu thực địa do tác giả luận án thu thập được từ 2012 – 2018
8. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 148 trang, 15 bảng biểu, 2 hình và 15 bản đồ. Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận, phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch
Chương 2. Đặc điểm tài nguyên và điều kiện sinh khí hậu Nam Bộ
Chương 3. Đánh giá tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu cho các LHDL Nam Bộ
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch
Trong 9 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức DL IUOTO năm 1925 tại Hà Lan, ngành DL đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều hướng nghiên cứu phát triển DL ra đời, trong đó đánh giá tài nguyên lãnh thổ phục vụ cho phát triển DL được đề cập với nhiều hướng tiếp cận. Mở đầu là các công trình nghiên cứu của Đocutsaev - đã tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của địa phương cụ thể. Thập kỉ 60 và 70, I.A Vedenhin và N.N. Misônhitrencô (1969) [210] đã đánh giá các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng DLND. Từ thập niên 80, những nghiên cứu về đánh giá tài nguyên, lãnh thổ cho phát triển DL càng chi tiết và chuyên sâu cho từng LHDL: I.I Pirôjnhic (1985), A.G Ixatsenko (1985) đã đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL. Hiện nay, ở nhiều nước, DL được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nên có nhiều nghiên cứu, đánh giá TNDL phục vụ cho khai thác, PTDL đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó, Trung Quốc - quốc gia đứng đầu thế giới số lượng khách và thu nhập từ DL năm 2010, nên có nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TNDL, Hu và Rit Chie.J (1993) đánh giá mức độ hấp dẫn của các điểm DL [176], Daniel Leung và nnk (2013) [154], Jianwei Quian và nnk (2019) [180] nghiên cứu hiện trạng DL Trung Quốc, C. Lim và J.C.H.Min (2008) [151] mô hình hóa các lợi ích của DL ngắn ngày và dài ngày từ DK Nhật Bản,v.v. Các hoạt động DL đã được tiêu chuẩn hóa, quản lý giám sát chặt chẽ gắn với bảo tồn, đặc biệt ở các nước phát triển, có những công trình nghiên cứu xây dựng các định mức, tiêu chuẩn lắp đặt thiết bị, xây dựng CSVCKT phù hợp với sức chứa của môi trường như R.Sharley và Telfer (2002) [198], de Freitas (2003) [163]; Baruch Givoni (2002) [146] nghiên cứu độ thoải mái khi hoạt động ngoài trời, Daniel Scott (2001) [156] đánh giá độ nhạy cảm của DL trượt tuyết ở vùng núi Lakeland (Ontario).