Các Nghiên Cứu Đánh Giá Đkskh Cho Phát Triển Du Lịch

1.1.1.2. Các nghiên cứu đánh giá ĐKSKH cho phát triển du lịch

Lịch sử nghiên cứu SKH đã có từ lâu đời, rất nhiều tác giả nghiên cứu về khí hậu làm nền tảng cơ sở cho phát triển phân ngành SKH như W. Koppen (Đức), Buđưcô, Alixốp, S.I. Cốtxtin, T.V. Pôcrôpxcaia, S.P. Khrônốp, Yêu Ẩm Sinh,v.v. Nhiều nghiên cứu cho thấy SKH đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động DL, đặc biệt là DL ngoài trời. Hu & Ritchie (1992) [176]; de Freitas et al. (2008) [162]; Asgary et al. (2011) [128] cho rằng khí hậu là chiếc chìa khóa để hình thành nhiều LHDL khác nhau, qua đó có thể đánh giá được vai trò của khí hậu đối với từng LHDL cụ thể. Becken (2013) [200] trong nghiên cứu của mình đã khẳng định SKH có tác động nhiều mặt đến hoạt động DL. Scott & Lemieux (2009) [159] và Gomez Martin (2005) [170] cho rằng điều kiện khí hậu tốt thì sẽ đem lại nhiều TL cho DL, dễ dàng thực hiện các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi ngoài trời như lướt ván, đánh golf, leo núi, đi săn, câu cá. Ngược lại, thời tiết và khí hậu có thể tạo ra các yếu tố gây hại đến hoạt động DL như ô nhiễm không khí, nhiệt độ tăng cao, bão lũ. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của khí hậu tới hoạt động DL ngày càng nhiều hướng tiếp cận đánh giá khác nhau, theo đó, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến mùa vụ DL - một trong các nhân tố chính của hoạt động DL, và quyết định thời gian DL, ảnh hưởng đến độ dài và chất lượng mùa DL cũng như môi trường DL, tiêu biểu có Hamilton và Lau (2005) [179] hay A. Bigano và nnk (2006) [129], gần đây có C.Goh (2012) [150] nhấn mạnh vai trò của khí hậu tới lựa chọn điểm đến DL của DK, tác giả D. Maddison (2001) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới dòng khách du lịch [187]; Hadwen et al. (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu tới các mùa DL ở các khu bảo tồn khác nhau ở Đông Öc [175]; hay nhóm tác giả Eugenio-Martin và Campos-Soria (2010) làm rõ đặc tính khác nhau giữa khí hậu tại nơi bản xứ và khí hậu tại điểm DL, dẫn đến nảy sinh nhu cầu DL của DK nước ngoài tới điểm DL mới [166]

Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng phổ biến các yếu tố khí hậu khác nhau để đánh giá hiệu quả của SKH tác động đến DL, nhiều chỉ số khí hậu tổng hợp được xây dựng trong SKH ứng dụng như chỉ số bất tiện nghi (DI), nhiệt độ hiệu dụng (ET), chỉ số bức xạ nhiệt (EI), và chỉ số nhiệt căng thẳng (HIS), nhiệt độ hiệu dụng chuẩn (SET), nhiệt độ sinh lý tương đương (PET), hoặc 2 chỉ số khí hậu du lịch (CIT, TCI). Trong đó, Mieczkowski (1985) [208] đã dựa trên các kết quả nghiên

cứu trước về phân loại khí hậu cho DL, sự thoải mái của con người liên quan đến khí hậu và đặc điểm hoạt động DL để đưa ra chỉ số khí hậu du lịch TCI dựa trên 7 yếu tố khí hậu, xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết đặc trưng trong ngày với các mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như đến các hoạt động DL. Chỉ số TCI này được phát triển và ứng dụng trên nhiều nghiên cứu ở các vùng lãnh thổ khác nhau như thành phố Nir (Iran) [161], tỉnh Mazandaran (Iran) [134], bang Herzegovina - neretva (Bosnia) [174], Tbilisi (Georgia) [133], vùng Địa Trung Hải [153]. Không chỉ được áp dụng phổ biến ở các khu vực vĩ độ thấp, chỉ số này còn được sử dụng rộng rãi ở các khu vực khác trên thế giới. Amelung và Moreno (2009)

[147] sử dụng chỉ số TCI này để đánh giá khí hậu hiện tại và dự đoán tương lai cho toàn Châu Âu. Ghislain Dubois (2016) [169] đã đưa ra bức tranh hiện trạng ứng dụng chỉ số khí hậu này. Hiện nay, nhiều nghiên cứu còn kết hợp các chỉ số khí hậu khác với chỉ số TCI, trong đó có Elham Bubarak (2015) sử dụng đồng thời TCI với chỉ số nhiệt ẩm THI [165], Daniel Scott, Michelle Rutty (2016) [158] kết hợp đánh giá chỉ số khí hậu kỳ nghỉ (HCI) với TCI ở Châu Âu. Bên cạnh đó, từ chỉ số TCI đã phát triển thành nhiều hướng mới, theo hướng chuyên sâu hơn hoặc áp dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại như chỉ số khí hậu nhiệt hiệu dụng toàn cầu (UTCI) của Krzysztof Blazejczyk và nnk (2013) [184], K.Pantovou (2013) [185], chỉ số thích nghi khí hậu du lịch (TTCI) [135], chỉ số khí hậu du lịch (CIT) – một chỉ số kết hợp ma trận các kiểu thời tiết để đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu tới DL theo 7 cấp khác nhau [189] của McBoyle, C. R. de Freitas và nnk (2008), Gongmei Yu

[172] với chỉ số khí hậu bổ sung cho hoạt động DL (MCIT)– sử dụng các dữ liệuthời tiết đối lập nhau giữa hai bang Florida và Alaska. [195]

Với vai trò của SKH với phát triển DL như vậy, ngày càng nhiều các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề quốc tế đề cập đến vấn đề này, ví dụ như Hội thảo quốc tế lần thứ I về khí hậu, DL và giải trí được tổ chức tại Hy Lạp vào 10/2001 đã thu hút nhiều nhà khoa học đưa ra các đánh giá về thực trạng khí hậu DL [149, 162]. Hội nghị Địa lý Quốc tế tại Kraków, Hà Lan (2014) đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như “Đánh giá ngưỡng nhiệt và tiềm năng du lịch dựa vào ĐKSKH ở một số thành phố của Hà Lan”[182]. Trong hội nghị toàn cầu lần II/2014 về thương mại, kinh tế, quản lý và DL tại Praha (Tiệp Khắc), chỉ số TCI cũng được sử dụng để đánh giá cho phát triển DL của một vùng cụ thể (Amir Gandomkar [134]). Hội

9

nghị quốc tế lần thứ IV/2015 về môi trường, năng lượng và công nghệ sinh học tại Madrid (Tây Ban Nha) [165] cũng có một số nghiên cứu đánh giá các chỉ số khí hậu TCI và THI. 10 năm gần đây, càng có nhiều nghiên cứu cụ thể, chi tiết về SKH ứng dụng, trong đó xu hướng chung là những đánh giá thích nghi của con người với BĐKH, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) kết hợp với các tổ chức quốc tế khác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa BĐKH và DL [205], các chính sách giảm thiểu và biện pháp thích ứng với BĐKH trong hoạt động DL [206]. Tiêu biểu A. Madhumathi và MC Sundarraja [132] sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) về các dữ liệu khí tượng như bức xạ mặt trời, gió, độ che phủ mây ở khu vực Talminadu (Ấn Độ) để đánh giá mức độ thích nghi của cơ thể con người sống trong vùng nhiệt đới ẩm. Daniel Scott, G.Mc Boyle (2004) [157] đánh giá tác động của BĐKH tới TNDL khu vực Bắc Mĩ, B, Jones, D.Scott thì nghiên cứu ở khu vực Canada [148]. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH tới hoạt động DL ngày càng cụ thể và phổ biến, John Wash (2009)[180], Jacqueline M. Hamilton (2005)

[178] , Gongmei yu, John Wash (2009) [172], Francesco Musco (2016) [165], Tervo-Kankare, Kaarina (2016) [202] với nhiều cách tiếp cận khác nhau về ảnh hưởng của BĐKH và thách thức tới ngành DL. Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá ảnh hưởng của BĐKH trên nhiều mặt như dự đoán đến dòng khách DL đến Anh của Maddison (2001) [187], dự đoán luồng khách du lịch của Andrea Bigano (2006) [136], Agnew (2006) đánh giá ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trong thời gian ngắn ở Anh đáp ứng nhu cầu của du khách [128], hoặc cung cấp thông tin SKH DL cần thiết như A. Matzakits (2001)[138]; (2006) [142], đánh giá thích nghi khí hậu cho DK theo ngày [143], Baruch Givoni (2002), Ch. Brandenburg (2001) [152] đánh giá thích nghi DL ngoài trời [146]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch

Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 3

Đa số các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học với các công trình về phân vùng ĐLTN, nghiên cứu đánh giá cảnh quan và đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN. Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN phuc vụ phát triển KTXH nói chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa phương pháp luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có những bước tiến quan trọng cả về

10

số lượng lẫn chất lượng các công trình. Một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Đức Chính – Vũ Tự Lập [16]; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh [28]; Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh [64]; Lê Đức An và nnk [1], Vũ Tuấn Cảnh (chủ biên) [13], Lê Thông [89], Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi [49], Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2003) [100] đã hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về DL, TNDL và định hướng khai thác tiềm năng DL ở các vùng DL của Việt Nam. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012)[9] cũng đã đánh giá tổng hợp các tài nguyên và định hướng chiến lược trong khai thác các dạng tài nguyên này thông qua “Chiến lược phát triển phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”[12] và “Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

٭ Hướng đánh giá tài nguyên phát triển ngành kinh tế chủ yếu ở một số lãnh thổ, địa phương cụ thể ở nước ta đã được đầu tư nghiên cứu từ rất sớm, đã có nhiều công trình, đơn cử như: Phạm Hoàng Hải và nnk [27]; Đỗ Trọng Dũng (2009) [21]; Nguyễn Hữu Xuân (2009) [123]. Các công trình này đã đưa ra các khái niệm về DL, TNDL, cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL và đã đánh giá tiềm năng phục vụ quy hoạch PTDL trên quy mô toàn quốc hoặc từng lãnh thổ với những giá trị lý luận và thực tiễn rất cao.

1.1.2.2. Các nghiên cứu đánh điều kiện SKH cho phát triển du lịch

Đầu tiêu phải điểm đến các công trình khí hậu cơ bản của các nhà nghiên cứu: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1975) [95]; Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004) [60]; Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ (2002) [91]; Trần Công Minh (2007)[52]; Đi tiên phong là các nhà y học như Đào Ngọc Phong, Trịnh Bỉnh Di với các công trình: “Thiên nhiên và sức khỏe” (1987) [70], phân tích mối quan hệ giữa khí hậu và sức khỏe, sự rèn luyện cơ thể để thích ứng với điều kiện môi trường. Trong “Một số vấn đề về Sinh khí tượng” [71] tác giả ngoài phân tích sự tác động của từng yếu tố thời tiết khí hậu lên cơ thể con người, tổng kết một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm, một số chỉ tiêu và mô hình sinh khí tượng. Trong [72], [73], [69] tác giả cũng phân tích từng yếu tố khí hậu tác động và phương pháp thích ứng của cơ thể với điều kiện thời tiết, khí hậu. Các nghiên cứu của các nhà khí hậu và địa lý như Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc trong các công trình: “Khí hậu với sức khỏe”[94]; “Khí hậu với đời sống”[95] đã chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố

11

thời tiết, khí hậu lên cơ thể con người, với các kết quả thực nghiệm cụ thể. Hướng khác về nghiên cứu SKH người đó là các công trình nghiên cứu SKH công trình và đô thị như [43], [45] Trần Việt Liễn đã đưa ra cơ sở khoa học lựa chọn và xây dựng chỉ tiêu phân vùng khí hậu xây dựng phục vụ trong xây dựng. Công trình “Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam” (2006)[58]; “Kiến trúc sinh khí hậu - Thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam” (2011)[59] - Phạm Đức Nguyên và nnk đã phân tích, đánh giá khí hậu theo cách nhìn của các kiến trúc sư.

٭Nghiên cứu SKH người phục vụ PTDL, một số tác giả đi sâu vào nghiên cứu như Vũ Bội Kiếm [37], Trần Việt Liễn [43]; xuất phát từ quan điểm cho rằng chỉ số SKH không chỉ phản ánh tác động tổng hợp của môi trường xung quanh lên cơ thể mà còn xác định được mức độ năng lượng cần bù trừ cho cơ thể để đạt tới trạng thái dễ chịu hoàn toàn. Đối với nghiên cứu SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk [100], cũng có đưa ra các chỉ số SKH người nhưng chưa đưa ra kết quả nghiên cứu SKH người đối với hoạt động DL của từng vùng cụ thể. Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn [83] đã đánh giá SKH phục vụ DL ở Thừa Thiên – Huế sử dụng chỉ số DI. Với nhiều đóng góp cho hướng nghiên cứu SKH ứng dụng, Nguyễn Khanh Vân

[111] đã xuất bản tài liệu tham khảo rất quan trọng về SKH - “Giáo trình cơ sở SKH”, trong đó trình bày khái quát nhất về SKH thảm thực vật tự nhiên, SKH vật nuôi và SKH người, cũng như mối quan hệ giữa SKH với các khoa học khác. Tương tự, tác phẩm “Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du lịch”(2011) [119] cũng đề cập đến các chỉ số: TCI; RSI. Nguyễn Khanh Vân còn thực hiện các đề tài về SKH liên quan đến du lịch như “Đánh giá điều kiện SKH phục vụ công tác điều dưỡng ở miền núi Việt Nam” (1995) [116] “Điều kiện SKH hậu dải ven biển Việt Nam” (1998) ; “Sử dụng hợp lý tài nguyên SKH cho phát triển sản xuất và cho dân sinh, du lịch vùng hồ Hòa Bình” (1993) [115]; “Nghiên cứu sinh khí hậu người phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng và dân sinh ở Việt Nam” (2000) [114]. Nhiều luận án tiến sĩ cũng thực hiện theo hướng này như nghiên cứu về TNDL và SKH Tây Nguyên (Nguyễn Thu Nhung, 2018)[63], Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng (Nguyễn Đăng Tiến, 2016)[81], thành phố Đà Lạt (Nguyễn Hữu Xuân, 2009) [123]. Qua những nghiên cứu này, nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển DL được phân tích theo nhiều hướng khác nhau. Nguyễn Đăng Tiến sử

12

dụng tổ hợp thời tiết - đây là tổ hợp của các đặc trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe con người – để được xác định vào thời điểm 13 giờ hàng ngày. Nguyễn Hữu Xuân thì sử dụng chỉ số khí hậu I của Due‟rout và Clauses dựa vào ba yếu tố nhiệt độ trung bình, thời gian chiếu sáng trung bình tháng, thời gian mưa trong ngày để đánh giá cho du lịch tham quan và nhiệt độ hiệu dụng để đánh giá cho đu lịch nghỉ dưỡng. Nguyễn Thu Nhung sử dụng chỉ số TCI để đánh giá DL ở Tây Nguyên. Trong đó, phần lớn các tác giả này sử dụng kết hợp bản đồ SKH du lịch để giúp DK có thể chọn khoảng thời gian và vùng tốt nhất để DL.

Nhìn chung, các nghiên cứu này vừa xây dựng được cơ sở khoa học về vai trò của các yếu tố SKH với từng ngành DL cụ thể, vừa có những đánh giá chi tiết kèm theo các hệ thống bản đồ, bảng số liệu thống kê, góp phần đóng góp những luận cứ về nghiên cứu SKH ứng dụng cho phát triển DL.

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu trên lãnh thổ Nam Bộ

Để đẩy mạnh PTDL, nhiều Đề án quy hoạch PTDL đã được xây dựng: “Đề án PTDL TNB đến năm 2020”, [12], Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể PTDL ĐNB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [9], là bước cụ thể hóa các định hướng phát triển KTXH nhằm liên kết PTDL các tỉnh Nam Bộ nhằm phát huy thế mạnh, tăng cường khả năng cạnh tranh của cả vùng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù. Báo cáo dự án “Quy hoạch tổng thể TNB” [108] đã tập trung nghiên cứu tài nguyên đất, nước và các ngành kinh tế cần thiết để vùng đạt mức tăng trưởng cao. Hiện nay, có rất nhiều các Hội thảo khoa học đã diễn ra thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả, trong đó phải đề cập đến Hội thảo quốc tế “Mê Kông – Dòng sông kết nối văn hoá, du lịch và kinh tế”, hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL” tổ chức tại Cần Thơ năm 2014 do Tổng cục Du lịch chủ trì. Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học [103] tháng 10/2016 tại Bình Phước với nhiều tham luận của các tác giả về hiện trạng du lịch và sản phẩm đặc sắc của các tỉnh phía Nam Việt Nam.

Mang ý nghĩa tổng hợp và định hướng cho phát triển DL vùng, một số tác giả như Nguyễn Minh Tuệ [100]; Vũ Tuấn Cảnh và nnk [13]; Bùi Thị Hải Yến [124]; Trần Huy, Hùng Cường [33], Bửu Ngôn (2004) [56] ... đã nêu bật được những tiềm năng tài nguyên của vùng, có những so sánh lợi thế so với các vùng khác. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về DL của từng địa phương ở Nam Bộ, mỗi tác phẩm là

những trải nghiệm về văn hoá, dân tộc, đem lại những góc nhìn đa dạng về tiềm năng DL của những địa phương cụ thể. Một số tác phẩm tiêu biểu như: “Vũng Tàu phố biển miền Đông[121] “Những đền thờ Bác ở Tây Nam Bộ”[55]; “Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới” [85] “Sa Đéc – Tình đất Tình người” [93] “Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam” [53]; “Cẩm Nang Du Lịch – Lễ hội du lịch Bà Chúa Xứ núi Sam và du lịch vùng Châu Đốc An Giang” [79]. Các ấn phẩm hướng đến mô tả chi tiết về tìm hiểu về khí hậu, thời tiết và các khu giải trí, phương tiện, thắng cảnh, quán ăn, các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống ở miền đất phương Nam.

Đã có một số nghiên cứu về ĐKSKH cho DL Nam Bộ, tuy nhiên còn hạn chế và các nghiên cứu mang tính địa phương là chủ yếu, chưa phân loại và thành lập được bản đồ phân loại sinh khí hậu du lịch cho toàn Nam Bộ. Đặng Văn Phan, Tô Hoàng Kia đã sử dụng chỉ số khí hậu RSI và DI để đánh giá ảnh hưởng của TN SKH tới PTDL một số tỉnh ở Nam Bộ như TPHCM, Tây Ninh, Côn Đảo, Phú Quốc, Cần Thơ,v.v. [66]. Gần đây nhất, Nguyễn Khanh Vân và nnk [118] đã đánh giá các tác động riêng rẽ của các yếu tố khí hậu đến sức khỏe con người, chỉ ra sự khác biệt về một số điều kiện SKH giữa bờ đông (Vũng Tàu, Côn Đảo) và bờ tây (Rạch Giá, Phú Quốc), sự khác biệt đó đã làm tính mùa vụ khác nhau của DL giữa hai bờ đông – tây của Nam Bộ.

Như vậy, từ tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy:

Trên thế giới và ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu đánh giá TN và SKH cho PTDL đã có từ lâu và khá phong phú; được thể hiện qua các phương pháp đánh giá, quy mô nghiên cứu và quan trọng hơn nữa là hướng tiếp cận nghiên cứu đánh giá cũng không giống nhau. Trong đánh giá các chỉ số SKH tổng hợp cho phát triển DL, ngoài các yếu tố khí hậu cụ thể như nhiệt độ, lượng mưa, số ngày mưa, độ dài mùa khô, còn có nhiều chỉ số SKH tổng hợp được áp dụng với các mô hình ngày càng được cải tiến, với phạm vi ứng dụng trên các vùng lãnh thổ lớn; ngoài ra, đối với từng mục đích DL cụ thể mà có trọng số khác nhau với từng yếu tố khí hậu.

Đối với khu vực nghiên cứu Nam Bộ, nhiều công trình và các hội thảo, đề án đã được triển khai, theo quy mô toàn khu vực hoặc địa phương theo hướng nghiên cứu đánh giá tổng hợp TNDL. Các tác giả đã khái quát những đặc điểm nguồn TNDL, cơ sở để xây dựng những tuyến, điểm du lịch, vùng DL với các trung tâm DL

cụ thể của Việt Nam trong đó có DL Nam Bộ. Nhiều tác phẩm mang tính định hướng, giới thiệu và đem lại bức tranh đa dạng về tiềm năng DL Nam Bộ. Tuy nhiên, các đánh giá này chủ yếu là khái quát, một số đánh giá còn là định tính, ở một số địa phương cụ thể; chưa có công trình nào phân loại, đánh giá TNDL và ĐKSKH một cách cụ thể, chi tiết cho Nam Bộ. Luận án đã sử dụng phương pháp đánh giá bán định lượng cho từng vùng ĐLTN, đối với từng LHDL, hướng nghiên cứu đánh giá này là mới, nó xác định được mức độ thuận lợi của TNDL và ĐKSKH cho 4 LHDL cụ thể ở Nam Bộ.

Cùng với sự phát triển DL của cả nước, ở Nam Bộ hiện nay các LHDL tuy khá đa dạng, nhưng sản phẩm du lịch vẫn còn khá tương tự nhau giữa các vùng, phát triển DL kém bề vững. Với yêu cầu về phát triển DL Nam Bộ trên một tầm cao mới (sản phẩm du lịch phải đặc trưng, khai thác đúng thế mạnh TNDL ở từng địa phương, tổ chức lãnh thổ DL trên cơ sở phối kết hợp các LHDL trong vùng, giữa các vùng với nhau một cách khoa học...), việc đánh giá TNDL và ĐKSKH cho từng LHDL là rất cần thiết. Kết quả đánh giá tài nguyên và ĐKSKH sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học cần thiết cho các địa phương vùng Nam Bộ phát triển tổng hợp DL một cách bền vững.

1.2. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung luận án

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch

1.2.1.1. Khái niệm du lịch

Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh. Theo luật Du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [109].

1.2.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng DL sẵn có, nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị và một sự hài lòng trọn vẹn. Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [109]. Như vậy, điểm chung nhất mà

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí