Bên cạnh đó, xét đến từng miền (phụ lục 3.4), chỉ số này cũng thay đổi không giống nhau giữa các vùng. ĐNB có chỉ số TCI tốt thậm chí có tháng TCI đạt 81.0 (Vũng Tàu – tháng I) đánh giá ở mức tuyệt vời cho hoạt động DL, những khu vực có chỉ số TCI thuận lợi thường vào vùng ven biển, nơi có khí hậu được điều hòa nhờ tính chất hải dương. Trong khi đó sâu trong nội địa là TPHCM thì chỉ số TCI ít thuận lợi hơn với 3 tháng liên tục từ V – VII TCI dưới 40 – không thuận lợi cho hoạt động DL, nắng nóng cuối mùa khô cộng với độ ẩm không khí quá thấp dẫn đến tình trạng nóng khô gay gắt ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người và khó khăn cho các hoạt động DL, đặc biệt các hoạt động DL ngoài trời. Miền TNB thì chỉ số TCI cũng khác nhau giữa vùng ven biển, hải đảo và vùng nội địa, vùng trũng hoặc vùng hai bên bờ sông; ví dụ Châu Đốc và Cao Lãnh mặc dù các tháng có TCI tốt đến rất tốt không nhiều, nhưng chỉ số TCI ở mức không thuận lợi cho du lịch chỉ có 1 tháng Châu Đốc (VI), Cao Lãnh (V), cho thấy với đặc điểm khí hậu như vậy, việc phát triển DL vào mùa mưa vẫn có thể chấp nhận được, là cơ sở để phát triển mạnh du lịch mùa nước nổi ở TNB.
Bảng 2.3. Chỉ số khí hậu du lịch TCI tại các trạm Nam Bộ
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X | XI | XII | Năm | |
Phước Long | 76.4 | 68.8 | 60.6 | 43.2 | 37.8 | 31.2 | 44.4 | 43.4 | 45.6 | 49.6 | 59.6 | 72.0 | 48.0 |
Tây Ninh | 76.6 | 68.8 | 62.4 | 48.8 | 38.6 | 39.8 | 43.6 | 44.4 | 48.6 | 47.4 | 53.8 | 69.2 | 46.2 |
Tân Sơn Nhất | 75.4 | 71.0 | 65.4 | 52.6 | 35.2 | 38.0 | 39.0 | 40.4 | 43.0 | 42.6 | 50.0 | 73.0 | 42.0 |
Vũng Tàu | 81.0 | 79.8 | 73.8 | 64.2 | 40.2 | 39.0 | 44.4 | 43.8 | 45.0 | 47.6 | 61.6 | 76.2 | 54.8 |
Côn Sơn | 78.2 | 78.4 | 71.8 | 63.8 | 42.6 | 40.6 | 42.2 | 42.4 | 44.2 | 45.6 | 48.0 | 68.8 | 47.4 |
Mộc Hóa | 74.0 | 70.2 | 65.2 | 50.0 | 34.8 | 37.6 | 39.6 | 41.8 | 41.8 | 44.4 | 49.2 | 65.0 | 47.4 |
Càng Long | 79.8 | 78.4 | 72.0 | 58.0 | 39.2 | 37.4 | 42.4 | 41.4 | 42.4 | 44.0 | 54.4 | 71.8 | 52.0 |
Mỹ Tho | 77.4 | 77.0 | 70.0 | 56.4 | 30.2 | 40.4 | 39.6 | 41.8 | 41.8 | 43.4 | 56.8 | 70.8 | 51.4 |
Cần Tho | 77.4 | 73.8 | 68.8 | 57.4 | 41.2 | 38.0 | 40.0 | 41.6 | 42.6 | 43.4 | 53.6 | 68.8 | 49.6 |
Sóc Tra ng | 77.4 | 76.8 | 68.2 | 52.2 | 38.4 | 38.2 | 39.8 | 42.2 | 40.2 | 44.0 | 51.0 | 71.8 | 43.8 |
Cao Lãnh | 78.4 | 75.8 | 66.6 | 53.6 | 38.8 | 42.2 | 41.2 | 43.6 | 41.6 | 47.0 | 55.0 | 73.8 | 52.0 |
Phú Quốc | 73.4 | 70.4 | 60.2 | 43.8 | 37.4 | 38.0 | 39.6 | 40.6 | 41.0 | 45.4 | 49.8 | 70.6 | 44.6 |
Châu Đốc | 77.6 | 73.6 | 64.0 | 47.6 | 38.4 | 43.4 | 46.0 | 40.6 | 40.6 | 45.2 | 49.2 | 73.8 | 52.0 |
Cà Mau | 71.8 | 73.0 | 62.6 | 45.0 | 33.8 | 37.2 | 40.0 | 39.0 | 40.0 | 40.4 | 47.0 | 66.8 | 44.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Sinh Vật Và Đa Dạng Sinh Học Lãnh Thổ
- Phân Loại Sinh Khí Hậu Và Thành Lập Bản Đồ Sinh Khí Hậu Nam Bộ
- Các Chỉ Tiêu Phân Loại Skh Cho Du Lịch Nam Bộ Việt Nam
- Vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Tiền Sông Hậu [Ii.2]
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
2.4. Phân vùng và thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên Nam Bộ
2.4.1. Thành lập bản đồ phân vùng Địa lý tự nhiên Nam Bộ
Quy luật tác động của các thành phần tự nhiên, vai trò của tài nguyên SKH trên một lãnh thổ thường không đồng đều, có những phân hóa theo không gian và thời gian nhất định. Chính vì vậy, để xác định được những tổng hợp thể tự nhiên phục vụ cho đánh giá TNDL, SKH cho PTDL cần tiến hành phân chia và xác định các đơn vị địa tổng thể tự nhiên. Kết quả phân vùng ĐLTN có lồng ghép, tích hợp với phân loại SKH sẽ tạo ra những đơn vị cơ sở phục vụ công tác đánh giá TNDL, ĐKSKH cho PTDL.
2.4.1.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ
Trong thành lập bản đồ, các nguyên tắc cần thực hiện như: Bản đồ đảm bảo tính chính xác, khoa học và cập nhập; Mục đích bản đồ phải được xác định cụ thể; Các đối tượng và hiện tượng được phân loại và biểu hiện một cách đầy đủ, khoa học từ nội dung đến bảng chú giải; Phải đảm bảo tính chính xác về vị trí địa lí [18]
Đối với bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, khi thành lập cần phải dựa trên các nguyên tắc trong phân vùng ĐLTN đã lựa chọn: Nguyên tắc phát sinh; Nguyên tắc tổng hợp; Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ; Nguyên tắc đồng nhất tương đối (Mục 1.3.2.2). Bên cạnh đó, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ cần tuân thủ các nguyên tắc khác như: Bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực nghiên cứu cần phản ánh các yếu tố trội, tính không đồng nhất của lãnh thổ; Bản đồ nêu lên những thể tổng hợp địa lý tự nhiên, ranh giới giữa chúng, diện tích và sự phụ thuộc v.v; Bản đồ phân vùng ĐLTN phải thể hiện được sự phân bố không gian và nội dung của các thể tổng hợp ĐLTN ở các cấp khác nhau.
2.4.1.2. Phương pháp thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ
Trong thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ, hệ thống các phương pháp thành lập bao gồm các phương pháp phân vùng ĐLTN và các phương pháp bản đồ.
Các phương pháp trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ đã lựa chọn (Mục 1.3.2.2). Phương pháp phân tích nhân tố chủ đạo; Phương pháp phân tích liên kết các thành phần cấu tạo; Phương pháp địa lý so sánh.
Các phương pháp bản đồ thể hiện nội dung bản đồ gồm: Phương pháp ký hiệu đường; phương pháp nền chất lượng và nét chải.
Dựa trên đặc điểm lãnh thổ và nội dung thể hiện để xác định tỷ lệ bản đồ. Theo đó, bản đồ phân vùng ĐLTN Nam Bộ được lựa chọn ở tỷ lệ bản đồ là 1:250.000, lưới chiếu UTM trên cơ sở hệ quy chiếu VN-2000.
2.4.1.3. Các chỉ tiêu phân vùng ĐLTN Nam Bộ
Kế thừa các kết quả nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam (mục 1.3.2.2) và sự phân hóa về ĐKTN của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thượng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [28] Nam Bộ được phân chia theo 3 cấp đơn vị phân vùng ĐLTN: Đới miền vùng
Đới: xác định bởi các chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Nằm trong đới cảnh quan nhiệt đới gió mùa, Nam Bộ thuộc phụ đới Nam – gió mùa Tây Nam khô với mùa khô kéo dài và không có mùa đông lạnh. Nam Bộ cùng với Tây Nguyên là hai khu vực có trung bình 6 tháng mùa khô kéo dài. Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 25°C.
Miền: là tập hợp các vùng tương đồng về mặt phát sinh, có cùng cấu trúc địa chất địa mạo, cùng lịch sử phát triển có những đặc điểm tương đồng về điều kiện khí hậu dưới tác động của hoàn lưu và địa hình. Có những đặc điểm tương đồng về các quần thể sinh vật. Có cùng đặc điểm chung về cộng đồng dân tộc tạo nên mức độ tương đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên. Với các chỉ tiêu này lãnh thổ Việt Nam phân chia được 8 miền ĐLTN: Đồng Bắc Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Núi và cao nguyên Tây Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm cả Nam Trường Sơn), Tây Nguyên, đồng bằng cao Đông Nam Bộ, đồng bằng Tây Nam Bộ [28].
Vùng: Dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN khu vực, theo đó, cấp phân vị vùng đu ợc xác định dựa vào chỉ tiêu kiến tạo - địa mạo (những khu vực có sự tu o ng đồng về cấu trúc hình thái so n va n có cùng nguồn gốc phát sinh: vùng núi và đồi, vùng đồng bằng), có những nét đạ c tru ng về đạ c điểm thủy va n, chỉ tiêu phân hóa giữa biển và đất liền (khác biẹ t giữa biển và lục địa, mức đọ ảnh hu ởng của nó đến ĐKTN, sự đa dạng các HST).
2.4.2. Kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Nam Bộ
Dựa vào các chỉ tiêu đã xác lập (mục 2.3.1.3), khu vực nghiên cứu được chia thành 3 cấp phân vị với cấp phân vị lớn nhất là Đới Nam Bộ, gồm hai miền ĐLTN với đặc điểm của hai miền phân biệt như sau:
Miền đồng bằng cao Đông Nam Bộ (I) Đặc trưng chính là miền địa hình đồi núi thấp và đồng bằng cao, tương đối cổ, nâng dần với các bậc thềm cổ +20m,
+40m và +100m, là sản phẩm quá trình san bằng bởi các quá trình ngoại sinh (xâm thực cắt sườn), và đồi núi thấp tạo bởi các khối uốn nếp của nền đá cổ (đá biến chất và xâm nhập). Các lớp phun trào bazan rộng lớn lấp đầy các thung lũng giữa khối đá cổ.
Miền đồng bằng Tây Nam Bộ (II) Đặc trưng chính là miền địa hình đồng bằng châu thổ khá bằng phẳng và thấp dưới 10 m, trẻ, rộng, phát triển nhanh, được bồi đắp nên bởi phù sa sông Mêkông và hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai trong thời kỳ mực nước biển dâng chậm từ 7 ngàn năm trở lại đây. Miền này có khuynh hướng lún chìm chung do quá trình tách dãn nền móng đá cổ và do lún bởi co rút thoát nước tự nhiên của bản thân lớp trầm tích trẻ.
Cấp phân vị nhỏ nhất là cấp vùng, Nam Bộ có 11 vùng. Miền ĐNB chia làm 3 vùng dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo. Trong khi đó, miền TNB gồm có 8 vùng dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo và chỉ tiêu phân hóa giữa biển và đất liền: gồm có 6 vùng trong đất liền và hai vùng biển đảo ven bờ. Đặc điểm của 11 vùng này được phân tích cụ thể, chi tiết (mục 2.5)
Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị phân vùng ĐLTN Nam Bộ
Vùng | Ký hiệu | |
I. Miền Đông Nam Bộ | 1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai | I.1 |
2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai | I.2 | |
3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ | I.3 | |
II. Miền Tây Nam Bộ | 4. Vùng Đồng Tháp Mười | II.1 |
5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu | II.2 | |
6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu | II.3 | |
7. Vùng tứ giác Long Xuyên | II.4 | |
8. Vùng trũng Tây sông Hậu | II.5 | |
9. Vùng bán đảo Cà Mau | II.6 | |
10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan | II.7 | |
11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB | II.8 |
2.5. Phân hóa các vùng Địa lý tự nhiên, TNDL, ĐKSKH Nam Bộ
Kết quả phân tích đạ c điểm tự nhiên, điều kiẹ n SKH và TNDL từng vùng dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp các tài liẹ u, kết quả thực địa và kết quả tích hợp, chồng xếp các bản đồ thành phần. Kết quả phân tích là co sở cho viẹ c đánh giá và xây dựng định hu ớng khai thác lãnh thổ cho PTDL.
2.5.1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]
Vùng phân bố thành hai dải lớn, dải lớn nhất tập trung quanh Phước Hòa, Phước Bình lan xuống gần tận Phước Vĩnh ở phía nam và Lộc Ninh, An Lộc ở phía tây, dải thứ hai tập trung xung quanh Xuân Lộc từ trung lưu sông Đồng Nai xuống đến tận Long Điền ở Bà Rịa. Đây là những vùng đất phì nhiêu nhất ở ĐNB: các “đồn điền” cao su tạo ra một cảnh quan nhân tạo thật đặc biệt, với những hàng cây đứng ngay hàng thẳng lối, tuy phân bố lốm đốm, nhiều “đồn điền” và vườn cây ăn quả quý. Trong vùng có 4 khoanh vi SKH: IAa, IBc, IIAa, IIIAa. Khí hậu nhiệt đới ẩm hai mùa khô và mùa mưa, mùa khô thể hiện rất rõ nét. Khí hậu vùng này không khác biệt mấy so với khí hậu của TPHCM, tuy nhiệt độ có thấp hơn chút ít do ảnh hưởng của độ cao và biểu hiện của mùa khô r nét hơn, độ dài mùa khô trung bình – dài khoảng 4-5 tháng. Địa hình đa dạng, từ thung lũng đến bề mặt lượn thành những lưng sóng rộng rãi, những chóp lửa đỉnh núi granit, các núi lửa mang hình chóp nón đỉnh bằng. Lớp phủ thực vật rừng giàu nhưng rừng rậm đang ngày càng thu hẹp, chỉ ở Đông Bắc vùng. Tóm lại, vùng này có thể khai thác DLTQ, đặc biệt vào mùa khô cảnh quan rừng khộp tạo nên khung cảnh rất đẹp thu hút được du khách. Bên cạnh đó vào tháng VI, VII, VIII mặc dù vào mùa mưa nhưng ở đây lại là mùa thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, có thể kết hợp phát triển DLST, miệt vườn hoặc du lịch homestay. Đặc điểm địa hình chia cắt có nhiều thác ghềnh và các núi lửa đã tắt ở Xuân Lộc – Gia Kiệm có thể phục vụ cho DLTQ leo núi, cảnh quan rừng rụng lá theo mùa và mùa khô kéo dài là điều kiện cho DLTQ tự nhiên.
2.5.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2]
Đây là vùng phát triển rộng rãi nhất của các bậc thềm, bao gồm phù sa cũ của sông Cửu Long, phù sa mới hơn nằm phủ lên trên của các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, các nhánh sông khác. Nhìn chung, toàn bộ vùng như một bán bình nguyên có bề mặt nghiêng về phía nam độ cao trung bình từ 15 đến 100m. Vùng thuộc các khoanh vi SKH IAa, IBb, IBc, ICb, ICc, với nền nhiệt rất nóng trung bình khoảng
>26ºC, lượng mưa dao động từ khoảng 2000 -2200mm (mưa nhiều), một số nơi địa hình khuất mưa ít dưới <1500mm, mùa khô trung bình từ 3 - 4 tháng.
Về mặt phát sinh, dải đất xám là phù sa cũ tuổi Pleixtocen của sông Cửu Long, hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo những làn sóng đồi dài và những thung lũng rộng thoải. Khu vực địa hình bằng phẳng nhất là Tây Ninh, các điểm cao nhất nằm ở biên giới Việt - Campuchia cũng chỉ đạt đến 30 – 40m, ở quanh Bàu Có là 20 -25m. Riêng có núi Bà Đen 986m, một khối hoa cương đồ sộ nhất ở rìa phía nam. Chiều sâu của các thung lũng chỉ thấp hơn bề mặt bậc thềm chừng 10m. Ở nhiều nơi trong tầng đất sâu vài m, có những lớp đá ong dày. Khu vực phía đông có mạng lưới sông suối tương đối dày, tạo nhiều thung lũng rộng và sâu đến vài chục m, làm cho địa hình nhấp nhô lượn sóng. Cũng như ở khu vực Tây Ninh, dưới sâu 1m thấy có tầng đá ong chứa từ 30 đến 60% sắt. Thực vật tự nhiên phân hóa rõ rệt: trên đất cao là những rừng cây họ Dầu và cây bụi, còn trên những dải trũng là những thảm cỏ cao ẩm ướt và xanh quanh năm, hoặc cây thủy sinh lớn. Địa hình đồi lượn sóng với những dải rừng cây họ Dầu và bụi tạo nên những cung đường uốn lượn, vào mùa khô chuyển sắc vàng là nét đặc trưng thu hút DK, các nhiếp ảnh gia thường chọn khu vực này để DL mạo hiểm, tham quan, leo núi hoặc kết hợp DLVH
2.5.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3]
Kiểu địa hình đồng bằng duyên hải ven biển ĐNB dài 125km. Từ Bình Châu đến Phước Hải chỉ là những cồn cát trắng, từng quãng bị ngắt bởi các vách đá chịu sự mài mòn của sóng biển. Vũng Tàu có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Ở phía Tây Vũng Tàu là những vụng biển nhỏ ăn vào đất liền, nằm trong khu vực bóng sóng đang được bồi tụ bùn và sét nên thuận lợi cho RNM phát triển. Vùng nằm trong phạm vi SKH IBc, ICb, ICc. Với nền nhiệt độ chung rất nóng trung bình >26ºC, lượng mưa vừa 1900mm, có nơi ít chỉ 1500mm, tuy nhiên do thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi, số ngày mưa ít chủ yếu (<140 ngày) RTL cho hoạt động DL. Huyện Xuyên Mộc còn có suối nước nóng Bình Châu nổi tiếng cả nước, có nhiều khoáng chất, xông hơi, tắm, ngâm chân, chữa bệnh rất tốt. Những đặc điểm
trên giúp cho Vũng Tàu – TPHCM là một vùng thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm, các hình thức du lịch đa dạng và phong phú: DLTQ, giải trí tại TPHCM, du lịch biển với nhiều hình thức đa dạng như nghỉ dưỡng, thể thao, lặn biển, nghiên cứu sinh thái biển, ngoài ra còn kết hợp với leo núi ở Hồ Mây, về nguồn ở các khu di tích như di tích Minh Đạm, Long Phước, núi Dinh.
2.5.4. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1]
Vùng Đồng Tháp Mười bao gồm các huyện phía bắc của tỉnh Đồng Tháp (Tam Nông, Tháp Mười, Tân Hồng) và các huyện phía Tây của tỉnh Long An (Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Hưng, Thạnh Hoá, Thủ Thừa), thêm một khu vực nhỏ ở phía Tây Bắc tỉnh Tiền Giang (huyện Tân Phước). Kiểu địa hình đồng trũng với các gò đất cao, diện tích tổng cộng lên tới 4560km², hoàn toàn bị ngập vào mùa lũ. Vào mùa khô, đây là vùng cỏ lá và lau sậy điển hình, vào mùa mưa thì nước từ các sông tràn qua bờ làm vùng trũng ngập sâu đến 2-3m, biến cả vùng thành hồ lớn, trên đó nổi chơ vơ những gò sao, bụi tràm. Về mặt địa chất, Đồng Tháp Mười được tạo thành trong phân đại Đệ Tứ. Quá trình tạo thành hoàn tất sau thời kỳ Hậu Pleistocen cách nay 8,000 năm. Nền trầm tích Pleistocen với các vật liệu phù sa cổ không đồng đều được phủ lên bằng vật liệu mới của trầm tích Holocen. Đặc biệt, ở Mỹ An, có gò đất cao tới 6 m, có ngôi tháp cổ 10 tầng –Tháp Mười- di tích văn minh Phù Nam. Nơi đây RTL để PTDL tâm linh, DLVH. Đồng Tháp Mười có hai cảnh quan chính: cảnh quan phù sa cổ ở rìa và cảnh quan bồn trũng. Cảnh quan bậc thềm phù sa cổ ở rìa phân bố ở các huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hoá, Đức Huệ, Đức Hoà của tỉnh Long An. Bao gồm có những gò đất cao nằm rải rác giữa những bãi lầy thấp - cấu tạo bởi cát và sét nặng có màu xám nhạt, hình thành từ nguồn gốc trầm tích sông biển
Pleistocen (am QIII2). Cảnh quan bồn trũng chiếm diện tích lớn nhất vùng, có độ cao
từ 0,5 đến 1m, được cấu tạo chủ yếu bằng đất phèn nặng do bồi tụ sau gờ của sông Tiền và các sông Vàm Cỏ. Nước tháo từ khu vực đất phèn nặng (pirit tích tụ ) có độ chua rất cao (độ pH từ 2,5 -3). Trong vùng trũng này chỉ có một dòng chảy nhỏ là sông Cái Cót. Các sông cùng với kênh rạch quanh năm nước đục như bùn, chảy chậm. Vùng có 5 loại SKH: IBb, ICb, ICc, IDb, IDd. Với đặc điểm lượng mưa thấp hơn so với các vùng khác trung bình chỉ 1500mm/năm, có nơi lượng mưa rất ít
<1300mm, nhiệt độ trung bình rất cao 26ºC, số ngày mưa vừa đến rất ít từ 120 ngày đến <140 ngày. HST rừng tràm phổ biến, vùng có KBT đất ngập nước Láng Sen,