Định Hướng Các Hoạt Động Tuyên Truyền Giáo Dục Môi Trường

tế, dọn vệ sinh môi trường…) và lắp đặt các biển chỉ giới, xuồng cứu sinh, tủ gửi đồ, loa phát thanh…

- Một số tuyến đường hiện tại là đường đất (đường lên đỉnh Cầu Mỵ, đường lên ngọn Hải đăng), có thể gây khó khăn cho du khách khi di chuyển trong điều kiện trời mưa tại những đoạn đường trơn, dốc. Vì vậy, cần đầu tư nâng cấp, bê tông hóa những đoạn đường này.

- Xây dựng hệ thống các biển chỉ dẫn, một số điểm dừng chân trên tuyến (đoạn từ đỉnh Cầu Mỵ ra Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc Bộ), để du khách có thể nghỉ ngơi, thưởng ngoạn.

Tuyến du lịch sinh thái kết hợp du lịch cộng đồng

Mô hình du lịch cộng đồng ở quần đảo Cô Tô đã được xây dựng thí điểm tại hai xã Đồng Tiến và Thanh Lân. Đây là những khu vực chứa đựng đầy đủ các yếu tố tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng với các nghề chủ yếu như sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, trồng rau xanh, hoa màu, cây ăn trái... cung cấp cho người dân trên đảo kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác đánh bắt thủy hải sản. Dân cư phân bố rải rác giữa các đồi, rừng, thung lũng; không khí tuyệt đối trong lành do trên đảo chưa phát triển bất cứ loại hình sản xuất công nghiệp nào.

Du khách có thể lựa chọn một trong hai xã trên để tham gia loại hình du lịch đặc biệt này. Du khách sẽ được bố trí đến ở tại nhà dân để trải nghiệm cuộc sống của bà con, tham gia các hoạt động thường nhật của họ như đánh cá, câu mực, trồng trọt, thu hoạch nông sản, thực phẩm. Ngoài ra, du khách còn được tham dự vào các hoạt động tập thể, giao lưu văn hóa văn nghệ, hoạt động xã hội... trên địa bàn.

Điều kiện thuận lợi là hệ thống giao thông trong khu vực khá thuận tiện đến từng hộ gia đình tham gia đón khách nghỉ. Mặt khác, vấn đề an ninh khá đảm bảo, không có các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cướp giật hoặc gây mất trật tự trị an... Những sản phẩm của loại hình du lịch này chủ yếu là những sản vật được sản xuất tại chỗ, dựa trên điều kiện tự nhiên của rừng biển nhưng ít nhiều cũng mang đậm bản sắc địa phương như hoa quả nhiệt đới, các loại rau xanh do trồng trọt và thu hoạch từ trên rừng, các loại hải sản như ngao, mực, tu hài, sứa...

nhiều ngày cũng như hấp dẫn khách dàn đều vào các tháng trong năm.

Với những điều kiện trên, tổ chức hình thức du lịch cộng đồng sẽ làm phong phú thêm các loại hình du lịch trên đảo, có thể níu chân du khách lưu lại trên đảo

Bố trí cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng chủ yếu là nhà dân đang sinh sống, điều kiện vật chất còn nhiều hạn chế. UBND huyện Cô Tô cần có cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch và huy động nguồn lực xã hội hóa việc đầu tư xây dựng công trình phục vụ hoạt động du lịch: nhà ở, làng nghề...

- Cần có kế hoạch, quy trình giới thiệu, quảng bá hình ảnh cho các sản phẩm đặc thù của địa phương.

Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh - 10

Tuyến kết nối: Hạ Long – Cái Bầu – Cô Tô – Ba Mùn – Cái Rồng

- Thời gian: 2 ngày, 1 đêm.

Tuyến được xây dựng hướng tới đối tượng du khách trong và ngoài nước đến với Hạ Long qua đường thủy (theo đường Móng Cái - Hạ Long; Cát Bà - Hạ Long) và một bộ phận du khách bằng đường bộ đến với Hạ Long - Quảng Ninh từ các tỉnh lân cận. Tuyến du lịch này có tiềm năng thu hút lượng lớn du khách đến với Quảng Ninh trong mùa du lịch; đặc biệt là thời điểm tổ chức tuần lễ Carnaval Hạ Long - lễ hội du lịch, vũ hội hóa trang được tổ chức hàng năm tại thành phố Hạ Long.

Ngày thứ nhất

Du khách xuất phát từ Hạ Long, sau hơn 2 giờ di chuyển theo quốc lộ 18A sẽ tới chùa Cái Bầu và Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm. Tại đây, du khách dâng hương lễ Phật, nghe giới thiệu về lịch sử di tích cũng như sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm.

Ăn trưa tại Cái Rồng, du khách sẽ xuống tàu tiếp tục di chuyển ra Cô Tô. Tàu cập cảng khách tại đảo Cô Tô lớn, du khách sẽ đến dâng hương tưởng niệm Hồ Chủ Tịch, và nghe giới thiệu về những hiện vật, ngắm hình ảnh Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến thăm huyện đảo cùng với những hình ảnh về thành tựu kinh tế, chính trị, quân sự của quân dân trên đảo.

Cuối cùng, du khách nhận phòng, tắm biển và ăn tối tại nhà nghỉ ở thị trấn Cô Tô. Sau khi ăn tối, du khách có thể tham gia một số hoạt động cộng đồng như câu mực, thăm thú chợ đêm hoặc đốt lửa trại, giao lưu với thanh niên thị trấn Cô Tô trên bãi biển.

Ngày thứ hai

Sáng sớm ngày thứ hai, xe tuk tuk sẽ đưa du khách đi ngắm bình minh trên đỉnh Cầu Mỵ và quan sát những dải đá pheralit hùng vĩ, minh chứng hùng hồn cho quá trình kiến tạo tuyệt vời của tự nhiên. Sau đó du khách sẽ tham gia hành trình khám

phá rừng chòi nguyên sinh và đi bộ trên con đường tình yêu thơ mộng chạy dọc bãi

biển Nam Hải, nơi dải rừng thông đuôi ngựa mọc lẫn với phi lao, xen kẽ những mảng xương rồng và hoa muống biển tím ngắt.

Sau khi ăn trưa và trả phòng, du khách tiếp tục hành trình từ cảng khách Cô Tô đến đảo Ba Mùn. Tại đây, du khách sẽ được tham quan Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Cuối cùng du khách lên tàu trở về cảng Cái Rồng. Trên đường về du khách có thể ghé qua tham quan làng nghề nuôi trồng thủy sản ở gần đảo Ba Mùn, đồng thời tham quan một số di tích khảo cổ tại hang Soi Nhụ.

Cụ thể các tuyến đề xuất được thể hiện trên “Bản đồ đề xuất tuyến du lịch sinh thái huyện đảo Cô Tô” sau.

4.3.5. Định hướng các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường

Trong các nguyên tắc cơ bản của DLST, nguyên tắc giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường, về các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, nhằm xây dựng ý thức của du khách khi tham gia vào các hoạt động du lịch được coi là nguyên tắc căn bản. Việc thực hiện nguyên tắc này được thể hiện ở khía cạnh xây dựng tuyến, điểm tham quan, tổ chức hoạt động hướng dẫn, giới thiệu cho du khách các HST trong thiên nhiên với mục tiêu:

- Nâng cao khả năng tiếp cận và khám phá, nghiên cứu thiên nhiên của du khách.

- Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra.

Để phục vụ mục tiêu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

a. Xây dựng Trung tâm dịch vụ du lịch

Trung tâm dịch vụ du lịch được xây dựng với mục đích giới thiệu giá trị của tài nguyên thiên nhiên, môi trường và về quần đảo Cô Tô, từ đó nâng cao hiểu biết cũng như hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho du khách.

Trung tâm dịch vụ du lịch nên đặt tại thị trấn Cô Tô, là nơi sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị và xúc tiến du lịch như xây dựng websites du lịch, in tờ rơi, quảng cáo giới thiệu về ngành du lịch tại Cô Tô; đây cũng là nơi mọi người được giới thiệu các hình ảnh, đoạn phim về các hệ sinh thái đặc trưng của huyện đảo… cũng như được nhắc nhở những việc nên và không nên làm khi tham gia du lịch, qua đó mang lại cho du khách nhận thức khái quát về các giá trị ĐDSH và bảo vệ môi trường tự nhiên, cũng như các giá trị về văn hóa, lịch sử...

Với việc xây dựng Trung tâm du khách tại thị trấn Cô Tô, du khách khi đến đảo đều được tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục môi trường, giới thiệu hình ảnh, các đoạn phim về những hoạt động du lịch của huyện đảo, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.

b. Xây dựng các biển báo trên các tuyến du lịch

Tuyến tham quan là khu vực hoạt động chính của du khách. Tại đây du khách có thể tự mình khám phá những nét đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, tự trải nghiệm những điều thú vị trong tự nhiên, từ đó cảm nhận được những giá trị đích thực của nguồn tài nguyên này. Nhằm giúp du khách nắm được đầy đủ những thông tin bổ ích, việc xây dựng các bảng cung cấp thông tin, hình ảnh, biển báo trên các tuyến tham quan là rất cần thiết, đặc biệt tại những trạm dừng chân chính trên tuyến.

Nội dung các bảng cung cấp thông tin được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, có khả năng thu hút sự chú ý của du khách, gợi tính tư duy nhằm tạo nên niềm hứng khởi đối với tuyến tham quan như hình ảnh các loài động, thực vật quý hiếm; giá trị dược liệu và khoa học của một số loài…

Cách làm này mang ý nghĩa giáo dục rất cao.

c. Xuất bản tài liệu phục vụ cho hoạt động DLST và giáo dục môi trường

Đây là hoạt động rất ý nghĩa và cần thiết đối với bất kỳ khu du lịch nào. Tài liệu này có thể là tờ rơi, quảng cáo nhằm cung cấp cho du khách những thông tin về tài nguyên, hoạt động của khu du lịch; các tuyến du lịch điển hình, cách thức liên lạc với Trung tâm dịch vụ du lịch... đồng thời khuyến cáo du khách những hành động nên và không nên thực hiện khi tham gia hoạt động du lịch.

Đặc biệt, có thể xuất bản những cuốn sách ảnh giới thiệu về các hệ sinh thái, đặc điểm nhận dạng của từng loài động, thực vật đặc trưng của đảo, tăng thêm tính hấp dẫn cho những chuyến đi của du khách thông qua hành động tự trải nghiệm, nhận biết các loài sinh vật trên tuyến kèm theo bản đồ DLST thể hiện các tuyến tham quan cũng như các dịch vụ du lịch hiện có.

4.3.6. Định hướng các hoạt động có sự tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch là một yêu cầu quan trọng trong nội dung phát triển DLST. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động, người dân thu được lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống từ đó sẽ nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trên cơ sở đặc điểm dân cư - lao động, định hướng phát triển DLST của huyện đảo, tác giả đề xuất một số định hướng cơ bản sau:

- Phối kết hợp với người dân địa phương trong quản lý vận hành DLST nhằm tăng cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn và phát triển cộng đồng. Có thể mở các câu lạc bộ truyên truyền bảo vệ tài nguyên và môi trường mà nòng cốt là những người dân địa phương có tâm huyết, nhiệt tình. Họ sẽ là những người tuyên truyền có hiệu quả hơn rất nhiều do được nhân dân tin tưởng và làm theo.

- Sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch như: hướng dẫn viên, người dẫn đường, cung cấp dịch vụ nghỉ tại nhà dân, cho thuê phương tiện di chuyển, cung cấp đồ ăn, quà lưu niệm cho du khách…

Cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về giá trị của các hệ sinh thái với hoạt động du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về du lịch, du khách; từ đó tạo cho họ thái độ ứng xử văn minh, lịch sự. Đồng thời giúp cho người dân hiểu được rằng hoạt động du lịch sẽ tạo ra công việc và làm thay đổi cuộc sống của họ. Từ đó họ sẽ tích cực bảo vệ, tôn tạo và đóng góp tiền của, sức lực của mình để bảo vệ tài nguyên du lịch; ngoài ra còn hạn chế được những ứng xử không đẹp với du khách như: ép giá các mặt hàng với khách, ăn xin, trộm cắp… làm xấu hình ảnh Cô Tô trong lòng du khách.

- Chia sẻ lợi ích thông qua hỗ trợ cộng đồng: Đây là một hoạt động ý nghĩa. UBND huyện Cô Tô có thể cân đối nguồn thu từ hoạt động du lịch và DLST để hỗ trợ người dân tập huấn nâng cao trình độ, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch như đường đi, phí vệ sinh, trường học, cơ sở y tế, sửa chữa nhà cửa để sẵn sàng đón khách…

4.4. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô

Để loại hình du lịch sinh thái phát triển bền vững trên quần đảo Cô Tô, sớm hội nhập vào thị trường trong và ngoài nước, tác giả mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản, bao gồm:

4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

a. Hoàn thiện tổ chức quản lý phát triển DLST tại huyện đảo

- Hoàn thiện mô hình phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển đảo; Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác tài nguyên để kinh doanh du lịch,

bảo vệ môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch dựa trên nguyên tắc: Cân bằng lợi ích kinh tế - xã hội giữa khai thác du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế cộng đồng.

- Thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện Cô Tô. Trung tâm dịch vụ du lịch cần được xây dựng gần cảng tàu khách nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Cô Tô xinh đẹp, trưng bày các sản vật của địa phương, cung cấp các thông tin về các hoạt động du lịch tại quần đảo một cách nhanh nhất; đồng thời trung tâm này còn có chức năng tổ chức các tour du lịch khi du khách có yêu cầu.

- Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực nhằm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

b. Hoàn thiện và đồng bộ hóa cơ chế chính sách nhằm phát triển DLST

Chính sách dài hạn

1. Chính sách tăng cường hợp tác đối tác: Hiện nay du lịch và DLST tại quần đảo Cô Tô đã hấp dẫn và thu hút khá nhiều du khách trong và ngoài nước; tuy nhiên cần tạo môi trường thuận lợi hơn nữa với những cơ chế có tính thu hút, khuyến khích để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển DLST, ưu tiên các dự án phát triển DLST sử dụng nguồn lực địa phương.

- Phải có cơ chế lợi ích và chế tài đủ mạnh để ràng buộc và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo các chủ thể tham gia vào hoạt động DLST có sự cam kết trong việc quản lý, điều hành hoạt động DLST đúng với nguyên tắc của loại hình du lịch này và đảm bảo đúng với những quan điểm và mục tiêu định hướng của Đảng, Nhà nước cũng như của UBND huyện đảo đã đề ra.

2. Chính sách khuyến khích du lịch: Cần có cơ chế đầu tư và phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển các hoạt động DLST gắn liền với các quy định cụ thể dành cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển DLST; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù của khu vực.

Chính sách ngắn hạn (cấp bách)

1. Ban hành chính sách đầu tư sản phẩm DLST đặc trưng của đảo. Từ đó tạo ra thương hiệu du lịch có sự khác biệt và hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao.

2. Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường; xây dựng nếp sống văn minh du lịch. Chính sách này sẽ giải quyết nhanh chóng những bất cập, tệ nạn xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường văn minh, sạch, đẹp.

3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Khuyến khích đào tạo, chuyển giao kỹ năng quản lý du lịch cho cộng đồng địa phương, thu hút chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ cho đào tạo kỹ năng du lịch. Chính sách này bổ sung sự thiếu hụt trước mắt và lâu dài nguồn lao động có chất lượng, có kỹ năng nghề; đưa DLST dần đạt đến trình độ chuyên nghiệp.

4. Chính sách phát triển khoa học kỹ thuật: Cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

4.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Tập trung giải quyết tốt các điều kiện tối cần thiết để phục vụ du khách như điện, nước, đường giao thông liên xã, phương tiện di chuyển giữa các đảo, cơ sở lưu trú... Những ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng DLST bao gồm:

- Giao thông: Cần bê tông hóa một số tuyến đường dốc, gây trơn trượt khi trời mưa (đường lên đỉnh Cầu Mỵ, lên ngọn Hải đăng); Tăng tần suất vận chuyển khách từ cảng Cái Rồng ra Cô Tô hoặc từ Cô Tô sang Thanh Lân, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

Mặt khác, cần xây dựng các đường mòn thiên nhiên phục vụ du lịch dã ngoại với hệ thống biển chỉ dẫn cụ thể. Nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại biển báo, biển chỉ dẫn bằng các vật liệu tốt, bền vững đặt dọc các tuyến tham quan.

- Điện: Cần nghiên cứu, khai thác và đưa vào sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...

- Cơ sở lưu trú: Hiện chưa có tiêu chuẩn hay quy chế nào cho vấn đề xây dựng cơ sở lưu trú tại Cô Tô trong khi môi trường ở đây rất nhạy cảm mà việc xây dựng cơ sở lưu trú tác động lớn đến môi trường du lịch. Để ngành du lịch được phát triển bền vững, yêu cầu mọi dự án khi triển khai xây dựng cơ bản phải có đủ biện pháp bảo vệ

môi trường. Tại những khu vực nhạy cảm, nên thiết kế và xây dựng các khu nghỉ dưỡng cho du khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái mang phong cách kiến trúc đặc trưng, tạo tính độc đáo riêng có; sử dụng tối đa các yếu tố có sẵn của đảo, đưa du khách đến gần hơn với thiên nhiên và mang lại không gian nghỉ dưỡng yên bình.

4.4.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Lực lượng lao động đặc biệt là lao động địa phương là nhân tố quan trọng của hoạt động du lịch và du lịch sinh thái, do đó cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch bằng cách tổ chức điều tra, xác định nhu cầu đào tạo cụ thể đối với từng đối tượng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Cụ thể như:

Đối với cán bộ quản lý, điều hành: cần trang bị kiến thức về quản lý hành chính, về môi trường và DLST, văn hóa ứng xử...

Đối với hướng dẫn viên du lịch: cần được đào tạo chuyên sâu về các giá trị lịch sử, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học cũng như văn hóa bản địa của dân cư trên đảo. Nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử khi giao tiếp với du khách.

Đối với cộng đồng dân cư: cần phân định rò và bảo đảm tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch và quá trình phục vụ du khách. Việc phân định này nhằm đảm bảo nội dung đào tạo chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của người lao động cho phù hợp sản phẩm và thị trường là khách tham gia DLST. Đối với các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng cần bồi dưỡng cho họ về đạo đức kinh doanh, nhận thức về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa của địa phương.

4.4.4. Giải pháp về sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù cho sản phẩm du lịch là giải pháp mang tính chiến lược nhằm khai thác tối ưu tài nguyên du lịch sinh thái. Đa dạng hoá sản phẩm DLST chú trọng vào việc phát triển các hình thức DLST, các tuyến tham quan, các dịch vụ lưu trú và ăn uống, tăng cường quảng bá các sản phẩm địa phương; phát triển các tour kết hợp giữa DLST với các loại hình du lịch khác.

- Đối với du lịch sinh thái biển đảo: Cần phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù như khám phá đáy biển, nghiên cứu hệ sinh thái san hô và cỏ biển, tham quan và nghỉ đêm tại các đảo trong quần đảo, chèo thuyền kayak, thuyền chuối…

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí