1.1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực
a) Tác động đến sản xuất lương thực
- Năng suất một số cây lương thực dự kiến tăng nhẹ trên các vĩ độ cao, vĩ độ trung bình với nhiệt độ tăng 1 – 30C
- Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ tăng 1 – 20C, năng suất lương thực dự kiến giảm đi.
b) Tác động đến đới bờ biển
- Đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở. Hiệu ứng này được khuếch trương khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác.
- Hàng năm, nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là những vùng thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ.
c) Tác động đến công nghiệp và cư dân
- Nhiều khu công nghiệp, khu cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH.
- Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, có thể gặp nhiều rủi ro và tổn thất nghiêm trọng.
d) Tác động đến sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ôn đới, chẳng hạn giảm bớt tử vong do lạnh, song phổ biến vẫn là ảnh hưởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng lên.
e) Tác động đến nguồn nước
- Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu vực cũng như từng lưu vực.
- Trên qui mô toàn cầu, biến đổi khí hậu khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ.
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm 10 – 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 – 30 % ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp, cung cấp nước, sản xuất và sức khỏe.
- Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm. Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước. Có đến 20 % dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào thập kỷ 2080. Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững.
1.2. Hiện trạng
1.2.1. Tình trạng Biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng trong thời gian qua và tình hình hiện nay
Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74oC, mực nước biển
tăng khoảng 20 cm so với năm 1850, cao nhất trong khoảng 10.000 năm qua. Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán… đang xảy ra với cường độ, tần suất, độ bất thường và độ khốc liệt ngày càng gia tăng [18].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 1
- Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 2
- Tác Động Của Bđkh Tới An Ninh Môi Trường Và An Ninh Quốc Gia Tập Trung Ở Những Vấn Đề Sau:
- Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Bản Đồ Xã Hưng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Hình 1.4. BĐKH tác động tới mọi vùng, miền trên phạm vi toàn cầu.
Nguồn: Theo Trương Quang Học (chủ biên), 2012. Việt nam, thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững
1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.2.2.1. Các xu hướng của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Các số liệu khoa học đã cho thấy rằng Việt Nam là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH (UN Vietnam, 2009). Để ứng phó một cách phù hợp với những ảnh hưởng đó, điều quan trọng là phải hiểu được tình hình BĐKH tại Việt Nam trong một quãng thời gian dài, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai [48].
BĐKH ngày càng hiện hữu rò nét tại Việt Nam. Biến đổi khí hậu, mà biểu hiện của nó là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Sự tăng lên của nhiệt độ trung bình, lượng mưa, mực nước biển và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang ngày càng rò rệt tại Việt Nam. Nhiệt độ đã liên tục tăng lên. Trong quãng thời gian 1900–2000, mỗi thập kỷ nhiệt độ trung bình năm lại tăng 0,1 oC. Mùa hè đang trở nên nóng hơn với nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0.1–0.3oC mỗi thập kỷ (UNDP, 2007). Nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn ở miền Bắc so với ở miền Nam; mùa đông thì nhiệt độ trung bình sẽ tăng nhanh hơn và tăng nhiều hơn so với mùa hè (MONRE, 2009). Số liệu trên cho thấy xu hướng ấm nóng lên của Việt Nam. Trong vòng 70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.5oC [5; 50]
Lượng mưa trung bình năm trong mùa mưa đã tăng lên, và sẽ tiếp tục tăng, trong khi lượng mưa mùa khô được dự đoán là sẽ giảm xuống. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), những thay đổi về lượng mưa là khá phức tạp và đặc thù theo mùa và theo khu vực. Lượng mưa trung bình tháng đã giảm xuống trên khắp phạm vi cả nước trong tháng 7 và tháng 8 (tương ứng mùa khô) và tăng lên trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 (mùa mưa). Sự biến đổi về lượng mưa cũng không giống nhau tại các vùng: lượng mưa trung bình năm đã giảm ở miền Bắc trong khi lại tăng lên ở miền Nam. [5]
Số lượng các đợt không khí lạnh đã giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong thời kỳ 1994 – 2007, mỗi năm có khoảng 15 - 16 đợt không khí lạnh, tương đương 56% giá trị trung bình của nhiều năm trước đây. Sự bất thường của không khí lạnh hiện nay còn dẫn đến những đợt rét đậm rét hại khủng khiếp như đợt lạnh kéo dài đến 38 ngày liên tiếp trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008. Điều này đã gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp [51].
Hình thái bão đang thay đổi và bão với cường độ lớn đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam đã tăng lên trong khoảng những năm 1950 và những năm 1980 song lại giảm đáng kể trong các năm thập niên 90 của thế kỷ trước (UNDP, 2007). Tháng có nhiều bão nhất đã chuyển dịch từ tháng 8 vào những năm 1950 đến tháng 11 vào những năm 1990. Đường đi của bão đã dịch chuyển dần xuống phía nam và rất nhiều cơn bão có đường đi bất thường (Bộ TNMT, 2003)[3, 50].
Áp thấp nhiệt đới đã, đang và sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn tại Việt Nam. Người ta dự toán rằng bão và áp thấp nhiệt đới với tốc độ gió lớn sẽ xuất hiện nhiều hơn và kéo dài thời gian lâu hơn. Các cơn bão tần suất 30 năm mới xảy ra một lần thì nay có thể sẽ xuất hiện với tần suất nhanh hơn, khoảng 10 năm một lần (Văn phòng Chính phủ và Bộ TNMT, 2009).
Một số nghiên cứu đã chứng minh mực nước biển dâng lên tại Việt Nam. Mực nước biển đã dâng lên khoảng 20cm trong giai đoạn 1958 - 2007 (Bộ TNMT, 2009) và đang đang lên với tốc độ khoảng 3mm mỗi năm trong giai đoạn 1993-2008. Điều này phù hợp với xu hướng chung trên toàn cầu. Xói lở bờ biển cũng đã xảy ra, ví dụ như tại Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đã bị xói lở 600ha đất, có nơi lở mất dải đất dài tới 200m (UNDP, 2007). [44]
Trạm đo Hà Nội
Trạm đo Đà Nẵng
Trạm đo Tân Sơn Nhất
Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1930-200 (Viện CLCSMT, 2009)
DHmax DHmean DHmin Linear (DHmax) Linear (DHmean) Linear (DHmin)
60.0
50.0
40.0
30.0
DH (cm)
20.0
10.0
0.0
-10.0
-20.0
-30.0
1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005
Thời gian (năm)
Hình 1.6. Mực nước biển tăng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua (Bộ TNMT, 2009)
Kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Năm 2011, kịch bản BĐKH và nước biển dâng tại Việt Nam được ban hành lần thứ 2 ( Bộ TN & MT, 2011) [8].
Nhiệt độ trung bình năm (dT vào 2100 so với 1980-1999)
Kịch bản phát thải trung bình: Nhiệt độ tăng từ 1,9 – 3,10C ở hầu khắp diện tích cả nước, nơi có mức tăng cao nhất là khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng trên 3,10C. Một phần diện tích Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 - 1,90C.
Nhiệt độ cực trị năm (dT vào 2100 so với 1980-1999)
Kịch bản trung bình: Tm trung bình tăng từ 2,2-3,00C, trong khi đó Tx trung bình tăng từ 2,2-3,50C. Khu vực Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Tây Nguyên là những nơi có nhiệt độ cực trị tăng nhanh hơn so với những nơi khác của nước ta. Số ngày nắng nóng tăng từ 10-20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước, khu vực núi phía Bắc và Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, từ 5-10 ngày.
Lượng mưa mùa (dR vào 2100 so với 1980-1999) Kịch bản phát thải trung bình:
- Mùa đông: Lượng mưa tăng ở phía Bắc và giảm ở phía Nam.
- Mùa xuân: Lượng mưa giảm trên phạm vi cả nước
- Mùa hè: Lượng mưa tăng nhiều ở phía Bắc, tăng ít ở phía Nam
- Mùa thu: Lượng mưa tăng ít ở Bắc Bộ và tăng nhiều hơn từu Nghệ An trửo vào, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ
Mức tăng phổ biến của lượng mưa năm trên lãnh thổ Việt Nam từ từ 2-7%. Tây Nguyên là khu vực có mức tăng thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước, với mức tăng khoảng từ dưới 1 đến gần 3%. Ở một vài nơi thuộc ven biển Trung Bộ có lượng mưa năm tăng gần 10%.
Lượng mưa ngày lớn nhất ở Bắc Bộ có thể tăng khoảng 50% so với thời kỳ 1980-1999 và khoảng 20% ở Bắc Trung Bộ. Ngược lại, lượng mưa ngày lớn nhất giảm ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với mức giảm vào khoảng 10-30%. Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện lượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Mực nước biển dâng (dR vào 2100 so với 1980-1999)
Kịch bản phát thải thấp: Mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (54-72cm); Thấp nhất ở khu vực Móng Cái (42-57cm). Trung bình toàn Việt Nam: 49-64cm.
Kịch bản phát thải trung bình: Mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (62-82cm); Thấp nhất ở khu vực Móng Cái (49-64cm). Trung bình toàn Việt Nam: 57-73cm.
Kịch bản phát thải cao: Mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (85-105cm); Thấp nhất ở khu vực Móng Cái (66-85cm). Trung bình toàn Việt Nam: 78-95cm.
Mực nước biển dâng (dR vào 2100 so với 1980-1999)
Nguồn: Bộ TN & MT, 2011
1.2.2.2. Tác động và hậu quả của BĐKH tại Việt Nam
Cũng giống như bức tranh chung trên toàn cầu, ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt