Địa Điểm, Thời Gian, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu‌‌ 19908

Có thể nhận thấy rằng hầu hết các hỗ trợ quốc tế trong giai đoạn này là từ các cơ quan Liên Hợp Quốc và trọng tâm vào giảm thiểu khí nhà kính, khuyến khích CDM. Những dự án này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước cũng như các nhà khoa học về các vấn đề có liên quan đến BĐKH như nóng lên toàn cầu, hủy hoại tầng ozôn, mối liên hệ giữa BĐKH với bảo vệ môi trường và sự phát triển của nhân loại. Thông qua thực hiện các dự án này, một thể chế quốc gia chịu trách nhiệm về BĐKH đã được thành lập, và mạng lưới các chuyên gia về BĐKH cũng đã được hình thành. Đây là một nền tảng rất tốt để Việt Nam có thể tiếp tục nhận các hỗ trợ từ quốc tế cho các hoạt động về BĐKH.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực được ưu tiên tài trợ về BĐKH đã chuyển dịch sang quan tâm nhiều hơn đến các tác động, sự thích ứng và nâng cao năng lực không chỉ cho cấp trung ương mà cả tại cấp địa phương. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã nhận được khá nhiều hỗ trợ từ nhiều cơ quan tài trợ khác nhau chứ không chỉ từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Một vài thí dụ điển hình từ một danh mục đồ sộ các dự án là:

“Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH tại miền Trung Việt Nam” do CIDA tài trợ (2002 – 2005);

“Nghiên cứu về những tác động của BĐKH đến lưu vực sông Hương và chiến lược thích ứng ở huyện Phú Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Chính phủ Hà Lan tài trợ (2006 – 2008);

“Những lợi ích của thích ứng với BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ và sự hỗ trợ của chúng trong phát triển nông thôn”, do DANIDA tài trợ (2007-2008)

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với quốc tế nhằm có được nhiều hỗ trợ có tính khuôn khổ chiến lược với ưu tiên vào lĩnh vực BĐKH, ví dụ như Thỏa thuận khung về hợp tác giữa EU và Việt Nam gồm rất nhiều lĩnh vực, trong đó có môi trường và BĐKH; Chương trình Giảm thiểu Phát thải do mất và suy thoái Rừng của Liên Hợp Quốc (2009-2011) ( UNREDD) sẽ giúp Việt Nam ứng phó với BĐKH, bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn suy thoái đất và sa mạc hóa; hay Thỏa thuận giữa Nhật Bản và Pháp với Việt Nam về “Hỗ trợ Việt Nam thích ứng với BĐKH” với tổng

kinh phí cam kết là 134 triệu đôla Mỹ dưới dạng cho vay ODA. Việt Nam cũng đã nhận nhiều hỗ trợ từ các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới, ADB, Quỹ Đầu tư về BĐKH, Quỹ Thích ứng với BĐKH của Nghị định thư Kyoto.

b. Những thách thức và các hạn chế

Từ năm 2002, sau khi trở thành thành viên chính thức của UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào nhiều cuộc thảo luận về các thỏa thuận, tuyên bố và kế hoạch hành động liên quan đến BĐKH. Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đóng vai trò rất quan trọng vì đây là Bộ được giao dẫn đầu các phái đoàn chính phủ tham gia quá trình đàm phán quốc tế.

Tuy nhiên, để có được một địa vị quốc gia tốt trong các quá trình đàm phán về BĐKH, cần phải có sự tham gia đóng góp nhiều hơn nữa từ nhiều cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội khác khi chuẩn bị văn kiện, tài liệu đàm phán quốc gia cũng như để xác định rò hơn các nhu cầu và yêu cầu của Việt Nam. Dường như các vấn đề có liên quan đến BĐKH tại các cấp độ địa phương và quan điểm của nhiều nhóm dân cư khác nhau (như phụ nữ, nông dân làm ăn qui mô nhỏ…) chưa được phản ánh đầy đủ và thỏa đáng trong các văn kiện đàm phán. Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế trên là do thiếu lôi cuốn mạnh mẽ sự tham gia của đại diện các cộng đồng bị ảnh hưởng của BĐKH vào quá trình chuẩn bị đàm phán, từ đó dẫn đến thiếu các minh chứng cụ thể, thuyết phục về tác động của BĐKH cũng như các tổn thất và thiệt hại do BDKH gây ra trong các văn kiện đàm phán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Năng lực và kỹ năng đàm phán quốc tế còn hạn chế của một số đoàn đại biểu Việt Nam cũng cản trở nhất định mục tiêu đạt thỏa thuận chiến lược trong đàm phán đa quốc gia.

1.2.4. Thích ứng

Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 5

Biện pháp thích ứng được hiểu gồm các biện pháp “thích nghi” và “ứng phó” được nhiều nghiên cứu chú ý (Nguyễn Hữu Ninh, 2007; WB, 2008; Lê Hoàng Anh Thư, 2008; Nguyễn Hồng Trường,2008 . . .).

Theo Nguyễn Hồng Trường (2008) chỉ ra 1 số quan niệm thích nghi như sau:

- Sự thích nghi với khí hậu là một quá trình, qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đối với sức khỏe và đời sống, và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường mang lại.

- Thích nghi có nghĩa là điều chỉnh một cách chủ động, tác động trở lại, hoặc dự tính trước nhằm làm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu.

- Tính thích nghi đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thật sự sẽ xảy ra của khí hậu. Sự thích nghi có thể là tự phát hay được lập kế họach, và có thể được thực hiện thích ứng trong nhiều điều kiện khác nhau.

- Khái niệm “ứng phó” xuất phát từ tiếng Anh "cope" có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress.

Như vậy thích nghi được hiểu là có sự chủ động chuẩn bị từ xa hơn so với ứng phó (ứng phó vừa chuẩn bị trước, nhưng cũng xuất hiện ngay lúc đó để xử trí với những tình huống khẩn cấp, bất ngờ xẩy ra) [35]

Theo Refugee Studies Centre (Lê Hoàng Anh Thư , 2008) thì "thích nghi "

cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ thảm họa, chẳng han

như viêc

lập bản đồ dự báo

nguy cơ thảm họa, nâng cao chất lượng quy hoạch đất đai và xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập hệ thống dự báo chính xác , hiệu quả, hệ thống bảo hiểm dễ tiếp cận , đồng đánh giá và kiểm soát những thảm họa . Nhiều minh chứ ng thực tế cho thấy sự chủ động giảm và các chương trình cho phép cộng thiểu nguy cơ thảm họa mang lạinhiều

lợi ích hơn chi phí khắc phuc

nếu để sự cố xảy ra , chính vì vậy đẩy mạnh hoạt động

thích nghi là cưc

kỳ cần thiết. Trong các cuôc

đàm phán về biến đổi khí hậu, cụ thể là

trong kế hoac̣ h hành đôṇ g Bali, người ta cũng đã quan tâm đến yếu tố này. [34]

Thực tế cho thấy, hoạt động sống của những người dân địa phương phụ thuộc rất lớn vào các hệ sinh thái trên lãnh thổ của họ. Nhưng cũng nhờ những hoạt động đó, những người dân bản địa làm cho các hệ sinh thái có độ đàn hồi tốt hơn với những biến động về môi trường và xã hội. Hơn nữa, những người dân bản địa hiểu rò và cũng tác động trở lại đối với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo

những cách sáng tạo riêng, dựa trên những kiến thức cổ truyền và các kỹ thuật khác để tìm ra giải pháp để có thể đương đầu với những thảm họa sắp xảy ra (Nguyễn Giang biên dịch, 2008).[13]

Rất nhiều nghiên cứu về chủ đề “thích ứng” (WB, 2008; Nguyễn Hữu Ninh, 2007; Hà Lương Thuần, 2007; Lê Hòang Anh Thư, 2008; Nguyễn Hồng Trường,

…). Trong số đó, báo cáo Phát triển con người của WB (2008) đã chỉ ra là tất cả các quốc gia sẽ phải tìm cách thích ứng, nghĩa là không cần phân biệt đối xử trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu và ở tất cả các cấp độ từ vi mô như cấp hộ, cấp cộng đồng tới vĩ mô như cấp quốc gia, cấp khu vực, cấp quốc tế. Nghiên cứu khẳng định đây là xu thế tất yếu khi tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng một “nóng” ở bất kỳ chương trình nghị sự nào và bất kỳ nơi đâu trên toàn Thế giới, và đang được đặt lên hàng đầu.

Các kết quả nghiên cứu trong bài này được phân nhóm các BPTU dựa vào 8 nhóm mà tác giả Butonet at al. 1993 đưa ra (Nguyễn Hồng Trường điểm luận) như sau:

1. Chấp nhận những tổn thất: chịu chấp nhận tổn thất khi không có cách nào khác hoặc khi mà giá phải trả cho các thích nghi cao hơn so với sự rủi ro/thiệt hại.

2. Chia sẻ những tổn thất: bảo hiểm, tương trợ, viện trợ để cứu trợ, phục hồi, tái thiết.

3. Làm giảm sự nguy hiểm: kiểm sóat hiểm họa môi trường, thiên nhiên như đào mương, đắp đê, ngăn đập hay giảm khí thải nhà kính, điều chỉnh ổn định nồng độ của khí nhà kính trong khí quyển.

4. Ngăn chặn các tác động: thường xuyên sử dụng các phương pháp thích nghi để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ như trong nông nghiệp chú ý tới quản lý mùa vụ, nước tưới và tiêu, quản lý dịch bệnh tốt.

5. Thay đổi cách sử dụng: Ví dụ dùng nhà nổi, giống chịu độ ẩm thấp, giống cây con chịu lũ, cho đất nghỉ, chuyển đất trồng trọt thành đồng cỏ hoặc rừng.

6. Thay đổi các địa điểm: Ví dụ có thể chuyển các họat động sản xuất trồng trọt ở vùng hay ngập lụt đến nơi khác cao hơn và thay thế bởi việc chăn nuôi trồng trọt những cây con chịu nước.

7. Nghiên cứu công nghệ mới và phương pháp thích nghi mới.

8. Giáo dục, thông tin, và khuyến khích thay đổi hành vi: Đây cũng là một kiểu thích nghi khi các thông tin, kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được phổ biến rộng rãi nhằm thay đổi thói quen, hành vi. Điều này rất quan trọng bởi sự cần thiết về hợp tác, liên kết chặt chẽ của nhiều người, nhiều cộng đồng, nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.[35]

Việc hiểu biết về quy lụât, về đặc điểm, nguyên nhân phát sinh và các tác động của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu để đưa ra các biện pháp thích nghi và ứng phó phù hợp, thông minh nhằm giảm thiểu tác động lên đời sống con người là vô cùng quan trọng trong tình hình trái đất nóng lên và tác động BĐKH ở mức toàn cầu như hiện nay.

Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu‌‌


2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5 – 12/2012, tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

2.2. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận/Phương pháp luận

Cách tiếp cận hệ sinh thái – Hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc trưng cho những nghiên cứu về phát triển bền vững và BĐKH hiện nay.

Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên toàn HST nói chung; và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, Cách tiếp cận HST/dựa trên HST được lựa chọn như cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương/rủi ro khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái-xã hội (IUCN, 2006, 2010; WB, 2008, 2012) [24 ; 26 ; 41; 55].

Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để qủan lý tổng hợp tài nguyên, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của Cách tiếp cận HST/dựa trên HST là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trương Quang Học, 2008a, b, c; WB, 2010) [20; 21; 22 ; 54].

Đồng thời, tính chống chịu của hệ xã hội cũng được tăng cường thông qua các hoạt động như hoàn thiên thể chế, xây dựng nguồn lực (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính), nâng cao nhận thức. Tất cả các hoạt động này nhằm chủ động tăng

cường tính chống chịu (tăng cường khả năng thích ứng, giảm tính dễ bị tổn thương để giảm rủi ro khi hậu, giảm thiệt hại do BĐKH gây ra cho cộng đồng/hệ sinh thái- xã hội. “Hầu hết các quốc gia ngày càng thừa nhận, thích ứng với BĐKH dựa vào HST mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội lâu dài”.

Phương pháp nghiên cứ u :

Nghiên cứu này gồm hai phần: nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực địa.

Các phương pháp được sử dụng bao gồm:

Thu thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình của Nhà nước liên quan đến BĐKH như Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH, Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH của Việt Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa họcv.v… Các báo cáo hàng năm về kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, số liệu thủy văn, điều kiện tự nhiên của địa phương.

Điều tra thực địa:

Nghiên cứu tại thực địa áp dụng phương pháp Đánh giá Nông thôn có sự tham gia (PRA) nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng để qua đó có thể hiểu rò hơn những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra à cộng đồng người dân đã phải hứng chịu, cũng như hiểu được các hành động của dân địa phương nhằm đối phó với hoàn cảnh. Một loạt các công cụ của phương pháp PRA đã được sử dụng như phỏng vấn qua bảng hỏi, lịch mùa vụ, ma trận xếp thứ hạng, quan sát, thảo luận nhóm...

Trước khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm tại các thôn nhóm nghiên cứu đã có một buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các ban ngành của xã. Trong các buổi làm việc, các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số biểu hiện của sự tác động BĐKH, khả năng của địa phương đã được tìm hiểu và thu thập. Chúng tôi tiến hành thảo luận với lãnh đạo xã về các vấn đề liên quan đến hoạt động ứng phó với BĐKH.Tại các buổi thảo luận với lãnh đạo các xã

và các ban ngành liên quan, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ra các xóm đại diện để tiến hành điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Các xóm đã được lựa chọn là: Xóm Thuận 1, Thuận 2, Xóm Phong Yên, Phong Hảo, Xóm Hòa Lam, Khánh Hậu. Tại mỗi xóm, từ 3 đến 5 cộng tác viên là những người có kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín trong cộng đồng được mời tham gia thảo luận nhóm kết hợp phỏng vấn sâu. Một số công cụ như: lược sử địa phương, phân tích lịch mùa vụ, phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp được áp dụng để trao đổi, thu thập và phân tích thông tin. Nội dung các buổi thảo luận nhóm tập trung vào việc xác định và phân tích biểu hiện của sự tác động của BĐKH đến cộng đồng và các khả năng hiện có của cộng đồng trong ứng phó với BĐKH. Sau khi thảo luận nhóm với các cộng tác viên, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các hộ dân.

Phương pháp phỏng vấn bán định hướng được sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Nhóm nghiên cứu cũng đã cùng với cộng tác viên tiến hành điều tra, khảo sát. Hộ gia đình được phỏng vấn đã kể những câu chuyện về việc thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra như thế nào, các hiện tượng khí hậu cực đoan đã ảnh hưởng ra sao đến sản xuất và đời sống của họ cũng như họ đã làm thế nào để ứng phó và phục hồi. Các hộ dân được chính quyền xã lựa chọn sao cho đảm bảo có đại diện của các loại hộ dân với điều kiện kinh tế khác nhau. Cụ thể điều tra 90 hộ, trong đó có 30 hộ khá, 30 hộ trung bình và 30 hộ nghèo. Những cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của người cao tuổi, hội phụ nữ, các hộ khá giả cũng như các hộ nghèo nhằm cùng đánh giá những tổn thất và thiệt hại do các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra. Đồng thời nhóm thảo luận cũng đưa ra những đánh giá về vai trò của chính quyền và các đơn vị địa phương trong quá trình phòng tránh, phục hồi và thích ứng với thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các cuộc họp cũng như phỏng vấn sâu cũng được tổ chức tại tỉnh và huyện với sự tham gia của các sở và phòng ban có liên quan nhằm có được bức tranh tổng thể về tình hình BĐKH tại địa phương. Quan sát hiện trường để phân tích, tìm hiểu và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp phân tích SWOT, tại mỗi xóm chúng tôi tiến hành họp dân, cùng người dân phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cộng đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022