Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


----------------------


NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ HƯNG HOÀ - THÀNH PHỐ VINH - TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH. TRƯƠNG QUANG HỌC


HÀ NỘI – 2012

MỤC LỤC

Trang


MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vii

Mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

1.1. Cơ sở lý luận 4

1.1.1. Một số khái niệm 4

1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH 5

1.1.3. Biểu hiện chính của BĐKH 6

1.1.4. Tác động của BĐKH 6

1.2. Hiện trạng 12

1.2.1. Tình trạng Biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng trong thời gian qua và tình hình hiện nay 12

1.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 13

1.2.3. Chính sách và hành động của chính phủ về Biến đổi khí hậu 23

1.2.4. Thích ứng 28

Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 32

2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 36

3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. 37

3.2. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra 41

3.2.1. Đặc điểm của các chủ hộ 41

3.2.2. Các nguồn thu nhập chính của nhóm hộ điều tra 43

3.3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa, Tp Vinh, Nghệ An 44

3.4. Những tổn thất và thiệt hại do BĐKH gây ra tại Hưng Hòa 49

3.4.1. Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình 51

3.4.2. Tác động của BĐKH đến sức khoẻ người dân 54

3.4.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất 57

3.4.4. Tác động của BĐKH đến thu nhập 62

3.4.5. Tác động của BĐKH nhìn từ góc độ giới 63

3.5. Năng lực và ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương 66

3.5.1. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nghệ An 66

3.5.2. Các biện pháp ứng phó với BĐKH của chính quyền các cấp 68

3.5.3. Năng lực ứng phó của địa phương 70

3.5.4. Nhận thức về Biến đổi khí hậu của người dân Hưng Hòa 75

3.6. Những hỗ trợ cho cộng đồng địa phương 78

3.6.1. Các lực lượng tìm các giải pháp ứng phó với sự tác động của BĐKH 78

3.6.2. Những hỗ trợ trong ứng phó với BĐKH tại địa phương 78

Kết luận và kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC HỘ ĐÃ PHỎNG VẤN 88

Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA 90

Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TẠI XÃ HƯNG HÒA, TP VINH, NGHỆ AN 98

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



BĐKH

Biến đổi khí hậu

PTBV

Phát triển bền vững

TNMT

Tài nguyên môi trường

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

LHQ

Liên Hợp Quốc

ĐDSH

Đa dạng sinh học

RNM

Rừng ngập mặn

HST

Hệ sinh thái

HTX

Hợp tác xã

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TP

Thành phố

ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

GEP

Quỹ Môi trường Toàn cầu

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

WB

Ngân hàng Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hoà - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Thống kê dân số xã Hưng Hoà năm 2010 38

Bảng 3.2. Thông tin chung về chủ hộ năm 2012 41

Bảng 3.3. Xếp hạng các nguồn thu nhập chính tại xã Hưng Hòa 43

Bảng 3.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra taị xã Hưng Hòa 44

Bảng 3.5 . Xếp hạng những hiên

tươn

g thời tiết cưc

đoan taị Hưng Hòa 45

Bảng 3.6. Tần suất đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961-2008 46

Bảng 3.7. Các đợt nắng nóng trong năm 2010 47

Bảng 3.8. Các đợt nắng nóng trong năm 2011 48

Bảng 3.9. Các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu tại xã Hưng Hòa 50

Bảng 3.10. Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình 53

Bảng 3.11. Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ 57

Bảng 3.12. Mức độ tác động của BĐKH đến sản xuất 61

Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của hộ qua các giai đoạn 1990 – 2012 62

Bảng 3.14. Mức độ tác động của BĐKH đến thu nhập 63

Bảng 3.15. Diện tích RNM Hưng Hòa từ 1954 – 2010 72

Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho nhân dân địa phương 75

Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các biện pháp thích ứng tại xã Hưng Hòa, TP Vinh 76

Bảng 3.18. Đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với BĐKH tại Hưng Hòa, TP Vinh 78

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang

Hình 1.1. Sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây 5

Hình 1.2. Dự đoán ảnh hưởng của BĐKH tới các lĩnh vực theo sự gia tăng của nhiệt độ (Stern, 2007) 8

Hình 1.3. Sự gia tăng số lượng và thiệt hại do thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong 4 thập kỷ vừa qua. 9

Hình 1.4. BĐKH tác động tới mọi vùng, miền trên phạm vi toàn cầu. 12

Hình 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1930-200 (Viện CLCSMT, 2009) 15

Hình 1.6. Mực nước biển tăng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua (Bộ TNMT, 2009) 16

Hình 1.7. Sơ đồ các đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mê Kông (A) và mực nước sông Hồng vào mùa mưa, 2008) (B). 22

Hình 3.1. Bản đồ xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An 37

Hình 3.2. Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm diện tích RNM 73

Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc và tử vong do bệnh thương hàn từ năm 2000 - 2011... 54 Biểu đồ 3.2. Tình hình mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết từ năm 2000 - 2011 55

Biểu đồ 3.3. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tiêu chảy từ năm 2000 - 2011 55

Biểu đồ 3.4. Tình hình mắc và tử vong do bệnh tả từ năm 2000 - 2011 55

Biểu đồ 3.5. Tình hình mắc và tử vong do bệnh phụ khoa từ năm 2000 – 2011 56

Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu toàn cầu là một chủ đề “nóng” trong các chương trình nghị sự hiện nay ở cấp quốc gia và quốc tế. Vấn đề này báo hiệu một sự phát triển thiếu bền vững bởi xu hướng ngày càng gia tăng các thảm họa (sóng thần, động đất, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, nước biển dâng, …), và thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể cướp đi sinh mạng con người, của cải vật chất bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên trái đất này. Trong đó người dân nông thôn, ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các nước đang phát triển là nhạy cảm nhất và chịu tác động từ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ biến đổi khí hậu lớn nhất bởi một số đặc thù của nhóm người này, nhóm người yếu thế hơn trong xã hội, thiếu tài chính, kỹ thuật và tiếng nói. Chính những điều này đe dọa, tác động tới cuộc sống người dân và an ninh lương thực của loài người.

Việt Nam, với đường bờ biển dài 3260km và hàng chục triệu người dân sinh sống nơi đây, là quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH. Theo Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra ngập lụt tới mức có thể nhấn chìm hàng triệu hecta đất canh tác. Nếu nước biển dâng lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực tiếp và có thể mất khoảng 10% GDP. Nếu không có ứng phó kịp thời nào thì Việt Nam sẽ mất đi ít nhất 12,2% diện tích đất, là nơi sinh sống của 23% dân số; 22 triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà cửa; và 45% đất canh tác nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn của Việt Nam, sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu điều này xảy ra thì ước tính sẽ có khoảng 40 triệu người hay hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp [52].

Nghệ An là một tỉnh thuộc Duyên hải miền trung, là khu vực thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và trong những năm gần đây theo người dân địa phương thời tiết có những biến đổi rất bất thường. Sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu vẫn là nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Chính

vì vậy, những biến đổi bất thường của thời tiết đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo báo cáo nhanh từ Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An, trận lũ tháng 09/2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 5 người thiệt mạng, 17 ngôi nhà bị sập, 1.201 ngôi nhà bị ngập, 13.905 ha lúa bị chìm, 32 đập nước bị cuốn trôi cùng hàng trăm công trình thủy lợi, giao thông, trường học bị hư hỏng nặng… ước tính thiệt hại 531,638 tỷ đồng. Trong cơn bão số 2, tuy suy yếu nhưng các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An bị tàn phá nặng nề bởi lũ quét. Chỉ trong ngày 25/06/2011, hai trận lũ quét tại Tương Dương và Kỳ Sơn đã đẩy hàng ngàn người dân lâm vào cảnh trắng tay, mất chỗ ở. Vậy làm như thê nào để giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu? Ngoài các biện pháp tổng hợp đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, đồng loạt không chỉ ở cấp độ vĩ mô quốc gia, quốc tế mà còn ở cấp độ vi mô cấp cộng đồng, cá nhân như giảm hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, … thì biện pháp thích ứng ngày càng được chú ý hơn cả. Bởi nguy cơ thảm họa thường ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ mạnh và “chuyên nghiệp”, cho đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả sẽ khôn lường. Do đó, cần chú ý đúng mực sự “phòng ngừa”, tránh việc chỉ “giải quyết hậu quả” mà không phòng ngừa, thích ứng. Thích ứng là xu thế tất yếu trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH lên cuộc sống con người (WB, 2008). [41]

Xuất pháp từ thực trạng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.

II. Mục tiêu đề tài

Xác định được xu hướng của BĐKH thông qua những biến đổi của các hiện tượng thời tiết khí hậu cũng như của thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan trong vòng 15 năm qua, tại cấp quốc gia cũng như tại điểm nghiên cứu.

Đánh giá được những thiệt hại và tổn thất có thể do BĐKH gây ra đối với cộng đồng địa phương tại điểm nghiên cứu; đồng thời xem xét những hệ lụy của các thiệt hại này đến nỗ lực phát triển và giảm nghèo của địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022