những nhân tố động viên mới có thể mang lại sự hài lòng cho nhân viên, và nếu không làm tốt các nhân tố duy trì sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.
Bảng 1.1: Nhân tố duy trì và nhân tố động viên
Yếu tố động viên (Yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của người lao động) | |
1. Các chính sách và chế độ quản trị của công ty. | 1. Sự thành đạt. |
2. Sự giám sát công việc. | 2. Sự thừa nhận thành tích. |
3. Tiền lương. | 3. Bản chất bên trong của công việc. |
4. Các quan hệ con người. | 4. Trách nhiệm lao động. |
5. Các điều kiện làm việc | 5. Sự thăng tiến. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Minh An Huế - 1
- Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Minh An Huế - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Sự Hài Lòng Của Người Lao Động:
- Tình Hình Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty:
- Tình Hình Tiền Lương Của Công Ty Tnhh Chế Biến Gỗ Minh An Năm 2020
- Giá Trị Kmo Của Biến Phụ Thuộc Kmo And Bartlett's Test
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc và ThS.Bùi Văn Chiêm (2014))
1.5 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC:
1.5.1. Chỉ số mô tả công việc JDI của Smith, Kendall và Hulin (1969)
Smith, Kendall và Hulin của trường Đại học Cornell đã xây dựng chỉ số mô tả công việc (JobDescriptiveIndex) và được đánh giá rất cao trong lý thuyết và thực tiễn, được thể hiện qua 05 thang đo nhân tố như sau: (a) Tính chất công việc; (b) Thanh toán tiền lương; (c) Thăng tiến; (d) Giám sát; (e) Đồng nghiệp.
1.5.2. Mô hình nghiên cứu của Mosammod Mahamuda Parvin (2011)
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên trong lĩnh vực dược phẩm. Tác giả đã cố gắng để đánh giá sự hài lòng công việc của nhân viên trong các Công ty dược phẩm khác nhau. Nghiên cứu tập trung vào tầm quan trọng tương đối của các yếu tố: điều kiện làm việc, tiền lương và thăng tiến, công bằng, công việc an toàn, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với cấp trên ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và tác động của chúng vào việc làm hài lòng tổng thể của người lao động.
1.5.3 Nghiên cứu của AlamdarHussainKhan & cộng sự (2011)
Dựa vào kết quả nghiên cứu, Alamdar đã đề xuất cho Chính phủ nên xem xét tất cả các yếu tố như: thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp và tính chất công việc có tác động đáng kể về mức độ 7 hài lòng trong công việc chứng minh trong nghiên cứu này. Từ kết quả trên, để tăng cường nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tự trị các tổ chức, tác giả đề xuất nên tập trung vào tất cả các khía cạnh ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc và không chỉ trên bất kỳ một trong những yếu tố này.
1.5.4. Tiêu chí đo lường thoả mãn MSQ của Weiss (1967)
Nhà nghiên cứu Weiss và đồng nghiệp của trường Đại học Minnesota thì đưa ra các tiêu chí đo lường sự hài lòng công việc thông qua Bảng câu hỏi thỏa mãn Minnesota (Minnesota Satisfaction Questionnaire), đưa ra 02 khía cạnh phân tích thang đo nhân tố: (a) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất bên trong; (b) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất bên ngoài; (c)Ngoài ra, đưa ra tiêu chí chung để đo lường mức hài lòng của người lao động.
1.5.5 Mô hình nghiên cứu của PGS.TS Trần Kim Dung (2005)
Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Trần Kim Dung đã có những đóng góp là điều chỉnh và kiểm định thang đo JDI vào điều kiện của Việt Nam. Thang đo JDI được bổ sung thêm hai thành phần là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc tạo thành thang đo AJDI có giá trị và độ tin cậy cần thiết. Thang đo này đã giúp ích cho các tổ chức trong việc thực hiện đo lường mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với công việc tại Việt Nam.
1.5.6 Mô hình động cơ thúc đẩy
L.W. Porter và E.F. Lawler (1974 dẫn theo Robins et al 2002) đã đi tới một mô hình động cơ thúc đẩy hoàn hảo hơn mà phần lớn được xây dựng trên lý thuyết về niềm hy vọng.
Hình 1.4: Mô hình thúc đẩy động cơ của Porter and Lawler
Như mô hình cho thấy, toàn bộ sự cố gắng hay sức mạnh của động cơ thúc đẩy tùy thuộc vào giá trị của phần thưởng và xác suất hay khả năng nhận được phần thưởng đó. Tiếp đó, kết quả thực hiện nhiệm vụ được xác định bởi động cơ thúc đẩy, khả năng làm việc của con người (kiến thức và kỹ năng) và sự nhận thức về nhiệm vụ cần thiết. Sự thực hiện tốt nhiệm vụ tất yếu sẽ dẫn đến phần thưởng nội tại (tiền bạc, hiện vật) và phần thưởng bên ngoài (điều kiện làm việc, địa vị). Những phần thưởng này cùng với phần thưởng hợp lý theo nhận thức (nghĩa là mỗi cá nhân nhận thức về tính hợp lý và sự công bằng đối với sự tưởng thưởng) sẽ dẫn đến sự thoả mãn. Như vậy sự thoả mãn là kết quả tổng hợp của nhiều phần thưởng. Mô hình này là cách miêu tả thích hợp hơn về hệ thống động cơ thúc đẩy. Mô hình cho thấy động cơ thúc đẩy không phải là vấn đề nhân và quả đơn giản.
1.6 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
1.6.1 Quá trình hình thành thang đo:
Bảng 1.2: Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động
YẾU TỐ | TÁC GIẢ TIÊU BIỂU | |
1 | Tiền lương | Smith, Kendall và Hulin (1969); Hackman & Oldham; Alamdar Hussain Khan; Parvin (2011); Trần Kim Dung |
(2005) | ||
2 | Đào tạo và thăng tiến | Smith, Kendall và Hulin (1969); Weiss (1967); Hackman & Oldham; Alamdar Hussain Khan; Parvin (2011); Trần Kim Dung (2005) |
3 | Cấp trên | Herzberg (1959); Smith, Kendall và Hulin (1969); Alamdar Hussain Khan; KimDung |
4 | Đồng nghiệp | Smith, Kendall và Hulin (1969); Weiss (1967); Alamdar Hussain Khan; Luddy (2005); Trần Kim Dung (2005) |
5 | Đặc điểm công việc | Alamdar Hussain Khan và công sự (2011); Trần Kim Dung (2005) |
6 | Điều kiện làm việc | Mosammod Mahamuda Parvin (2011); Alamdar Hussain Khan & cộng sự (2011) |
7 | Phúc lợi | Weiss (1967); Trần KimDung (2005) |
Sự hài lòng công
việc
Dựa trên 4 khía cạnh của thang đo JDI: Tiền lương, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp, bản chất công việc và bổ sung thêm 2 thành phần nữa là điều kiện làm việc (Mosammod Mahamuda Parvin, 2011; Alamdar Hussain Khan & cộng sự, 2011) và phúc lợi (Weiss, 1967; KimDung, 2005). Từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố có ảnh đến sự hài lòng công việc của người lao động:
Bản chất công
việc
Điều kiện làm
việc
Cơ hội đào tạo và
thăng tiến
SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG
Tiền lương và
phúc lợi
Mối quan hệ với
đồng nghiệp
Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng công việc của người lao động tác giả đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu:
Tác giả xin nhắc lại các giả thuyết đã được hình thành từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và mô hình nghiên cứu đề xuất ở trên:
H1: Nhân tố “Bản chất công việc” có tác động cùng chiều đến “Sự hài lòng ”
của người lao động.
H2: Nhân tố “Điều kiện làm việc” có tác động cùng chiều đến “Sự hài lòng” của người lao động.
H3: Nhân tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” có tác động cùng chiều đến “Sự
hài lòng” của người lao động.
H4: Nhân tố “Tiền lương và phúc lợi” có tác động cùng chiều đến “Sự hài lòng” của người lao động.
H5: Nhân tố “Mối quan hệ với đồng nghiệp” có tác động cùng chiều đến “Sự
hài lòng” của người lao động.
1.6.2. Xây dựng thang đo các biến nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 5 biến độc lập: Bản chất công việc, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi và mối quan hệ với đồng nghiệp. Để phân tích đánh giá các biến này, tác giả tiến hành xây dựng thang đo các biến dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây của các học giả trên thế giới, đồng thời tác giả cũng có những điều chỉnh không sử dụng yếu tố lãnh đạo sao cho phù hợp yêu cầu nghiên cứu tại công ty của đề tài.
Bảng 1.3: Thang đo sự hài lòng của người lao động
MÃ HÓA | ||
BẢN CHẤT CÔNG VIỆC | 1. Công việc phù hợp với năng lực, khả năng của bản thân. | BCCV1 |
2. Anh (Chị) được phân chia công việc hợp lý. | BCCV2 | |
3. Công việc không quá áp lực. | BCCV3 | |
4. Công việc cần nhiều kỹ năng. | BCCV4 | |
5. Công việc có quyền hạn và trách nhiệm rò ràng, phù hợp | BCCV5 | |
ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC | 6. Phương tiện và thiết bị cần thiết được trang bị đầy đủ để thực hiện công việc một cách tốt nhất. | DKLV1 |
7. Giờ giấc làm việc rò ràng. | DKLV2 | |
8. Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát. | DKLV3 | |
9. Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ. | DKLV4 | |
CƠ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN | 10. Anh (Chị) được đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công việc. | DTTT1 |
11. Công ty tạo điều kiện học tập, nâng cao kỹ năng. | DTTT2 | |
12. Anh (Chị) có nhiều cơ hội thăng tiến. | DTTT3 | |
13. Công ty có chính sách thăng tiến rò ràng. | DTTT4 | |
TIỀN LƯƠNG VÀ PHÚC LỢI | 14. Tiền lương được trả công bằng. | TLPL1 |
15. Tiền lương được trả tương xứng với kết quả làm việc. | TLPL2 | |
16. Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, y tế tốt. | TLPL3 | |
17. Các khoản trợ cấp, phúc lợi được trả hợp lý. | TLPL4 | |
18. Anh (Chị) luôn nhận được tiền thưởng vào các dịp lễ, tết. | TLPL5 | |
MỐI QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP | 19. Mọi người luôn có cảm giác được đối xử công bằng. | MQH1 |
20. Mọi người luôn tạo điều kiện cho những người lao động mới phát triển. | MQH2 | |
21. Anh (chị) thường dễ dàng đề bạt, đóng góp ý kiến của mình lên ban lãnh đạo. | MQH3 | |
22. Đồng nghiệp luôn hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. | MQH4 | |
SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG VIỆC | 23. Anh (Chị) muốn gắn bó lâu dài với công ty. | HL1 |
24. Công ty có các chế độ cũng như các hình thức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. | HL2 | |
25. Anh (chị) có thấy tự tin khi nói về công ty. | HL3 |
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua chương 1 đã làm rò vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hài lòng về công việc của người lao động trong doanh nghiệp, làm rò và phân tích khái niệm về sự hài lòng, người lao động, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của người lao động. Các học thuyết gắn với sự hài lòng là học thuyết nhu cầu Maslow, thuyết hai nhân tố Herzberg:, học thuyết kỳ vọng Vroom... Sự hài lòng về công việc của người lao động bao gồm sáu yếu tố: Bản chất công việc, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi, lãnh đạo và đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất ra mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với 25 biến quan sát.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ MINH AN
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An:
2.1.1 Thông tin chung về Công ty TNHH chế biến gỗ Minh An: Tên đơn vị: Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Minh An Tên giao dịch: Minh An Wood processing limited company
Loại hình hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Mã số thuế: 3301571644
Địa chỉ: 37 Thuận Hóa, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Đại diện pháp luật: Nguyễn Chiến Thắng
Giám đốc: Nguyễn Chiến Thắng Phó Giám đốc: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngành nghề kinh doanh: chế biến và sản xuất gỗ Ngày cấp giấy phép: 04/11/2015
Điện thoại: (0234) 3861.596
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Hương Phú
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Công ty :
Ban đầu công ty có tên là Chi nhánh công ty Scanvi Wood tại tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu hoạt động vào ngày 24/06/1997, trụ sở công ty đặt tại 37 Thuận Hoá, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế. Giám đốc và người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Chiến Thắng. Công ty được thành lập mới theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301213033-001 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày 27 tháng 10 năm 1998 được đăng ký và quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2015, chi nhánh công ty Scanvi Wood tại tỉnh Thừa Thiên Huế đổi tên thành công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến gỗ Minh An. Công ty TNHH chế biến