2.4.3. Đào tạo và thăng tiến
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Đào tạo và thăng tiến”
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item – Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
Được định hướng và huấn luyện các kỹ năng phù hợp với công việc đảm nhận. | 6.21 | 2.275 | .697 | .757 |
Công việc hiện tại có cơ hội để lên chức | 6.16 | 1.966 | .711 | .736 |
Hài lòng với chính sách đào tạo và thăng tiến của khách sạn | 6.11 | 2.047 | .657 | .792 |
Cronbach’s Alpha = .828 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Lễ Tân Các Khách Sạn 4 Sao Ở Nha Trang
- Tỷ Lệ % Mức Độ Hài Lòng Về Các Tiêu Chí Đối Với Yếu Tố “Thu Nhập”
- Tỷ Lệ % Mức Độ Hài Lòng Về Các Tiêu Chí Đối Với Yếu Tố “Đào Tạo Và Thăng Tiến”
- Tổng Phương Sai Toàn Bộ Được Giải Thích (Total Variance
- Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Lễ Tân Các Khách Sạn 4 Sao Ở Nha Trang
- Lê Thái Phong (2015), “Mối Liên Hệ Giữa Bản Chất Công Việc Và Sự Hài Lòng Về Công Việc Của Nhân Viên: Nghiên Cứu Tại Hà Nội” Tạp Chí Kinh Tế Đối
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.828, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.828. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
2.4.4. Tính chất công việc
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Tính chất công việc”
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item – Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
Phân chia công việc là hợp lý | 6.43 | 2.095 | .825 | .819 |
Công việc hiện tại nhàm chán | 6.63 | 2.294 | .776 | .861 |
Hài lòng với công việc hiện tại | 6.56 | 2.423 | .777 | .862 |
Cronbach’s Alpha = .894 |
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.894, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường
hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.894. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
2.4.5. Lãnh đạo
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Lãnh đạo”
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item – Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
Lãnh đạo quan tâm và đối xử công bằng với nhân viên | 7.19 | 2.375 | .593 | .723 |
Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành | 7.13 | 2.113 | .604 | .714 |
Hài lòng với lãnh đạo hiện tại | 7.18 | 2.126 | .650 | .660 |
Cronbach’s Alpha = .778 |
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.778, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.778. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
2.4.6. Đồng nghiệp
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Đồng nghiệp”
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item – Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
Các đồng nghiệp rất thân thiện | 5.16 | 3.630 | .552 | .758 |
Các đồng nghiệp phối hợp tốt trong công việc | 5.13 | 2.455 | .630 | .695 |
Hài lòng với đồng nghiệp hiện tại | 5.10 | 3.052 | .683 | .618 |
Cronbach’s Alpha = .773 |
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.773, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.773. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
2.4.7. Điều kiện làm việc
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Điều kiện làm việc” Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “ Điều kiện làm việc”
Scale Mean if Item Deleted | Scale Variance if Item Deleted | Corrected Item – Total Correlation | Cronbach’s Alpha if Item Deleted | |
Khách sạn cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất để nhân viên thoải mái làm việc | 7.17 | 4.428 | .808 | .826 |
Môi trường làm việc tại khách sạn vệ sinh và an toàn | 7.14 | 4.618 | .766 | .863 |
Hài lòng với điều kiện làm việc | 7.04 | 4.494 | .785 | .846 |
Cronbach’s Alpha = .891 |
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Cronbach’s Alpha của thang đo là 0.891, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.891. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.
2.5. Phân tích nhân tố khám phá – EFA
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm cho thấy có 21 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp trích nhân tố là Principal Components với phép quay Varimax nhằm phát hiện cấu trúc và đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.
Các biến quan sát sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo nhóm. Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau.
Giá trị Eigenvalues phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Do đó, trong mỗi nhân tố thì những biến quan sát có hệ số Factor loading bé hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố. Các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ bị loại bỏ.
2.5.1. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 21 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang. Các biến quan sát được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập:
Bảng 2.10: Các biến quan sát độc lập được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập
Nhân tố | Diễn giải | |
1 | Thu nhập | Tiền lương hàng tháng đủ cho bản thân và gia đình chi tiêu bình thường. |
2 | Được trả lương xứng đáng với năng lực, sự đóng góp trong công việc. | |
3 | Hài lòng với thu nhập hiện tại | |
4 | Phúc lợi | Chính sách phúc lợi tại khách sạn đầy đủ, rõ ràng |
5 | Được khách sạn tổ chức vui chơi, du lịch, giải trí hàng năm | |
6 | Hài lòng với chính sách phúc lợi của khách sạn | |
7 | Đào tạo và thăng tiến | Được định hướng và huấn luyện các kỹ năng phù hợp với công việc đảm nhận. |
8 | Công việc hiện tại có cơ hội để lên chức | |
9 | Hài lòng với chính sách đào tạo và thăng tiến của khách sạn | |
10 | Tính chất công việc | Phân chia công việc là hợp lý. |
11 | Công việc hiện tại nhàm chán | |
12 | Hài lòng với công việc hiện tại | |
13 | Lãnh đạo | Lãnh đạo có quan tâm và đối xử công bằng với nhân viên |
14 | Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành | |
15 | Hài lòng với lãnh đạo hiện tại |
Đồng nghiệp | Các đồng nghiệp rất thân thiện | |
17 | Các đồng nghiệp phối hợp tốt trong công việc | |
18 | Hài lòng với đồng nghiệp hiện tại | |
19 | Điều kiện làm việc | Khách sạn cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất để nhân viên thoải mái làm việc |
20 | Môi trường làm việc tại khách sạn vệ sinh và an toàn | |
21 | Hài lòng với điều kiện làm việc |
Thực hiện phân tích nhân tố đối với 21 biến quan sát độc lập: Các thông tin từ việc phân tích nhân tố EFA cho biết: Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s:
Bảng 2.11: Kiểm định KMO và Barlett’s
.806 | |
Bartlett's Test of Sphericity | 2596.312 |
df | 210 |
Sig. | .000 |
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.806 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s là 2596.312 với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 <
0.05. Như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax: