phần chiếm 38,9%, trong đó cả hai khách sạn Alana Nha Trang Beach & khách sạn The Light Nha Trang đều thuộc công ty TNHH (phụ lục 3.2). Điều này phù hợp với cơ cấu khách sạn theo loại hình doanh nghiệp có trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Cơ cấu giới tính
Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính
Frequency | Percent | Valid Percent | Cumulative Percent | ||
Valid | Nam | 95 | 39.7 | 39.7 | 39.7 |
Nữ | 144 | 60.3 | 60.3 | 100.0 | |
Total | 239 | 100.0 | 100.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Và Cơ Sở Lý Luận Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Lễ Tân
- Các Phương Pháp Đánh Giá Sự Hài Lòng Với Công Việc
- Thực Trạng Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Lễ Tân Các Khách Sạn 4 Sao Ở Nha Trang
- Tỷ Lệ % Mức Độ Hài Lòng Về Các Tiêu Chí Đối Với Yếu Tố “Đào Tạo Và Thăng Tiến”
- Các Biến Quan Sát Độc Lập Được Sử Dụng Trong Phân Tích Nhân Tố Efa Đối Với Các Biến Độc Lập
- Tổng Phương Sai Toàn Bộ Được Giải Thích (Total Variance
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Trong tổng số 239 nhân viên lễ tân tham gia trả lời phiếu khảo sát, có 95 nhân viên là nam chiếm 39,7% và 144 nhân viên là nữ chiếm 60,3%, trong đó khách sạn Alana Nha Trang Beach có 4 nhân viên nữ (57,1%) & khách sạn The Light Nha Trang có 3 nhân viên nữ (60%) (phụ lục 3.2). Dữ liệu thu thập được có sự chênh lệch lớn về giới tính, điều này cho thấy số lượng nhân viên lễ tân nữ vẫn nhiều hơn số lượng nhân viên nam.
200.00%
150.00%
100.00%
50.00%
0.00%
Nam
Nữ
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giới tính theo loại hình doanh nghiệp
DNTN, 59.10% | ||||
DNTN, 40.90% | TNHH, 60.50% | |||
TNHH, 39.50% | ||||
Cổ phần, 60.20% | ||||
Cổ phần, 39.80% |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Số liệu trên cho thấy tỷ lệ phân bố nhân viên nam nữ giữa các khách
sạn thuộc công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH gần bằng nhau. Tuy nhiên số liệu trên cũng cho thấy các khách sạn thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau vẫn có số lượng nhân viên nữ luôn cao hơn số lượng nhân viên nam. Đây là điều phù hợp với đặc điểm công việc và tính chất công việc của nhân viên bộ phận lễ tân khách sạn.
2.2.3. Cơ cấu tuổi
Trong tổng số 239 nhân viên lễ tân tham gia trả lời phiếu khảo sát thì nhìn chung tỉ lệ nhân viên ở hai nhóm tuổi dưới 25 tuổi và từ 25 – 34 tuổi tham gia trả lời câu hỏi chiếm tỷ lệ cao (92 %), trong đó khách sạn Alana Nha Trang Beach & khách sạn The Light Nha Trang đều có nhóm tuổi chiếm đa số là nhóm tuổi từ 25 – 34 tuổi (phụ lục 3.2). Với mức tỷ lệ này cho thấy các khách sạn 4 sao có đội ngũ nhân viên lễ tân khá trẻ và đặc điểm công việc đòi hỏi phải có sức khoẻ, sự khéo léo và nhanh nhẹn trong công việc cho nên số liệu thu thập như vậy là hợp lý. Có thể nói, đây là một lợi thế rất lớn cho các khách sạn.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Dưới 25 tuổi
Từ 35 - 44 tuổi
Từ 25 - 34
tuổi, 54,8%
Từ 25 - 34 tuổi
Trên 45 tuổi
Từ 35 - 44
tuổi, 7,5%
Trên 45
tuổi, 0,4%
Dưới 25
tuổi, 37,2%
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
200.00%
100.00%
0.00%
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tuổi theo loại hình doanh nghiệp
> 25 | 25 - 34 | 35 - 44 | > 45 | |
DNTN | 45.50% | 50% | 4.50% | 0% |
TNHH | 33.90% | 54.80% | 11.30% | 0% |
CP | 39.80% | 55.90% | 3.20% | 1.10% |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Qua phân tích số liệu trên cho thấy rằng trong 3 loại hình sở hữu của các khách sạn 4 sao ở Nha Trang có cơ cấu tuổi cụ thể như sau:
Số lượng nhân viên lễ tân dưới 25 tuổi ở khách sạn thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất với 33,9%, tiếp đến là khách sạn cổ phần chiếm 39,8% và cao nhất là khách sạn thuộc doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy các khách sạn tư nhân có xu hướng chọn nhân viên lễ tân ở độ tuổi dưới 25 tuổi. Số lượng nhân viên lễ tân ở độ tuổi từ 25 – 34 tuổi của các khách sạn thuộc các loại hình sở hữu khác nhau gần bằng nhau với tỷ lệ trên 50%. Số lượng nhân viên lễ tân có tuổi từ 35 – 44 tuổi ở các khách sạn DNTN và Cổ phần chiếm tỷ lệ thấp khoảng từ 3 – 4%, trong khi đó ở các khách sạn TNHH thì tỷ lệ này lên đến 11,3%.
2.2.4. Cơ cấu trình độ học vấn
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu trình độ học vấn
Chưa qua đào tạo, 0.80%
Trung cấp, sơ
cấp, 1.70%
Đại học,
23.40%
Cao đẳng,
74.10%
Chưa qua đào tạo Trung cấp, sơ cấp Cao đẳng
Đại học
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Qua phân tích số liệu điều tra có thể thấy nhóm nhân viên lễ tân có trình độ học vấn cao đẳng là nhóm nhân viên chiếm tỉ trọng cao nhất với tỉ trọng lên tới 74,1%; chiếm tỉ trọng cao thứ hai là nhóm nhân viên có trình độ đại học với tỉ trọng là 23,4% và nhóm nhân viên lễ tân có trình độ học vấn sơ cấp/trung cấp có tỉ trọng là 1,7%, nhóm nhân viên lễ tân chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng thấp nhất là 0,8% trong mẫu nghiên cứu, trong đó khách sạn Alana Nha Trang Beach có đến 71,43% nhân viên lễ tân có trình độ cao đẳng và khách sạn The Light Nha Trang có đến 80% nhân viên lễ tân có trình độ cao đẳng (phụ lục 3.2). Nhìn chung, trình độ học vấn của nhân viên tại khách sạn khá cao, hơn 75% số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên. Điều này có được là do khi tuyển dụng khách sạn luôn có yêu cầu trình độ học vấn là từ cao đẳng trở lên, riêng một số vị trí quản lý thì khách sạn yêu cầu phải tốt nghiệp đại học. Đây là chính sách rất tốt mà các khách sạn ở Nha Trang đã thực hiện từ nhiều năm qua.
2.2.5. Cơ cấu thâm niên
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mẫu theo thâm niên
70%
60%
61,1%
50%
40%
30%
21,3%
20%
15,1%
10%
2,5%
00%
Dưới 2 năm
Từ 2 - dưới 5 năm
Từ 5 - dưới 10 năm
Trên 10 năm
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Nhìn chung tỉ lệ người tham gia trả lời khảo sát cho thấy tỷ lệ nhân viên lễ tân có thâm niên làm việc dưới 5 năm là rất cao (chiếm 82,4%). Trong tổng số nhân viên lễ tân tại khách sạn Alana Nha Trang Beach tham gia trả lời phiếu khảo sát có thâm niên ngành từ 2 đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao (57,14%). Trong khi đó khách sạn The Light Nha Trang lại có tỷ lệ nhân viên lễ tân có thâm niên từ 5 đến dưới 10 năm chiếm đến 60% (phụ lục 3.2).
2.3.6. Cơ cấu vị trí công tác
200
100
Số người
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mẫu theo vị trí công tác
0
Nhân viên | Quản lý | |
Series 1 | 175 | 64 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Về vị trí công tác có 175 người là nhân viên chiếm 73,2%; có 64 người là quản lý (giám sát hoặc trưởng bộ phận) chiếm 26,8%, trong đó khách sạn Alana Nha Trang Beach có 5 nhân viên (71,43%); khách sạn The Light Nha Trang có 3 nhân viên (60%) (phụ lục 3.2). Nhìn chung, cơ cấu về vị trí công tác của khách sạn khá phù hợp với quy mô 4 sao. Vì đối với các khách sạn có quy mô nhỏ thì khối lượng công việc sẽ ít hơn và số lượng người quản lý thường sẽ ít hơn. Nhưng đối với một khách sạn lớn tầm cỡ 4 sao, khối lượng công việc vô cùng nhiều, đội ngũ nhân viên lớn đòi hỏi có các cấp bậc quản lý khác nhau.
2.2.7. Cơ cấu thu nhập
Có thể thấy mức lương chủ yếu của nhân viên lễ tân tại các khách sạn 4 sao ở Nha Trang là từ 4 – dưới 6 triệu đồng chiếm tỉ trọng 69%, mức lương cao nhất chỉ chiếm khoảng 5,9%. Mức lương chủ yếu tại khách sạn Alana Nha Trang Beach và khách sạn The Light Nha Trang cũng chỉ từ 4 đến dưới 6 triệu đồng (phụ lục 3.2). Điều này cho thấy, so với mặt bằng chung về lương của nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang thì mức chi trả cho nhân viên lễ tân của các khách sạn 4 sao gần như ngang nhau.
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu mẫu theo thu nhập
(đơn vị: triệu đồng)
69.0%
24,3%
0,8%
5,9%
<4
4-6'
6-8'
>8
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
2.3. Mức độ hài lòng của nhân viên
2.3.1. Thu nhập
Bảng 2.2: Tỷ lệ % mức độ hài lòng về các tiêu chí đối với yếu tố “Thu nhập”
Biến quan sát
Ý kiến đánh giá | ĐTB | |||||
Rất không | Không đúng | Không ý kiến | Đúng | Rất đúng | ||
Tiền lương hàng tháng đủ cho bản thân và gia đình | 18% | 47,3% | 4,2% | 25,1% | 5,4% | 2,86 |
Được trả lương xứng đáng với năng lực, sự đóng góp trong công việc. | 14,6% | 24,7% | 29,3% | 17,2% | 14,2% | 2,92 |
Hài lòng với thu nhập hiện tại | 19,2% | 17,2% | 36% | 16,3% | 11,3% | 2,83 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 71,43% nhân viên lễ tân thuộc khách sạn Alana Nha Trang Beach và 100% nhân viên lễ tân thuộc khách sạn The Light Nha Trang cho rằng lương không đủ chi tiêu (phụ lục 3.4); có đến 65,3% nhân viên lễ tân của 29 khách sạn 4 sao được phỏng vấn cho rằng lương không đủ chi tiêu. Đây là biến có mức độ hài lòng thấp nhất trong ba biến quan sát đo lường yếu tố “Thu nhập”. Đây là con số đáng báo động mà doanh nghiệp cần phải có những giải pháp kịp thời, nhanh chóng để giảm mức độ không hài lòng về biến quan sát này.
Đối với biến quan sát “ Được trả lương xứng đáng với năng lực, sự đóng góp trong công việc” chỉ có 28,6% nhân viên lễ tân thuộc khách sạn Alana Nha Trang Beach và 20% nhân viên lễ tân thuộc khách sạn The Light Nha Trang cho rằng họ được trả lương xứng đáng với năng lực, sự đóng góp trong công việc và cũng chỉ có 31,4% nhân viên lễ tân của 29 khách sạn 4
sao đồng ý với ý kiến này. Chính vì vậy mà kết quả khảo sát đối với biến quan sát “Hài lòng với thu nhập hiện tại” cũng chỉ chiếm 36,4%. Điều này cho thấy nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang vẫn chưa hài lòng với mức lương hiện tại của họ tại khách sạn.
2.3.2. Phúc lợi
Bảng 2.3: Tỷ lệ % mức độ hài lòng về các tiêu chí đối với yếu tố “Phúc lợi”
Biến quan sát
Ý kiến đánh giá | ĐTB | |||||
Rất không | Không đúng | Không ý kiến | Đúng | Rất đúng | ||
Chính sách phúc lợi tại khách sạn đầy đủ, rõ ràng | 8,8% | 13,4% | 33,1% | 20,9% | 23,8% | 3,38 |
Được khách sạn tổ chức vui chơi, du lịch, giải trí hàng năm | 7,9% | 10 % | 23,8% | 26,4% | 31,8% | 3,64 |
Hài lòng với chính sách phúc lợi của khách sạn | 5,9% | 5,9% | 32,6% | 26,8% | 28,9% | 3,67 |
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
Trong 3 biến đo lường về Phúc lợi thì cả 3 biến đều có mức độ hài lòng đạt mức trên trung bình, với 55,7% nhân viên lễ tân của 29 khách sạn 4 sao ở Nha Trang đánh giá hài lòng với chính sách phúc lợi của khách sạn (trong đó có 48,57% nhân viên lễ tân khách sạn Alana và 60% nhân viên lễ tân khách sạn The Light hài lòng với chính sách phúc lợi của khách sạn (Phụ lục 3.4), 32,6% không có ý kiến và chỉ có 11,8% nhân viên chưa hài lòng với chính sách phúc lợi hiện tại của khách sạn. Điều này nghĩa là phần lớn nhân viên lễ tân các khách sạn 4 sao ở Nha Trang đều cảm thấy hài lòng với chính sách phúc lợi hiện tại.