Quầy Lễ Tân Và Nhân Viên Tiếp Đón Của Khách Sạn Hướng Dương


Đồng phục Nhân viên mỗi phòng ban đều có đồng phục riêng Nữ nhân viên lễ 1

Đồng phục: Nhân viên mỗi phòng ban đều có đồng phục riêng. Nữ nhân viên lễ tân mặc trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam.

Hình 2.7. Quầy lễ tân và nhân viên tiếp đón của Khách sạn Hướng dương


Khách sạn Hướng Dương Kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2005 Tracotour đã đầu 2

Khách sạn Hướng Dương: Kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2005, Tracotour đã đầu tư nâng cấp khách sạn Hướng Dương đạt tiêu chuẩn 3 sao, phục vụ các đoàn khách trong và ngoài nước đến lưu trú tại Hà Nội. Phòng khách đạt tiêu chuẩn 3 sao, tiện nghi sang trọng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại như: điều hòa, điện thoại liên lạc trong nước và quốc tế, minibar, bồn tắm, truyền hình cáp, kết nối wifi miễn phí tại phòng. Khách sạn có phòng tiêu chuẩn cho đến phòng cao cấp với sức chứa 2 – 3 người/phòng, phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.

Dịch vụ vận chuyển: Công ty tập trung nguồn lực để huy động xe ôtô mới phục vụ du khách đạt chất lượng cao từ 4 - 45 chỗ.

Website: Trang web có thể nói là bộ mặt của một công ty trên mạng internet. Với sự phát triển của các phương tiện truy cập internet hiện nay, khách hàng dễ dàng nhìn nhận và đánh giá một công ty thông qua trang web của họ. Trang web chính thức và các trang web nhánh của Tracotour đều có đầy đủ thông tin về Công ty, các chính sách về đặt tour và thanh toán cũng như bảng giá và các thông tin liên quan.

Một số yếu tố khác: hóa đơn, phong bì thư, cardvisit của Công ty đều được thiết kế và in ấn đồng bộ; có đầy đủ logo và thông tin liên lạc. Điều này góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp khi khách hàng tiếp xúc, giao dịch và làm việc với Công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư

2.3.1. Đánh giá về sản phẩm

Ưu điểm:

Công ty đã có được quy trình xây dựng sản phẩm mới khá bài bản và chuyên nghiệp.

Các chương trình tour sẵn có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đối với khách hàng.

47

Nhược điểm:

Công ty đã rất nỗ lực trong việc nghiên cứu và xây dựng những chương trình tour mới nhưng phần lớn các chương trình tour đều dựa trên một khuôn mẫu có sẵn. Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm được những chương trình như vậy ở các doanh nghiệp lữ hành khác. Nguyên nhân là do các dịch vụ du lịch nói chung tại Việt Nam chưa thực sự được quan tâm phát triển và tạo được cá tính riêng. Hàng chục năm qua, ngành du lịch vẫn đã và đang khai thác trên nền tảng du lịch có sẵn tại địa phương.

Các sản phẩm chưa được phân loại thành từng nhóm riêng, chưa được thiết thiết kế để phục vụ theo từng đối tượng riêng biệt.

Logo của Tracotour và chưa được hấp dẫn, chưa thể hiện được nét hiện đại, chuyên nghiệp mà công ty hướng đến.

Tên gọi tourdulich365 dễ dàng bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác như dulich365, 365travel …

Nhiều câu khẩu hiệu khác nhau được dùng cùng một lúc trên các trang web của Công ty gây nên hiện tượng rối thông tin. Khách hàng sẽ khó để nhớ được thông điệp mà Công ty muốn truyền tải.

2.3.2. Đánh giá về giá

Ưu điểm:

Định giá ngang bằng hoặc cao hơn đối thủ là chiến lược đúng đắn của Tracotour. Nó tạo cho khách hàng cảm nhận cao về chất lượng dịch vụ.

Mức giá bán linh hoạt và chi tiết theo từng khoản mục giúp Công ty cân đối được chi phí mà vẫn mang lại lợi ích cho khách hàng.

Nhược điểm:

Chính sách giảm giá vào giờ thấp điểm chưa tạo được sức hấp dẫn. Không có sự so sánh giá nên khách hàng không nhận thấy được lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng vào giờ thấp điểm.

Vì mức giá bán thực tế có sự thay đổi so với giá chào bán trên website nên Công ty phải giải thích cho khách hàng về các khoản chi phí bị thay đổi. Điều này có thể khiến khách hàng hiểu sai và mất lòng tin vào Công ty.

2.3.3. Đánh giá về kênh phân phối

Ưu điểm:

Trụ sở công ty được đặt vị trí ở trung tâm Thủ Đô Hà Nội, gần với các địa danh văn hóa, lịch sử, khu thương mại dịch vụ: Hồ Hoàn Kiếm, Nhà Hát Lớn,

48



Chợ Đồng Xuân gần các cơ quan chính phủ Bộ Tài Chính Tổng Cục Thuế Văn 3

Chợ Đồng Xuân... gần các cơ quan chính phủ: Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế... Văn phòng ở mặt đường lớn, du khách dễ dàng tiếp cận và ghé qua. Lưu lượng giao thông qua lại lớn giúp cho Tracotour có lợi thế tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều tầng lớp, nhiều đối tượng từ bình dân đến cao cấp.

Chính sách áp dụng cho thành viên kênh hợp lý.

Nhược điểm: Các văn phòng, đại lý ở địa phương chủ yếu là của đối tác. Số lượng còn ít nên việc khai thác thị trường vẫn còn hạn chế và bị phụ thuộc.

2.3.4. Đánh giá về hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Ưu điểm:

Công ty đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến và có đầu tư quảng bá hình ảnh qua các ấn phẩm in.

Hoạt động bán hàng cá nhân thu được những hiệu quả tốt. Nhược điểm:

Hoạt động xúc tiến của Công ty tuy đã có nhưng chưa tạo thành một chiến dịch tổng thể, chưa tích hợp được các kênh truyền thông một cách thống nhất mà vẫn còn rời rạc, lẻ tẻ.

Hoạt động quảng bá trên mạng của Tracotour tỏ ra yếu kém hơn các doanh nhiệp khác cả về nội dung, hình ảnh lẫn phương thức quảng bá. Công ty chỉ thực hiện các đợt đăng bài, đặt banner ngắn ngày, chưa đủ để tạo nên sự biết đến rộng rãi. Lượng tin, bài đăng là quá ít ỏi. Những tin bài về du lịch đăng trên facebook hay trên website thiếu sự đầu tư về nội dung và không được cập nhật thường xuyên. Điều này khiến cho người dùng ít ghé qua trang của Công ty, không tạo thành thói quen theo dõi, từ đó thông tin mới ít đến được với khách hàng mục tiêu.

Về website của Tracotour, tuy thông tin được đưa ra khá đầy đủ nhưng thiết kế trang chia làm nhiều mảng nhỏ gây rối mắt và hình ảnh chất lượng không cao, dẫn đến hiện tượng vỡ hình khi phóng to. (Hình 2.4. Giao diện website tourdulich365 của Công ty Tracotour – trang 20). Nó cho thấy sự thiếu đầu tư và tạo nên cảm giác thiếu chuyên nghiệp đối với một Công ty lớn như Tracotour.

Công ty mới chỉ có một video giới thiệu chung về Tracotour chứ chưa có nhiều clip hoặc hình ảnh thực tế về các chuyến đi mà Công ty từng thực hiện.

2.3.5. Đánh giá về chính sách phát triển con người

Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm đến đời sống của nhân viên.


49

Hoạt động nội bộ tốt, gắn kết được cán bộ công nhân viên ở các phòng ban từ trên xuống dưới.

2.3.6. Đánh giá về quy trình

Quy trình của Công ty đưa ra là quy trình chuẩn, được nhiều doanh nghiệp áp dụng, tạo được sự thuận tiện cho khách hàng.

2.3.7. Đánh giá về yếu tố hữu hình

Ưu điểm: Cơ sở vật chất của Tracotour đủ để đáp ứng nhu cầu lưu trú và vận chuyển khách du lịch với chất lượng cam kết trong chương trình tour.

Nhược điểm: Yếu tố hữu hình như website, đồng phục nhân viên hay các ấn phẩm khác chưa được đầu tư về mặt thiết kế nên thiếu tính hấp dẫn và không tạo thành điểm nhấn thương hiệu.

Kết luận

Năm 2013 vẫn là một năm khó khăn đối với Tracotour khi doanh thu và lợi nhuận ghi nhận giảm. Ban lãnh đạo Công ty đã và đang siết chặt quản lý, cắt giảm chi phí quản lý và đầu tư nhiều hơn cho mảng bán hàng. Là doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sang Cổ phần, Tracotour đã và đang cố gắng bắt kịp với nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh để đem đến cho người tiêu dùng những dịch vụ chất lượng. Bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và cơ sở lưu trú, Ban lãnh đạo cũng ý thức được việc đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, ta cũng thấy được những mặt còn tồn tại trong công tác marketing của doanh nghiệp. Có thể nói, các kế hoạch marketing của Tracotour chưa bài bản và chưa có tính thống nhất dài lâu. Việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Các chiến dịch quảng bá và xúc tiến còn diễn ra lẻ tẻ, chưa tạo được sự biết đến rộng rãi và sức hấp dẫn còn thấp, chưa tạo được sức mua thực tế. Công ty cần đầu tư rất nhiều cho hình ảnh của mình nếu muốn cạnh tranh với những tên tuổi khác trong ngành kinh doanh lữ hành.

Như vậy, chương 2 của bài khóa luận đã đưa ra được thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư. Ta có thể thấy chính sách về giá, chính sách phát triển nguồn nhân lực và đầu tư vào yếu tố hữu hình của Công ty đã đạt được hiệu quả. Trong phần sau của bài khóa luận sẽ đưa ra một vài giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Tracotour trong đó tập trung chủ yếu vào chính sách phát triển sản phẩm, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và quảng bá, xúc tiến.


50


CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY 4

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU DỊCH THƯƠNG

MẠI VÀ ĐẦU TƯ

3.1. Định hướng phát triển của Công ty CP Du lịch Thương mại và Đầu tư

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của suy thoái, lạm phát kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành do sự tiết giảm chi tiêu của các đơn vị tổ chức, cá nhân. Doanh thu năm 2013 của Công ty Tracotour ghi nhận giảm 18,9% so với năm 2012, lợi nhuận cũng ghi nhận giảm 6,8%. Đây là con số sụt giảm đáng kể đối với một Công ty lớn như Tracotour. Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Tracotour đã có những đánh giá, nhìn nhận và đưa ra định hướng trong cả ngắn hạn và dài hạn nhằm đưa Công ty thoát khỏi khó khăn. Cụ thể, một số định hướng mà Công ty đã đề ra đó là:

Hoạt động kinh doanh khách sạn: Trong năm 2013, công suất buồng phòng đạt xấp xỉ 48%, thấp hơn so với năm 2012. Định hướng phát triển trong năm 2014 của Công ty đó là gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phòng nhằm giữ chân khách hàng hiện có và thu hút thêm nguồn khách mới.

Hoạt động kinh doanh vận chuyển: Hoạt động vận chuyển bị ảnh hưởng do một số hợp đồng dài hạn bị cắt giảm, giá xăng dầu liên tục biến động khiến Công ty phải bù lỗ. Để giảm thiểu khó khăn, Công ty chủ trương thanh lý xe cũ, đầu tư xe mới hợp thị hiếu và ít tiêu hao xăng dầu. Bên cạnh đó, Công ty tiến hành liên kết khai thác dịch vụ vận tải để bổ sung nguồn thu.

Hoạt động kinh doanh lữ hành: Dịch vụ du lịch tiếp tục được củng cố, tăng đầu tư về vốn. Công ty tập trung vào hoạt động marketing và bán hàng nhằm mở rộng thị phần; tăng cường hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu Tracotour đến với khách du lịch trong và ngoài nước. Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu lớn, Tracotour hướng nỗ lực marketing của mình vào phân khúc giá rẻ, phát triển các chương trình tour ngắn ngày với chi phí tiết kiệm. Bên cạnh đó, Tracotour không ngừng liên kết và tận dụng kinh nghiệm sẵn có trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ kinh doanh vận tải để không ngừng nâng cao chất lượng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch của mình.

Hoạt động quản lý, điều hành: Quản lý tài chính lành mạnh, kiểm soát thu chi, không để xuất hiện các khoản nợ xấu, nợ quá hạn ngân hàng. Công tác đầu tư được tập trung vào nâng cao cơ sở vật chất, tăng cường hiệu quả kinh doanh, không đầu tư dàn trải, tiết kiệm chi phí. Tracotour không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên môn hóa chức năng từng phòng ban; tăng cường trao đổi thông tin giữa các


51

phòng ban, giữa cấp trên và cấp dưới; ban kiểm soát hoạt động hiệu quả, ngăn chặn và xử lý những sai sót diễn ra trong quá trình quản trị.

Hoạt động phát triển, duy trì nguồn nhân lực: Tracotour tiếp tục rà soát nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, thực hiện đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, đặc biệt là các vị trí bán hàng trực tiếp, nhân viên phục vụ khách hàng trực tiếp. Đồng thời, Công ty thường xuyên luân chuyển và sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp, thay thế cán bộ kém năng lực, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực và trình độ lên nắm giữ những trị trí quan trọng. Ban lãnh đạo chủ trương duy trì các chế độ phúc lợi, quan tâm công tác thi đua khen thưởng; tạo điều kiện cho các tổ chức Đảng, công Đoàn, Hội cựu chiến binh… có những hoạt động đoàn thể thiết thực nhằm chăm lo cho đời sống người lao động, tăng cường sự liên kết giữa các phòng ban.

Các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2014: Tổng doanh thu: 19.000.000.000đ Lợi nhuận trước thuế: 2.400.000.000đ

Thu nhập bình quân: 4.800.000đ/người/tháng

3.2. Tổng quan ngành du lịch

3.2.1. Ngành du lịch thế giới

Du lịch đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourism Organization – UNWTO), ngành du lịch thế giới đã đóng góp tới 9% tăng trưởng GDP thế giới. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch cũng chiếm tỷ lệ lớn, trong 11 người có việc làm thì có một người làm trong ngành du lịch.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 2008, ngành du lịch đã ghi nhận sự sụt giảm số người đi du lịch vào năm 2009 là gần 4%. Vậy nhưng kể từ năm 2010, ngành du lịch bắt đầu khởi sắc trở lại và tăng 6,6% so với năm 2009. Năm 2012, số liệu cho thấy mỗi ngày có tới 3 triệu người đang đi du lịch qua các nước trên thế giới và cả năm 2012 đã tăng 4% với trên 1 tỉ lượt người. Con số này năm 2013 đạt trên 1,1 tỉ lượt người, tăng 5% so với năm 2012. Dựa trên đà tăng trưởng này, các chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế giới dự báo: trong năm 2014, ngành du lịch thế giới sẽ tăng trưởng từ 4% đến 4,5%. Trong đó, châu Âu là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn với 563 triệu lượt người tới tham quan trong năm 2013. Trung Quốc và Nga là hai nước dẫn đầu trong số 10 nước có người dân chi tiêu nhiều nhất cho các chuyến đi du lịch nước ngoài.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi được ghi nhận có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ nhất thế giới, chiếm tới 23% thị phần du lịch thế giới. Dự kiến tốc độ

52



tăng trưởng hàng năm tại khu vực này lên tới 6 cao hơn nhiều so với các nước 5

tăng trưởng hàng năm tại khu vực này lên tới 6%, cao hơn nhiều so với các nước phát triển; dự tính năm 2014 sẽ tăng từ 4% - 4,5% so với năm 2013.

Cũng theo thống kê mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 517 triệu lượt, cao hơn 22 triệu lượt so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng trưởng 4,6%. Khu vực Châu Mỹ tăng mạnh nhất (+6%), tiếp sau là Châu Á –Thái Bình Dương và Châu Âu cùng tăng (+5%). Tính theo tiểu vùng, Nam Á và Bắc Âu (+ 8%) là hai tiểu vùng có mức tăng trưởng tốt nhất, sau đó là Đông Bắc Á và Nam Địa Trung Hải (+7%).

Dữ liệu khách quốc tế 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy: khách du lịch của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển vẫn có mức chi tiêu ổn định cho các chuyến du lịch nước ngoài. Mức chi tiêu của thị trường khách Úc là +8%, Ý +7%, Mỹ +5%, Pháp và Canada cùng mức tăng +3%. Nhu cầu đi du lịch của các thị trường mới nổi cũng tiếp tục tăng mạnh dù tốc độ có chậm hơn so với năm 2013. Chi tiêu du lịch nước ngoài của thị trường khách Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi cả năm trước đạt tăng trưởng 26%, chi tiêu của thị trường khách Nga trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng 4% trong khi cả năm 2013 đạt tăng trưởng 25%.

3.2.2. Ngành du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam có rất nhiều lợi thế từ thiên nhiên. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng từ Thái Bình Dương

- Ấn Độ dương và châu Úc - Đại Dương. Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang cũng giúp Việt Nam trở thành 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất. Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ, trong đó nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh. Những ưu đãi từ nhiên nhiên này, giúp hình thành các khu Resoft, trung tâm Spa, nghỉ dưỡng cao cấp giữ chân khách du lịch. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.400 km với 125 bãi tắm trải dài qua 28 tỉnh thành, trên 20 khu du lịch quốc gia, 30 vườn quốc gia, 7 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, cùng với những lợi thế khác về khí hậu, vị trí địa lý, tình hình chính trị, có thể nói Việt Nam có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển mạnh và đa dạng các loại hình du lịch khác nhau.

Theo số liệu của Tổng Cục Du lịch Việt Nam năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,57 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, khách quốc tế đến Việt Nam



53

đạt hơn 4,28 triệu lượt, tăng 21%; khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 7%; tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Tính đến đầu năm 2014, tổng số cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách trên

331.538 buồng (trong đó bao gồm 67 khách sạn 5 sao với 15.828 buồng, 177 khách sạn 4 sao với 21.532 buồng, 373 khách sạn 3 sao với 26.684 buồng). Cả nước hiện có

1.383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; 8.016 hướng dẫn viên du lịch quốc tế với nhiều thứ tiếng đảm bảo phục vụ khách từ nhiều thị trường khác nhau. Lực lượng lao động toàn ngành đạt 1,8 triệu lao động trong đó có trên 570.000 lao động trực tiếp.

Trong năm 2013, du lịch Việt Nam cũng được ghi nhận ở thứ hạng cao trên một số bảng xếp hạng uy tín trên thế giới. Hà Nội được bình chọn là một trong 10 điểm đến đang lên của thế giới do trang web về du lịch danh tiếng TripAdvisor công bố. Bảo tàng Chứng tích lịch sử tại TP HCM là một trong 3 bảo tàng của Việt Nam được bình chọn hấp dẫn nhất châu Á. Ngoài ra, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do độc giả TripAdvisor bình chọn với 3 bảo tàng là Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học. Địa đạo Củ Chi vào top 12 công trình ngầm bậc nhất thế giới do hãng tin CNN (Mỹ) bình chọn. Đồng thời, Việt Nam có 12 món vào "Top các món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á" do tổ chức kỷ lục châu Á ghi nhận, gồm: phở, bún chả, bún thang (Hà Nội), bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng (Quảng Nam), phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.

Nhằm duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách nội địa, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã triển khai một số giải pháp. Trong đó có chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Chương trình này tập trung đẩy mạnh tăng trưởng du lịch tại các điểm đến của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh vùng núi, ven biển, hải đảo, nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch; phát động chiến dịch khuyến khích người Việt Nam định cư tại nước ngoài về thăm quê hương nhằm khơi dậy, khích lệ tình yêu quê hương đất nước của mỗi người Việt Nam; xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước qua hình ảnh thân thiện của con người Việt Nam.

Để đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Ban, Bộ, Ngành, địa phương đã, đang chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt và áp dụng các biện pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả để tạo ra chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch đang tập trung chỉ đạo việc đảm bảo môi trường du lịch, tập trung cho việc hình thành các Trung tâm hỗ trợ khách du lịch, lực

54


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2024