Những Cơ Sở Để Chọn Loài Cây Và Phương Thức Lâm Sinh.



1.

Đất Nông nghiệp

NNP



2.

Đất lâm nghiệp

LNP

1.129,1

98,9

2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.129,1

98,9

2.1.1

Đất có rừng sản xuất do Công ty trồng

RST

953,3

83,5

2.1.2

Đất trồng rừng S.X (đất trống sau KT)

RSM

137,1

12,0

2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH



2.3

Đất vườn ươm

NNK

0,2


2.4

Đất bảo vệ hành lang ven suối

SMN

30,9

2,7

2.5

Đất ven suối, khe rạch

SMN

7,6

0,7

3

Đất phi nông nghiệp

PNN

12,6

1,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 9

4.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý‌

- Sơ đồ bộ máy quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh:



Ban

Giám đốc Công ty

Phòng KHKT

Phòng TCKT

Đội I

Quân Khê

Phòng TCHC

Đội IV Tiên Lương

Đội II Xuân Áng

Đội III Vô Tranh

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ phối hợp chức năng

- Công ty có 44 lao động, trong đó: Nam: 30 người

- Lao động trực tiếp: 24 người; Lao động gián tiếp: 20 người


- Nguồn nhân lực: Cán bộ quản lý: 8 người (Trong đó: Đại học 7 người, trung cấp 01 người). Cán bộ nghiệp vụ 12 người (Trong đó: Đại học 6 người, Cao đẳng 1 người, Trung cấp 3 người, sơ cấp: 2) Công nhân lao động trực tiếp 24 người.

- Số hộ nhận khoán: 85 hộ nhận khoán trên diện tích: 1.141,7 ha.

4.3.4. Các kế hoạch QLR‌

4.3.4.1. Kế hoạch khai thác cả chu kỳ:

a. Những cơ sở để lựa chọn phương thức và công cụ khai thác, vận xuất.

Căn cứ phương thức kinh doanh rừng gỗ nhỏ, mọc nhanh, tái sinh hạt và làm bột giấy; căn cứ thị trường tiêu thụ là nhà máy giấy Bãi Bằng và căn cứ điều kiện địa hình đơn giản, độ dốc trung bình; Căn cứ chu kỳ khai thác (tuổi khai thác chính): = 6 năm, đạt thành thục công nghệ làm bột giấy.

Phương thức khai thác: Khai thác trắng theo đám (diện tích đám ≤ 5ha); Công cụ khai thác: chặt hạ bằng cưa xăng, vận xuất trâu, vận chuyển ôtô.

b. Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác.

Đạt tuổi khai thác chính; gần trước xa sau, dễ trước khó sau; phân bổ tương đối đều theo các đội sản xuất.

c. Biểu kế hoạch cho 1 chu kỳ khai thác cho loài cây keo, bạch đàn

BIỂU 07: KẾ HOẠCH KHAI THÁC CẢ CHU KỲ

(Trên đất Công ty)

Đơn vị tính: ha



Năm khai thác


Loài cây


D.tích (ha)

Hiện trạng rừng

Dự kiến Sản lượng khi khai thác (ha)


Đội SX


Tuổi


D

(cm)


H

(m)

Trữ lượng (m3)

(m3/ha)

(m3)

(m3/ ha)

(m3)

2015

Keo tai tượng

184,9

7-8

12,0

14,0

69,9

8.763

51,7

9.507,6

1- 4

2016

Keo tai tượng

150

7-8

12,3

14,5

94,4

65,0

65,0

9.750

1- 4

2017

Keo tai tượng

150

7-8

14,5

16,5

94,4

65,0

65,0

9.750

1- 4

2018

Keo tai tượng

150

7-8

14,5

16,5

94,4

65,0

65,0

9.750

1- 4




2019

Keo tai tượng

+ Bạch đàn Europhila


150


7-8


16,0


16,5


94,4


65,0


65,0


9.756,5


1- 4


2020

Keo tai tượng

+ Bạch đàn Europhila


150


7-8


16,0


16,4


117,7


93,0


93,0


13.949,5


1- 4

Tổng:

934.9







62.463,6


Căn cứ lập kế hoạch khai thác năm:

+ Kế hoạch khai thác cả chu kỳ khai thác

+ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

+ Điều kiện khai thác, vận chuyển.

4.3.4.2. Thiết kế khai thác

Hồ sơ thiết kế khai thác gồm:

- Xác định vị trí khai thác: Phải có bản đồ kèm theo hồ sơ thiết kế khai thác chỉ rõ vị trí lô, khoảng, loài cây, năm trồng.

- Sản lượng khai thác năm: Căn cứ biểu kế hoạch cho 1 chu kỳ khai thác

- Công cụ khai thác: Chặt hạ cây bằng cưa xăng; cắt cành bằng dao

- Vận chuyển vận xuất: Vận xuất bằng trâu, vận chuyển bằng ô tô

- Đường vận xuất: Không cố định, tùy theo địa hình, địa thế của từng lô rừng, khai thác đến đâu tu sửa đến đó.

- Hệ thống đường vận chuyển: Đã được xây dựng.

- Kỹ thuật khai thác.

4.3.4.3. Tổ chức khai thác, tiêu thụ gỗ.

Căn cứ kế hoạch khai thác của Tổng công ty duyệt, các đội sản xuất tổ chức khai thác theo kế hoạch Công ty giao.

- Kế họach tiêu thụ sản phẩm toàn chu kỳ khai thác:

+ Khối lượng sản phẩm theo loài cây Keo tai tượng, Bạch đàn Europhila =

62.463,6 m3.

+ Khối lượng sản phẩm theo kích cỡ

* Sản phẩm gỗ (theo quy cách quy định)= 62.463,6 m3.


- Địa chỉ tiêu thụ các loại sản phẩm: Nhà máy giấy Bãi Bằng.

4.3.4.4. Kế hoạch vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

a) Kế hoạch vận chuyển: Công ty có đội tổ chức vận chuyển đến nhà máy giấy Bãi Bằng. Gỗ khai thác đến đâu vận chuyển giao ngay, không để tồn đọng trong rừng.

b) Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng năm: Căn cứ vào hợp đồng khai thác tiêu thụ sản phẩm giữa Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty đã ký.

4.3.4.5. Chi phí thực hiện khai thác

- Chi phí thiết kế khai thác: 7.000 đ/m3

- Chi phí khai thác: 250.000 đ/m3

- Vận xuất, vận chuyển: 265.000 đ/m3

- Sửa chữa bảo dưỡng đường: 20.000 đ/m3 Tổng chi phí: 542.000 đ/m3

4.3.4.6. Giám sát chuỗi hành trình sản phẩm FM/CoC:

Gỗ có Chứng chỉ rừng phải được giám sát chặt chẽ ngay từ khi khai thác đến khi vận chuyển về giao tại nhà máy Giấy Bãi Bằng.

Gỗ khai thác từ những lô rừng có CCR phải được đánh dấu sơn đỏ ngay từ khi nghiệm thu và để riêng có biển báo hiệu. Khi bốc gỗ lên xe vận chuyển về Bãi Bằng phải được niêm phong.

4.3.5. Kế hoạch trồng rừng.‌

4.3.5.1. Những cơ sở để chọn loài cây và phương thức lâm sinh.

a) Chọn loài cây trồng rừng.

* Căn cứ để chọn:

- Công ty lâm nghiệp Sông Thao đã trồng rừng kinh doanh cây nguyên liệu giấy được hơn 30 năm, đã trải qua 4 chu kỳ cây. Các loài cây đã trồng gồm: Bồ đề, Bạch đàn Europhila và cây Keo tai tượng. Qua thực tế cho thấy đặc tính sinh học của các loài cây như sau:

- Cây Bồ đề: Sinh trưởng phát triển chậm, tuổi thành thục công nghệ từ 8 đến 10 năm; phù hợp trồng ở những nơi đất tốt, độ ẩm tương đối cao. Năng suất bình


quân thấp, từ 40-50 m3/ha/chu kỳ; Chất lượng sợi kém (tỷ trọng thấp, loại sợi ngắn). Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá bán thấp; rụng lá về mùa đông…

- Cây Bạch đàn Europhila: Sinh trưởng, phát triển tương đối nhanh, tuổi thành thục công nghệ từ 7 đến 8 năm; chỉ phù hợp trồng ở những nơi đất còn tốt, độ ẩm trung bình. Năng suất bình quân thấp, từ 40-50 m3/ha/chu kỳ. Chất lượng sợi tốt (tỷ trọng cao, loại sợi có độ dài trung bình);

- Cây Keo tai tượng (Acacia mangium): Cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tuổi thành thục công nghệ từ 7 đến 8 năm. Là loài cây họ đậu, rễ có nốt sần cố định đạm tự nhiên, có tác dụng cải tạo đất; rất phù hợp với điều kiện lập địa của Công ty, trồng được ở tất cả các đội sản xuất. Năng suất bình quân khi khai thác trên 70 m3/ha/chu kỳ; trong đó có lô đạt 114 m3/ha/chu kỳ. Chất lượng sợi tốt (tỷ trọng cao, loại sợi có dộ dài trung bình). Có thị trường tiêu thụ ổn định là nhà máy giấy Bãi Bằng, có giá bán cao;

* Loài cây trồng rừng được chọn:

Qua phân tích các cây trồng trên cho thấy trên địa bàn Công ty lâm nghiệp Sông Thao có thể lựa chọn trồng cây Keo tai tượng (Acacia Mangium), và Bạch đàn Europhila nhưng Keo tai tượng là phù hợp nhất, đem lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất. Có thể sử dụng thêm Bạch đàn Europhila để tăng thêm tính đa dạng loài theo yêu cầu của FSC. Diện tích trồng hỗn loài của Công ty hiện nay đã đạt 50,6 %.

b) Phương thức trồng rừng:

Chọn phương thức trồng rừng trồng hỗn loài bằng cây con có bầu. Mật độ trồng từ 1.333 cây/ha, Trồng bằng thủ công, áp dụng biện pháp thâm canh.

4.3.5.2. Kế hoạch trồng rừng.

a) Biện pháp kỹ thuật trồng rừng: Theo quy trình kỹ thuật của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

b) Trồng rừng cho một luân kỳ.

- Căn cứ vào kế hoạch khai thác của cả chu kỳ để xây dựng kế hoạch trồng rừng cho 1 luân kỳ.


BIỂU 08: KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG CHO MỘT LUÂN KỲ



Năm trồng


Diện tích (ha)


Loài cây trồng

Dự kiến kinh phí


Đội SX

đ/ha

1.000đ/tổng diện tích

I. Đất Công ty



1- 4


2015


145

- Keo tai tượng

- Bạch đàn Europhila


25.300.000


3.685.000


1- 4

2016

150

Keo tai tượng

25.300.000

3.795.000

1- 4

2017

150

Keo tai tượng

25.300.000

3.795.000

1- 4

2018

150

Keo tai tượng

25.300.000

3.795.000

1- 4

2019

150

Keo tai tượng

25.300.000

3.795.000

1- 4

2020

150

Keo tai tượng

25.300.000

3.795.000

1- 4

Cộng:

895



22.660.000


4.3.5.3. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

- Thực hiện theo các lô sau khi trồng rừng

- Tiến hành chăm sóc trong 3 năm

- Kế hoạch chăm sóc trong 1 luân kỳ trồng rừng:

BIỂU 09: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC RỪNG CHO MỘT LUÂN KỲ



Năm chăm sóc


Lần chăm sóc

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020


Năm 1

Lần 1

145

150

150

150

150

150

Lần 2

145

150

150

150

150

150

Lần 3

145

150

150

150

150

150

Năm 2

Lần 1

140,4

145

150

150

150

150




Lần 2

140,4

145

150

150

150

150

Năm 3

Lần 1

137,1

145

145

150

150

150

Cộng


852,9

885

895

900

900

900

BIỂU 10: CHI PHÍ CHĂM SÓC RỪNG CHO MỘT LUÂN KỲ



Năm chăm sóc

Lần chăm sóc

Chi phí (triệu đồng)

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

Năm 1

3 lần

404,6

418

418

418

418

418

2494,6

Năm 2

2 lần

316

326,6

337

337

337

337

1990,6

Năm 3

1 lần

127

130

134,4

139

139

139

808,4

Tổng cộng


847,6

874,6

889,4

894

894

894

5.293,6

4.3.5.4. Kế hoạch cung ứng sản xuất cây con.

a) Cung ứng cây con:

Mua cây mô (cây đầu dòng): Loài cây Keo lai gồm 3 dòng là: BV10; BV16; BV32 được nhập tại Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Địa chỉ: Xã Phù Ninh –

Phù Ninh – Phú Tho.̣

b) Sản xuất gieo ươm cây con tại Công ty:

Mỗi năm Công ty lâm nghiệp Sông Thao sản xuất từ 400.000- 500.000 cây tiêu chuẩn, cung cấp cho việc trồng rừng theo kế hoạch của Công ty từ 200-

250.000 cây, ngoài ra Công ty có thể cung ứng dịch vụ cho các hộ dân trên địa bàn.

Tổng diện tích vườn ươm là: 2.000m2 (Diện tích sản xuất là 1.800m2, diện tích phù trợ 200m2).

c) Giá tạo cây giống:

- Chi phí vật liệu (Cây giống, túi bầu, phân bón…): 250 đ/cây

- Chi phí nhân công: 350 đ/cây


- Chi phí quản lý: 100 đ/cây

Giá thành sản xuất cây giống: 700 đ/cây

4.3.6. Kế hoạch bảo vệ rừng.‌

4.3.6.1. Đối tượng:

- Trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của Công ty lâm nghiệp Sông Thao đang quản lý.

- Đặc biệt những khu vực trọng điểm đối với việc phá rừng. Những diện tích đã đạt đường kính khai thác nhưng chưa khai thác dễ bị xâm hại như chặt trộm hoặc chăn thả gia súc, cháy rừng và sâu bệnh hại rừng.

4.3.6.2. Diện tích:

- Tổ chức quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên phạm vi toàn diện tích rừng và đất rừng. Công ty lâm nghiệp Sông Thao quản lý 04 đội sản xuất. Các đơn vị này nằm trên địa bàn của 5 xã, diện tích đất Công ty còn quản lý: 1.141,7 ha. Cụ thể:

Xã Quân Khê: 287,3 ha;

Xã Xuân Áng: 486,75 ha;

Xã Vô Tranh: 155,15 ha

Xã Tiên lương: 207,9 ha;

Xã phượng Vỹ: 4,6 ha.

4.3.6.3. Nội dung:

a. Phòng chống xâm hại rừng và đất rừng:

Hàng năm, Công ty lâm nghiệp Sông Thao giao chỉ tiêu cho các đơn vị, có cơ chế giao khoán, xây dựng kế hoạch bảo vệ khu vực rừng dễ bị xâm hại.

Công ty nên có các cơ chế giao khoán rừng cho cán bộ công nhân và người dân về việc quản lý và bảo vệ rừng; gắn quyền lợi và trách nhiệm của chủ hộ nhận khoán với những lô rừng và diện tích rừng được giao. Tất cả các hộ trồng rừng đều ký cam kết phòng chống cháy rừng ngay từ đầu năm.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí