Kế Hoạch Xây Dựng Các Công Trình Dịch Vụ, Phúc Lợi, Dân Dụng.


Tuần tra, canh gác và kiểm tra những khu rừng, đất rừng hay bị xâm hại. Cần đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế được việc chặt phá, rút ruột rừng, cháy rừng và sâu bệnh hại.

b. Kế hoạch bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng: Thời gian.

Việc phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt chú ý vào thời điểm mùa khô, hanh (Từ đầu tháng 10 đến tháng 3 năm sau).

Các giải pháp:

Hàng năm thành lập Ban chỉ huy PCCCR và xây dựng phương án PCCCR trình Tổng công ty Giấy Việt Nam và Phòng PC23 Công an tỉnh Phú Thọ phê duyệt phối hợp với hạt Kiểm lâm, Huyện đội và các xã trên địa bàn tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phối kết hợp với hạt Kiểm lâm và UBND các xã tiến hành tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công nhân và nhân dân địa phương về công tác PCCCR.

Tuần tra canh gác: Tổ chức lực lượng tuần tra, bố trí lực lượng những nơi dễ xảy ra cháy rừng trong khu vực.

Phối kết hợp với hạt Kiểm lâm và UBND các xã tiến hành tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ công nhân và nhân dân địa phương về công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Có biển báo cấm lửa ở cửa rừng và những nơi xung yếu. Cấp phát bổ sung trang thiết bị phòng cháy chữa cháy hàng năm.

Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng:

Lực lượng chữa cháy: Thành lập 5 tổ PCCC với tổng số thành viên là 87 người tại 04 đội sản xuất và văn phòng Công ty. Thành phần gồm các CBCNV, hộ dân trồng rừng với Công ty lâm nghiệp Sông Thao. Mỗi đội có ít nhất từ 15 người trở lên, do ông đội trưởng là tổ trưởng. Khi có cháy xảy ra, tổ trưởng có trách nhiệm huy động lực lượng của đơn vị, phối hợp với nhân dân địa phương, Khu hành chính và Kiểm Lâm trên địa bàn, huy động lực lượng chữa cháy của Công ty thực hiện công tác chữa cháy rừng.


Phương pháp chữa cháy: Phương pháp chữa cháy chủ yếu là thủ công với các dụng cụ chữa cháy như: Câu liêm, máy bơm nước, bình hoá chất, dao phát, cuốc, xẻng, cành cây tươi, thùng đựng nước

BIỂU 11: KẾ HOẠCH CẤP PHÁT DỤNG CỤ PCCCR VÀ XÂY DỰNG, MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ PCCCR



TT


Hạng mục


Năm 2015


Năm 2018


Năm 2020


Tổng số


Đơn giá (1000đ)

Thành tiền (1000đ)

I

Dụng cụ







-

Dao phát

40

30

40

110

120

13.000

-

Bình xịt cứu hỏa

02



02

4.000

8.000

-

Cuốc

10

10

10

30

100

3.000

II

Trang thiết bị







-

Làm chòi canh lửa rừng

01



01

5.000

5.000

-

XD Panô áp phích tuyên truyền

01



01

1.000

1.000


-

XD bảng cấp dự báo cháy rừng


04




04


200


800

-

Làm biển báo cấm lửa

25

15

20

50

50

2.500

-

Máy bơm nước dã chiến

01


01

02

4.000

8.000

-

Loa cầm tay

01



01

3.000

3.000


Tổng (I+II):






43.300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 10

c. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại.


Đối tượng: Chủ yếu xuất hiện ở vườn ươm, dự phòng khi xảy ra các khu rừng có sâu bệnh hại.

Nội dung:


Kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời xử lý. Thuốc bảo vệ thực vật cố gắng sử dụng liều lượng ở mức thấp nhất. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng có kiểm soát một số hoá chất bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép trong quản lý trồng rừng và vườn ươm là không tránh khỏi nhưng phải tuân thủ các quy định và các văn bản hướng dẫn. Xây dựng các biện pháp kiểm soát sử dụng hóa chất; kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại...

BIỂU 12: BẢNG KÊ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI


STT

Tên thuốc

Công dụng

Thành phần

1

Anvil

Diệt nấm

Hexaconazole

2

Diệt, kiến, dán

Diệt, kiến, dán

Pyrethroid

d. Dự trù kinh phí.

- Hoạt động tuyên truyền

- Phòng trừ sâu bệnh.

- Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.

BIỂU 13: KẾ HOẠCH, DỰ TRÙ KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN PCCR VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

Đơn vị tính: Triệu đồng



Hạng mục chi phí

Chi phí

Tổng số

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hoạt động tuyên truyền PCCR


18,0

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

Phòng trừ sâu bệnh

12,2

2,0

2,0

2,0

2,2

2,0

2,0

Tổng số

30,0

5,0

5,0

5,0

5,0

5,0

5,0

4.3.7. Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng.‌

4.3.7.1. Kế hoạch duy tu và mở mang đường sá


Kế hoạch mở đường: Hiện nay hệ thống đường lâm nghiệp của Công ty lâm nghiệp Sông Thao tương đối đảm bảo, trong thời gian tới Công ty không cần thiết phải mở đường mới, chủ yếu tập trung vào nâng cấp, sửa chữa duy tu các tuyến đường cũ.

Kế hoạch duy tu đường: Công ty lâm nghiệp Sông Thao có tổng số 59 km đường phục vụ cho hoạt động sản xuất và dân sinh trên địa bàn. Hàng năm Công ty thực hiện duy tu bảo dưỡng những tuyến đường này nhằm phục vụ cho kế hoạch khai thác, trồng rừng. Chỉ đến khi các khu vực đó có khai thác thì Công ty mới cho sửa chữa lớn.

Hệ thống bãi gỗ: Căn cứ kế hoạch khai thác bố trí xây dựng bãi gỗ tại các đội sản xuất. Bãi 1 tại chân lô, tăng bo ra bãi 2 bốc lên xe có trọng tải lớn hơn để vận chuyển. Các bãi gỗ được xây dựng ở vị trí thuận lợi bằng phẳng, dễ thoát nước, đảm bảo an toàn cũng như việc phân loại, bốc xếp gỗ để vận chuyển theo kế hoạch được giao hàng tháng, quý và cả năm.


Hạng mục


ĐVT

Khối lượng/năm

Kinh phí (Tr .đ/năm)

Năm thực hiện

Xây dựng, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển

km

5

200

2015-2020

Xây dựng bãi gỗ

(Bãi 1+ Bãi2)


m2


2.000


6,0


2015-2020

BIỂU 14: KẾ HOẠCH KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ SẢN XUẤT


4.3.7.2. Kế hoạch xây dựng các công trình dịch vụ, phúc lợi, dân dụng.

Các công trình phúc lợi, dân dụng: Công ty lâm nghiệp Sông Thao đóng góp vào các hoạt động phúc lợi của địa phương hằng năm như: Ủng hộ xây dựng các công trình đường giao thông liên thôn, xây dựng nhà tình nghĩa bà mẹ Việt Nam anh hùng, Nhà văn hoá các khu dân cư, hội trường, các trụ sở đội sản xuất.

4.3.7.3. Dự toán kinh phí xây dựng.


BIỂU 15: DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH XDCB VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ VĂN PHÒNG‌

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Hạng mục


SL

Vốn đầu tư


Năm XD

Địa điểm XD

Tổng số

KH CB

Thương mại

Huy động + vốn khác

1

Nhà kho vật tư

03

78,0

78,0



2015

Đội1;

2;4

2

Nhà gara ô tô

01

22,0

22,0



2015

VP C.ty

3

Thiết bị VP


50,0

50,0





4

Các công trình phụ trợ khác


15,0

15,0






Cộng:


165,0

165,0





4.3.8. Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường‌

Công ty cần xây dựng kế hoạch giám sát giảm thiểu tác động môi trường , các biện pháp làm giảm thiểu tác động môi trường như:

- Xây dựng kế hoạch thu gom bao bì, rác thải: Đối với các chất thải rắn như vỏ túi bầu, bao bì hóa chất, túi nilon...giao cho các đơn vị đội sản xuất thu gom và chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam xử lý theo qui định.

- Xây dựng kế hoạch giám sát xói mòn tại 03 ô tiêu chuẩn ở đơn vị đội 1; đội 2; đội 4.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ hành lang ven suối trên 04 đơn vị đội sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng nguồn nước, giám sát chất lương nguồn nước taị vườn ươm, giám sát nguồn nước các dòng suối lớn, vừ a và nhỏ trên

diên

tích rừ ng trồng, rừ ng khai thác đơn vi ̣đôi

1; đôi 3.

- Các chất thải lỏng như dầu thải cưa xăng, thiết bị vận tải, nước súc rửa bình phun thuốc trừ sâu...được xử lý bằng cách đào hố sâu ở nơi ít người qua lại, đổ chất thải xuống sau đó lấp hố; Đảm bảo vệ sinh an toàn.


- Việc gieo ươm cây con và trồng rừng: Công ty nên xây dựng quy định về giám sát vườn ươm. Hạn chế việc sử dụng phân NPK và tiến tới ưu tiên sử dụng phân vi sinh để làm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Sử dụng biện pháp tổng hợp (IPM) để quản lý sâu bệnh hại cây rừng trên cơ sở sinh thái học sẽ làm tăng năng suất, bảo vệ sinh thái, giảm độc hại do sử dụng thuốc và giảm chi phí đầu tư. Chọn giống cây trồng có năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết. Sau trồng rừng bao bì hóa chất, vỏ túi bầu được thu gom giao về Vinapaco xử lý theo quy định.

- Đối với việc xử lý thực bì khi trồng rừng: Công ty cần tiến hành vào mùa khô để hạn chế xói mòn, thực hiện dọn theo băng tạo độ mùn cho đất, hạn chế đốt. Sau khi xử lý thực bì xong cuốc hố trồng lại rừng ngay để tăng độ che phủ của rừng.

- Khai thác: Công ty nên thực hiện khai thác theo phương pháp kỹ thuật khai thác tác động thấp khai thác theo đám có diện tích nhỏ hơn 5,0ha/đám. Sau khi khai thác xong sẽ trồng lại rừng ngay.

- Vận xuất: Vận xuất gỗ không chọn tuyến lao xe cố định, tăng cường vận xuất bằng Trâu kéo để hạn chế việc gây ra xói mòn đất. Mở đường vận xuất vào mùa khô. Đường mở dọc theo lòng khe, ven suối, khối lượng đất đào đắp nhỏ và không làm cản trở dòng chảy. Khai thác xong các chất thải khác như cành, ngọn cây đổ xuống ven, lòng suối được dọn sạch và xử lý theo qui định; đảm bảo dòng chảy được lưu thông bình thường.

4.3.9. Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội.

Công ty nên thỏa thuận cơ chế

quản lý, bảo vệ rừng với chính quyền và người dân sở tại. Tuyên truyền vận động trưởng khu, người dân ký và thực hiện Cam kết bảo vệ rừng, vận động trồng rừng liên kết với Công ty. Cho phép trồng xen các loài cây ngắn ngày như đỗ, lạc, vừng, ngô…trên diện tích rừng trồng.

Công ty xây dựng báo cáo đánh giá, tác động xã hội dự án trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng; báo cáo đánh giá, tác động xã hội trong 3 năm 2012- 2014.


Hàng năm, Công ty đóng góp kinh phí vào duy tu đường dân sinh bảo đảm đi lại bình thường của người dân.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ dân giải quyết thuê lại và trồng rừng liên doanh, liên kết với dân những diện tích đang bị xâm lấn; đảm bảo lợi ích hài hoà, đôi bên cùng có lợi, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho nhân dân địa phương.

4.3.10. Kế hoạch giám sát, đánh giá.‌

4.3.10.1. Kế hoạch giám sát :

a. Giám sát năng suất, sản lượng rừng: Công ty lâm nghiệp Sông Thao xây dựng kế hoạch giám sát năng suất rừng trồng số: 09 ngày 06 tháng 01 năm 2011.

- Thời gian giám sát vào quý IV hàng năm.

- Phương pháp giám sát: Công ty lập 3 ÔTC tiến hành điều tra thu thập các số liệu trong ô tiêu chuẩn (đường kính, chiều cao, mật độ).

+ Diện tích mỗi ÔTC là 400 m2 (kết hợp với ÔTC giám sát xói mòn đất).

+ Đo đếm số lượng cây, đường kính, chiều cao trong các ô tiêu chuẩn rồi tiến hành tính toán trữ lượng, xác định mức tăng trưởng của cây trồng.

b. Giám sát các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng, khai thác rừng:

+ Trong trồng rừng: Công ty thực hiện giám sát tất cả các khâu từ Kế hoạch trồng rừng của đơn vị được giao; Hồ sơ thiết kế trồng rừng; tiến độ thực hiện kế hoạch trồng rừng của đơn vị (Chuẩn bị hiện trường trồng rừng, phát dọn thực bì, cuốc hố, bón phân, lấp hố, trồng rừng....); Chất lượng rừng trồng; Hồ sơ giao khoán sử dụng đất trồng rừng; Công tác nghiệm thu trồng rừng. Cán bộ kỹ thuật công ty và các ông đội trưởng đội sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trên. Sau khi tiến hành xong từng công đoạn đều phải có báo cáo gửi Giám đốc công ty.

+ Về khai thác: Công ty thực hiện giám sát tất cả các khâu từ: KH khai thác, tiêu thụ của đơn vị được giao; Hồ sơ thiết kế khai thác; tiến độ thực hiện kế hoạch khai thác của đơn vị (Cấp phép khai thác, chuẩn bị hiện trường khai thác, phát luỗng thực bì ….); Kết quả khai thác (Diện tích, sản lượng, thanh lý hợp đồng khoán rừng, sản phẩm ăn chia; sản lượng gỗ của Công ty, gỗ mua lại của người


nhận khoán); Công tác nghiệm thu sản phẩm và nghiêm thu rừng sau khai thác; Hợp đồng tiêu thụ, kết quả tiêu thụ. Cán bộ kỹ thuật Công ty và đội trưởng đội sản xuất chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyển và phải thường xuyên báo cáo tiến độ về Công ty.

4.3.10.2. Giám sát tác động môi trường:

- Công ty xây dựng kế hoạch giám sát xói mòn; xây dựng kế hoạch giám hành lang ven suối; quy trình thu gom túi bầu…

- Giám sát độ che phủ của rừng; giám sát mức độ xói mòn đất; giám sát thực hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì hóa chất.

- Kế hoạch giám sát xói mòn đất: xây dựng các kế hoạch giám sát xói mòn đất.

- Kế hoạch bảo vệ hành lang ven suối và bảo vệ Đa dạng sinh học:

+ Để bảo vệ hành lang ven suối và đa dạng sinh học được bền vững, Công ty lâm nghiệp Sông Thao cần tiến hành điều tra, rà soát theo các tuyến hành lang ven suối, và xây dựng mới. Hiện tại Công ty đang bảo vệ hành lang ven suối và đa dạng sinh học là: 30,9 ha. Với chiều dài 4,74 km. Công ty phải tiếp tục rà soát và xây dựng bổ sung bảo vệ 2km các dòng suối nhỏ giai đoạn 2016- 2020. Bổ sung rừng trồng hỗn loài trên bản đồ quản lý của Công ty.

+ Giám sát nguồn nước tại Đập Phai Lao Khu 6 xã Vô Tranh thuộc đội 3 quản lý đại diện cho vùng Công ty lâm nghiệp Sông Thao. Kết quả xét nghiệm của Trung Tâm y Tế dự Phòng tỉnh phú Thọ đã kết luận 13 chỉ tiêu xét nghiệm của mẫu nước trên đạt tiêu chuẩn QCVN01: 2009/BYT.

4.3.10.3. Giám sát tác động xã hội:

Công ty lâm nghiệp Sông Thao xây dựng báo cáo đánh giá, tác động xã hội dự án trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

- Giám sát số lượng việc làm mà Công ty tạo ra cho địa phương hàng năm, mức thu nhập bình quân/ tháng đối với lao động địa phương được thuê khoán; giám sát đời sống của người dân trên địa bàn Công ty hoạt động; số CBCNV được ký hợp đồng nhận khoán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022