Tư duy thống kê | |
TDTKYH | Tư duy thống kê y học |
TKYH | Thống kê y học |
TL đóng | Trả lời đóng |
TL mở | Trả lời mở |
TLu | Tự luận |
TNKQ | Trắc nghiệm khách quan |
THPT | Trung học phổ thông |
XSTK | Xác suất thống kê |
XS-TKYH | Xác suất-Thống kê y học |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá năng lực suy luận thống kê y học của sinh viên khi giải quyết vấn đề thực tế - 1
- Liên Quan Đến Hiểu Biết Thống Kê, Suy Luận Thống Kê Và Tư Duy Thống Kê Chúng Tôi Nhận Thấy Nhiều Nhà Nghiên Cứu Đã Đề Cập Đến Khái Niệm Hbtk,
- Suy Luận Thống Kê Và Mô Hình Phát Triển Suy Luận Thống Kê
- Mô Hình Phát Triển Của Sltk (Delmas, Garfield & Chance, 2001)
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhiệm vụ có thể phân biệt HBTK, SLTK và TDTK (delMas, 2002) 20
Bảng 2.2. Mô hình phát triển của SLTK (delMas, Garfield & Chance, 2001) 23
Bảng 2.3. Phân loại Bloom sửa đổi (2001) áp dụng vào môn Toán 37
Bảng 2.4. Phân loại tư duy MATH (Smith et al., 1996) 39
Bảng 2.5. Phân loại tư duy MATH với các chủ đề toán 39
Bảng 2.6. Các phạm trù trong phân loại tư duy MATH (Smith et al., 1996) 40
Bảng 2.7. Phân loại Hiểu biết toán trong PISA (OECD, 2009a) 41
Bảng 2.8. Thang đánh giá tổng quát năng lực Suy luận thống kê y học 44
Bảng 3.1. Tập các loại nhiệm vụ trong môn Thống kê y học 59
Bảng 3.2. Các kỹ thuật tương ứng kiểu nhiệm vụ liên quan ước lượng tham số 65
1
Bảng 3.3. Các kỹ thuật tương ứng kiểu nhiệm vụ T1μ, T1p, T 272
Bảng 3.4. Các kỹ thuật tương ứng kiểu nhiệm vụ T , Tpair , T , T , T
............ 73
2μ 2
2p 22
Anova
Bảng 3.5. Các kỹ thuật tương ứng kiểu nhiệm vụ Tphuhop , Tdoclap74
2 2
Bảng 3.6. Cấu trúc đề thi kết thúc học phần XS-TKYH từ năm 2014-2018 78
Bảng 3.7. Kết quả điểm thi môn XS-TKYH của SV Y2, năm học 2016-2017 79
Bảng 3.8. Điểm chuẩn ngành y, trường ĐH Y Dược Huế từ 2015-2019 80
Bảng 3.9. Thống kê điểm thi môn Toán THPT Quốc gia của SV y khoa 81
Bảng 3.10. Thống kê điểm thi môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2015-2017 83
Bảng 3.11. Bài giảng và Mục tiêu bài giảng 86
Bảng 3.12. Chương trình chi tiết học phần XS-TKYH 89
Bảng 4.1. Ma trận hai chiều của ba năng lực SLTKYH và ba cụm năng lực 103
Bảng 4.2. Thang đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả 104
Bảng 4.3. Thang đánh giá năng lực SLTKYH Giải thích 107
Bảng 4.4. Thang đánh giá năng lực SLTKYH Dự đoán 109
Bảng 4.5. Mục tiêu bài giảng tương ứng với các mức Suy luận thống kê y học ... 112 Bảng 4.6. Liệt kê 14 vấn đề có bối cảnh lâm sàng y học 120
Bảng 4.7. Thống kê số mục tiêu tương ứng mức Suy luận thống kê y học 121
Bảng 4.8. Ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH Mô tả (Ma trận 1) 124
Bảng 4.9. Ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH (Ma trận 2) 125
Bảng 4.10. Mô tả bộ câu hỏi của bài kiểm tra Test 1 126
Bảng 4.11. Cấu trúc bộ câu hỏi của bài kiểm tra Test 2 127
Bảng 4.12. Mô tả bộ câu hỏi của bài kiểm tra Test 2 128
Bảng 4.13. Thang điểm tương ứng mức Suy luận thống kê y học của ma trận 1 .. 129 Bảng 4.14. Thang điểm tương ứng mức Suy luận thống kê y học của ma trận 2 .. 130 Bảng 4.15. Kết quả trả lời tương ứng mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan 131
Bảng 4.16. Kết quả trả lời tương ứng Câu hỏi 7 của Test 2 132
Bảng 5.1. Tỉ lệ (%) SV đạt các mức Suy luận thống kê y học đối với Test 2 139
Bảng 5.2. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 7 của Test 2 141
Bảng 5.3. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 16 của Test 2 145
Bảng 5.4. Tỉ lệ (%) SV đạt các mức Suy luận thống kê y học đối với Test 1 145
Bảng 5.5. Tỉ lệ (%) SV trả lời đúng câu hỏi mức tái tạo, phản ánh của Test 1 147
Bảng 5.6. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 1 của Test 1 149
Bảng 5.7. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 14 của Test 1 151
Bảng 5.8. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 15 của Test 1 153
Bảng 5.9. Ma trận đề kiểm tra đánh giá năng lực SLTKYH (Ma trận 3) 162
Bảng 5.10. Mô tả bộ câu hỏi của bài kiểm tra Test 3 162
Bảng 5.11. Tỉ lệ (%) SV đạt các mức Suy luận thống kê y học đối với Test 3 163
Bảng 5.12. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 4 của Test 3 167
Bảng 5.13. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 5 của Test 3 168
Bảng 5.14. Kết quả trả lời tương ứng câu hỏi 15 của Test 3 171
HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Ba miền xác định tương đối độc lập với một vài giao thoa 18
Hình 2.2. SLTK và TDTK chứa trong HBTK 19
Hình 2.3. Thay đổi cơ bản trong hai phiên bản của phân loại Bloom 36
Hình 2.4. Phân loại tư duy Bloom đối với Suy luận thống kê y học 43
Hình 3.1. Câu hỏi trong đề thi học phần XS-TKYH năm học 2015-2016 78
Hình 3.2. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2015 81
Hình 3.3. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2016 82
Hình 3.4. Phân bố điểm thi môn Toán của SV y khoa năm 2017 82
Hình 4.1. Quy trình toán học hóa của OECD/PISA (2009) 101
Hình 4.2. Mô hình đánh giá năng lực SLTKYH khi GQVĐ thực tế 102
Hình 5.1. Phân bố điểm của bài kiểm tra Test 2 139
Hình 5.2. Trả lời của SV đối với câu hỏi 7 của Test 2 142
Hình 5.3. Phân bố tỉ lệ SV đạt các mức SLTKYH đối với Test 1 146
Hình 5.4. Trả lời của SV1 đối với câu hỏi 1 của Test 1 151
Hình 5.5. Trả lời của SV2 đối với câu hỏi 1 của Test 1 151
Hình 5.6. Trả lời của SV3 đối với câu hỏi 1 của Test 1 152
Hình 5.7. Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 1 của Test_thuchanh 159
Hình 5.8. Trả lời của SV4 đối với nhiệm vụ 2 của Test_thuchanh 160
Hình 5.9. Phân bố tỉ lệ SV đạt các mức SLTKYH đối với Test 3 164
Hình 5.10. Trả lời của SV5 đối với câu hỏi 4 của Test 3 167
Hình 5.11. Trả lời của SV6 đối với câu hỏi 5 của Test 3 169
Hình 5.12. Trả lời của SV7 đối với câu hỏi 5 của Test 3 169
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Các loại thiết kế nghiên cứu y học 54
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Khoa học thống kê là khoa học về thu thập, phân tích, diễn giải, trình bày các dữ liệu để từ đó tìm ra bản chất và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế
- xã hội. Khoa học thống kê dựa vào lý thuyết thống kê, trong đó mô hình tính ngẫu nhiên và sự không chắc chắn được xây dựng dựa trên lý thuyết xác suất. Theo Moore (1998) "Thống kê là một phương pháp nhận thức tổng quát được áp dụng bất cứ nơi nào xuất hiện dữ liệu, sự biến thiên và cơ hội. Nó là một phương pháp cơ bản vì dữ liệu, biến thiên và cơ hội có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại. Đó là một ngành độc lập, với những ý tưởng cốt lòi của nó chứ không phải là một nhánh của toán học".
Thống kê y học (TKYH) là khoa học thống kê được áp dụng cho lĩnh vực y học, bao gồm các nghiên cứu y học, y học lâm sàng và nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Trần Thị Diệu Trang, Trần Thúy Hiền, 2015). Thống kê có nhiều ứng dụng quan trọng giúp chẩn đoán, điều trị và đặc biệt là nghiên cứu khoa học về y học. Y học đòi hỏi sự hiểu biết tinh tế về các bằng chứng thống kê để hiểu, giải thích và đánh giá các thử nghiệm lâm sàng, xác suất để so sánh các rủi ro. Một bác sĩ khi đối diện với một phát hiện mới trong y học hay một dược sĩ khi phân tích các thí nghiệm đều cần có suy luận, tư duy thống kê cơ bản để hướng dẫn cho những giải thích của mình. Theo Ben-Zvi & Garfield (2004) mô tả “Suy luận thống kê là suy luận với các ý tưởng thống kê và làm cho những thông tin thống kê trở nên có ý nghĩa”. Xét trong điều trị bệnh nhồi máu não, đối với bác sĩ, việc nghiên cứu các chất chỉ điểm sinh học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán sớm, tiên lượng mức độ nặng và nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân nhồi máu não nhất là khi chưa thấy tổn thương não trên phim chụp cắt lớp vi tính (Hoàng Trọng Hanh, 2015). Khảo sát nồng độ protein S100B và NSE huyết thanh của bệnh nhân, từ những kết quả thu thập được của mẫu dữ liệu, để xét xem đây có phải là những chất chỉ điểm hữu ích trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhồi máu não hay không, cần thiết phải thực hiện các Suy luận thống kê (SLTK).
1.1.1. Vai trò của Suy luận thống kê y học
Trong chương trình đào tạo các ngành y dược, lý thuyết thống kê và xác suất là học phần bắt buộc đối với sinh viên (SV) ở những năm đầu đại học. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, chương trình đào tạo cho các ngành khoa học sức khỏe đã có sự thay đổi, không có môn Toán cao cấp, môn Xác suất–Thống kê đổi thành Xác suất–Thống kê y học (XS-TKYH), trong đó mục tiêu, nội dung học phần cũng thay đổi theo hướng phù hợp hơn với đặc thù SV ngành y dược và trong điều kiện có sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS được tiếp cận trong phần Tin học ứng dụng.
Trong thời đại của sự bùng nổ thông tin, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học thống kê nên đề cao nhận thức của SV về dữ liệu trong đời sống hàng ngày, chuẩn bị cho các em những kỹ năng nghề nghiệp và vai trò của SLTK càng trở nên quan trọng. SV cũng cần hiểu tốt về các ý tưởng cơ bản của thống kê để có thể tóm tắt thông tin tràn ngập trong cuộc sống hàng ngày, cần tư duy có phê phán và đưa ra những quyết định dựa trên những thông tin đó. Khi nói đến Suy luận thống kê y học (SLTKYH) hay suy luận thống kê trong y học, Moyé (2006) đã mô tả “Bản chất của SLTKYH là quá trình xác định xem các kết quả nghiên cứu dựa trên một mẫu có thể được mở rộng, khái quát cho tổng thể được hay không”. SLTKYH tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của tư duy thống kê trong y học để quyết định khi nào và làm thế nào chúng ta có thể rút ra các kết quả từ một mẫu và áp dụng chúng vào một tổng thể trong lĩnh vực nghiên cứu chăm sóc sức khỏe.
Ở các trường đại học (ĐH) nói chung, trường ĐH Y Dược nói riêng, một trong những mục tiêu dạy học cần hướng đến là phát triển cho SV các kỹ năng nghiên cứu khoa học. Điều đó có nghĩa dạy học thống kê phải đảm bảo đẩy mạnh việc ứng dụng của phương pháp khoa học đối với hầu hết SV, bao gồm các khả năng như đặt câu hỏi, chọn dữ liệu, khám phá và áp dụng công cụ để giải thích dữ liệu, khả năng giao tiếp và trao đổi các kết quả. Thống kê gắn kết với mọi khía cạnh của phương pháp khoa học. Để đạt được những mục tiêu đó, theo Ben-Zvi & Garfield (2004) SV cần hiểu và sử dụng được các ý tưởng cơ bản của thống kê ở nhiều cấp độ khác nhau: Đầu tiên, cần có một vài mức độ của năng lực, chẳng hạn khả năng hiểu về
các ý tưởng cơ bản, các thuật ngữ, ký hiệu và ngôn ngữ của thống kê, gọi là năng lực hiểu biết thống kê (HBTK). Sau đó, muốn trở thành một “công dân thống kê” và một “nhà nghiên cứu khoa học” thì cần có thêm những năng lực ở cấp độ cao hơn nữa, như khả năng giải thích, quyết định, lập luận, đánh giá và đưa ra một quyết định về thông tin. Những kỹ năng này cần thiết cho quá trình SLTK và tư duy thống kê (TDTK).
1.1.2. Đánh giá – yếu tố quan trọng của quá trình dạy học
Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khác nhau, trên những đối tượng khác nhau và với những mục đích khác nhau. Trong quá trình dạy học nói chung, dạy học ở bậc ĐH nói riêng, đánh giá SV là nhiệm vụ trực tiếp của giảng viên (GV), SV vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm, đồng thời là chủ thể của quá trình dạy học. Do vậy, đánh giá SV có vị trí đặc biệt quan trọng trong đánh giá giáo dục đại học.
Đánh giá được xem là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học nhưng vẫn có tính độc lập nhất định với quá trình này. Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu, chương trình và các chuẩn mực cụ thể, không phụ thuộc vào chủ quan của GV. Vì vậy đánh giá có tác động điều chỉnh, định hướng cho quá trình dạy học. Đánh giá với những mô tả cả định tính và định lượng về hành vi của SV cùng với những nhận định có giá trị hơn liên quan đến mức độ của hành vi đó. Sử dụng thông tin thu thập được để đưa ra quyết định về việc giảng dạy tiếp theo, về chương trình, về các hoạt động. Các quyết định về các kết quả đánh giá; quyết định về giá trị của các kết quả của chương trình có thể liên quan đến việc đề nghị cho những thay đổi.
Đánh giá được xem là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học, không phải chỉ với mục đích cho điểm, xếp loại SV, mà hơn thế đánh giá là một công cụ hỗ trợ tốt trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học. Nói đến vai trò của đánh giá trong giáo dục, theo Lewy (1990) “Đánh giá, dưới nhiều hình thức, có thể tác động tích cực đối với quá trình dạy học”. Các quá trình đánh giá bao gồm đánh giá kiến thức, đánh giá việc hiểu, các năng lực và các kỹ năng. Đánh giá giúp thúc đẩy việc học bằng cách cung cấp những thông tin phản hồi. Những đánh giá hữu ích sẽ giúp GV điều chỉnh việc giảng dạy và cung cấp thêm cho SV những cơ hội để chứng tỏ sự thành công trong quá trình học tập. Đối với GV, phát triển được những đánh giá hữu ích có thể cải tiến được việc dạy và giúp đỡ SV trong quá trình học tập.
1.1.3. Nhu cầu và xu hướng đổi mới trong dạy học Thống kê y học
Mặc dù có sự gia tăng về nhu cầu trong dạy học TKYH nhưng qua thực tế giảng dạy học phần này cho SV các ngành y dược trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy đối với nhiều SV đây vẫn là một môn học khó và không mấy hứng thú, đối với GV trong quá trình tìm kiếm một phương pháp dạy học hiệu quả, họ đã gặp phải một số thách thức. Theo lối tiếp cận truyền thống, việc dạy học chủ yếu mới chỉ xoay quanh các kiến thức cơ bản, đa phần chúng ta tập trung vào các kỹ thuật, thủ tục, quy trình tính toán thống kê, mà chưa chú trọng đến SLTKYH; điều này đã làm cho thống kê giống như một môn học chủ yếu là ghi nhớ công thức, áp dụng các quy trình, thực hiện tính toán và do đó dường như là ít hữu ích cho các em trong cuộc sống cũng như trong thực hành nghề nghiệp, đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của các phần mềm thống kê ứng dụng như hiện nay. Thực tế cũng cho thấy việc đánh giá được sử dụng trong dạy học chủ yếu với mục đích để cho điểm, để xếp loại, để cung cấp thông tin phản hồi định kì về việc học tập của SV. Với mục đích như vậy, đánh giá không thể phát huy được vai trò, vị trí quan trọng của nó trong dạy và học. Những bài tập trong bài kiểm tra, bài thi cuối học phần TKYH của SV dưới hình thức tự luận mới đơn thuần chỉ ở mức tái hiện, nhớ lại, thể hiện khả năng SV có thể thực hiện các tính toán và áp dụng các quy trình một cách chính xác, thực sự chưa phản ánh tốt cách SV tư duy, suy luận và áp dụng kiến thức của mình.
Do đó, theo chúng tôi nhu cầu bức thiết đặt ra là cần có một sự cải cách, đổi mới thực sự về phương pháp dạy và học, cũng như phương pháp đánh giá trong dạy và học TKYH. Phương pháp dạy và học môn TKYH cho đối tượng là SV các ngành y dược cần đổi mới theo hướng làm cho SV thấy được những ứng dụng và có thể vận dụng các kiến thức thống kê vào giải quyết các vấn đề thực tế của y học. Theo xu hướng mới trong giáo dục thống kê, các nhà nghiên cứu đề xuất giảng dạy thống kê nói chung nên tập trung vào phát triển năng lực SLTK hơn là các thủ tục, qui trình tính toán. Gal (2002) đề nghị "SLTK nên được xem là một mục tiêu bao quát trong dạy học thống kê". Như vậy, mục tiêu dạy học TKYH cần phải chú trọng đến phát triển năng lực SLTKYH cho SV. Đặc biệt, trong thời đại mà con người ngày càng sử dụng nhiều phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại thì năng lực suy luận, tư duy và giải quyết vấn đề (GQVĐ) càng trở nên khẩn thiết hơn trước đây.