Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ khu vực nghiên cứu

28

4.1

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong

mô hình 2a và 2b qua các năm

51

4.2

Biểu đồ so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài

cây trong mô hình 2a và 2b qua các năm 2009 và 2010

53

4.3

Biểu đồ so sánh sinh trưởng D00 của 3 loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

55

4.4

Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn 3 loài cây trong mô

hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

57

4.5

Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trồng

trong mô hình 5 qua các năm

62

4.6

Biểu đồ so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài

cây trong mô hình 5 qua các năm 2009 và 2010

65

4.7

Biểu đồ so sánh sinh trưởng đường kính D00 của các loài cây trong mô hình 4 qua các năm 2009 và 2010

66

4.8

Biểu đồ so sánh sinh trưởng Doo của các loài cây trong

mô hình 5 qua các năm 2009 và 2010

68

4.9

Biểu đồ so sánh sinh trưởng Hvn của các loài cây trong

mô hình 4 qua các năm 2009 và 2010

70

4.10

Biểu đồ so sánh sinh trưởng Doo của các loài cây trong

mô hình 5 qua các năm 2009 và 2010

71

4.11

Phát băng trồng rừng

86

4.12

Bố trí hố trồng cây

90

4.13

Lấp hố kết hợp bón phân

91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 2


4.14

Trồng cây

92

4.15

Kỹ thuật cắt vỏ bầu

92

4.16

Kỹ thuật trồng cây

93

4.17

Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng

94

4.18

Kỹ thuật bón phân

95

4.19

Trồng dặm

96


ĐẶT VẤN ĐỀ


Hầu hết các chương trình trồng rừng trước đây và hiện nay như: Pam, 327, 661,... đều trồng thuần loài. Rừng trồng thuần loài có nhiều ưu điểm như cho sản phẩm nhanh và đồng nhất về quy cách... song cũng có không ít nhược điểm như không bền vững, nhiều sâu bệnh hại, khả năng phòng hộ môi trường kém... Đặc biệt, các loài cây trồng rừng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn, các loài này gần đây đã phát hiện sâu bệnh hại hàng loạt (sâu róm ở Thông, đốm lá và cháy lá ở Bạch đàn, phấn hồng ở Keo,...).

Trồng rừng bằng cây bản địa không những được các nhà khoa học quan tâm mà hiện nay nó còn là sự quan tâm của toàn ngành Lâm nghiệp. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tính đa dạng và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Trồng rừng bằng cây bản địa có thể là trồng dưới tán cây phù trợ (cây đến trước), cũng có thể là trồng bổ sung theo đám trống hay theo rạch, hay là trồng mới hoàn toàn. Trong nhiều chương trình dự án thì hệ thống các dự án KfW là có sự đa dạng nhất về kỹ thuật phục hồi rừng.

Từ năm 1995 đến nay Chính phủ Đức đã viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam 7 dự án trồng rừng KfW. Mục tiêu chung của Dự án là trồng rừng trên các vùng sinh thái bị đe dọa, góp phần cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc sống gần rừng và cải thiện điều kiện sinh thái môi trường.

Trong các dự án đó phải kể đến dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên” gọi tắt là dự án KfW6, Dự án bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2005, với mục tiêu khôi phục và quản lý rừng bền vững cho khoảng 21.400 ha đất lâm nghiệp bị suy thoái. Đến hết năm 2010 dự án đã thiết lập được hơn 17.000 ha và quản lý được 3.500 ha rừng cộng đồng. Tỉ lệ cây bản địa chiếm tới 60% cơ cấu loài


cây bao gồm các loài chủ đạo như: Sao đen, Lim xanh, Dầu rái,… và một số loài cây khác.

Những năm đầu dự án KfW6 chỉ thực hiện trên 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Riêng tỉnh Phú Yên do là rốn bão của cả nước cộng thêm đất đai khô cằn, thời tiết khắc nghiệt nên ngay từ khi xây dựng dự án Nhà tài trợ đã thống nhất chưa triển khai thực hiện dự án ngay mà chỉ thiết kế một số mô hình thử nghiệm tại Thị xã Sông Cầu vào năm 2006. Đến năm 2008 sau khi dự án có đánh giá và thấy rằng mô hình có những thành công bước đầu sau 2 năm chăm sóc, vì vậy Nhà tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định cho tỉnh Phú Yên tham gia dự án và bắt đầu thiết lập rừng từ năm 2008. Mô hình thử nghiệm này hiện nay vẫn được dự án đầu tư, bảo vệ và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, mô hình chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho các hộ dân tham gia dự án thăm quan, học tập, dự án cũng chỉ có đánh giá cơ bản về sinh trưởng hàng năm mà chưa có đánh giá sâu rộng các mô hình để có những bài học kinh nghiệm áp dụng cho việc trồng rừng bằng cây bản địa tại Phú Yên nói riêng hay các tỉnh Miền Trung nói chung. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

Kinh nghiệm nhiều năm về trồng rừng ở nhiều nước trên thế giới cho thấy do rừng trồng thuần loài đã bộc lộ nhiều nhược điểm nên nhiều nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu tạo lập các lâm phần rừng trồng hỗn loài bằng nhiều loài cây khác nhau nhằm kinh doanh rừng theo hướng bền vững. Các công trình nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài trên thế giới đã quan tâm đến một số biện pháp kỹ thuật như việc chọn loài cây trồng, phương thức, phương pháp trồng và mối quan hệ giữa qua lại giữa các loài cây trong các mô hình rừng trồng hỗn loài.

Các nghiên cứu liên quan đến chọn loài cây trồng đã được thực hiện từ khi loài người biết trồng rừng. Bắt đầu từ những thí nghiệm thăm dò đến khảo nghiệm loài và xuất xứ, các thí nghiệm được bố trí một cách nghiêm ngặt theo các nguyên tắc khoa học để từ đó chọn được loài thích hợp cho mỗi vùng sinh thái. Tại nhiều nước đã có một số nghiên cứu dùng các mô hình toán để tối ưu cơ cấu cây trồng cho từng vùng. Ở các nước vùng ôn đới số loài cây chính dùng trong trồng rừng thường rất ít, nên người ta đã tìm hiểu mối quan hệ giữa cây và lập địa rất cụ thể, chi tiết cho từng loài (dẫn theo Trần Văn Con, 2005) [11].

Nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài đã được các nước châu Âu tiến hành từ những năm đầu thế kỷ 19. Điển hình là công trình nghiên cứu trồng hỗn loài Quercus Ulmus campestris với tên kiểu hỗn loài Donsk của tác giả Tikhanop (1872). Trong mô hình này do đặc tính sinh vật học và mối quan hệ qua lại giữa các loài cây chưa được nghiên cứu kỹ, do đó loài Ulmus campestris với đặc tính sinh trưởng nhanh hơn nên sau khi trồng vài năm đã lấn át loài Quercus. Để giải quyết sự cạnh tranh này năm 1884 tác giả


Polianxki đã cải tiến kiểu hỗn loài Donsk song vẫn không thành công. Một số tác giả khác như Kharitonovis (1950); Grixenco (1951); Timofeev (1951); Encova (1960) và các cộng sự đã phân tích nguyên nhân thất bại của kiểu Donsk và chỉ ra rằng các phitonxit của loài Ulmus campestris đã tác động xấu tới loài cây Quercus. Nghiên cứu về ảnh hưởng tương hỗ giữa các loài, các tác giả cho rằng sự cảm nhiễm tương hỗ là yếu tố quan trọng khi lý giải cơ chế cạnh tranh sinh học của thực vật [36]. Trên cơ sở nghiên cứu tạo rừng hỗn loài giữa Quercus Fraxinus, tác giả JB. Ball, T.J Wormald (1994) cho thấy sinh trưởng của Quercus trồng hỗn loài tốt hơn Quercus trồng thuần loài. Ngoài ra, khi trồng Quercus hỗn loài với các loài cây khác theo băng hẹp (3 - 4 hàng) hoặc theo hàng cũng cho thấy sinh trưởng của Quercus tốt hơn [33].

Kết quả nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài các tác giả trên đều cho rằng việc bố trí các loài cây trong mô hình rừng trồng hỗn loài thường có ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng tùy theo số cá thể và cự ly trồng từng loài. Đặc biệt là hoạt động hoạt hóa của các loài cây (kích thích, ức chế, kìm hãm quá trình sống) thông qua ảnh hưởng của Phitonxit là căn cứ để quyết định tỷ lệ tổ thành các loài cây trong lâm phần hỗn loài. Nghiên cứu về vấn đề này Kolexnitsenko (1977) đề nghị mật độ loài cây trồng chính trong mô hình trồng rừng hỗn loài không ít hơn 50 loài cây hoạt hóa không quá 30 - 40%, loài ức chế không quá 10 - 20% trong tổng các loài cây trong mô hình [36].

Năm 1995, các tác giả Ball, Wormald và Russo đã nghiên cứu quá trình điều chỉnh các lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng của mô hình thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây và tạo điều kiện để chúng cùng sinh trưởng và phát triển tốt [33]. Bermar Dupuy (1995) nghiên cứu cấu trúc tầng tán của lâm phần hỗn loài và thấy rằng kết cấu tầng tán phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng và tính hợp quần của loài cây [31] .


Việc tạo lập các loài cây hỗ trợ ban đầu cho cây trồng chính trước khi xây dựng các mô hình rừng trồng hỗn loài là rất cần thiết. Vì bản chất của khai thác phục hồi rừng bằng trồng cây bản địa là “trồng rừng dưới tán rừng”. Vì vậy, việc tạo lập môi trường rừng phải đi trước một bước bằng cách trồng một số loài cây mọc nhanh phù hợp với điều kiện lập địa ban đầu.

Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình có tác giả Matthew (1995). Ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính [34]. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy sử dụng các loài cây họ đậu làm cây phù trợ cho các loài cây trồng chính trong mô hình rừng trồng hỗn loài là rất phù hợp. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thích hợp thì việc nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài cây cũng là vấn đề rất quan trọng khi xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài. Trên thế giới đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Giai đoạn 1930 - 1960 các tác giả Rod Keenan, David Lamb, Gary Sexton đã gặp khó khăn khi nghiên cứu gây trồng các lâm phần hỗn loài do hiểu biết về yêu cầu sinh thái của các loài cây rừng mưa còn nghèo nàn [37]. Vì vậy, việc bố trí kiểu rừng hỗn loài và điều chỉnh các mô hình này cũng rất khó khăn. Đặc điểm nổi bật hay mục đích chính của phục hồi rừng bằng cây bản địa chính là tạo ra rừng hỗn loài có kết cấu nhiều tầng tán vì thế nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng đã được một số nước trên thế giới quan tâm. Năm 1999, dự án xây dựng rừng nhiều tầng ở Malaysia đã nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuỳ theo các đối tượng khác nhau là rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng 10-15 tuổi hay rừng Keo tai tượng 2-3 tuổi mà mở các băng chặt và chừa khác nhau. Chiều rộng băng chặt và chừa từ 6m (chặt 1 hàng) đến 60m (chặt 20 hàng). Thời gian đưa các loài cây bản địa vào trồng hỗn loài trong các băng chặt cũng rất khác nhau, từ 1-7 năm sau khi mở băng


chặt. Các loài cây bản địa đưa vào trồng trong các băng chặt tương đối phong phú, từ 14-23 loài cây khác nhau với số hàng từ 3 đến 16 hàng. Kết quả cho thấy trong các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây có sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất là Shorea roxburghii; Shorea ovalis; Shorea leprosula. Sinh trưởng chiều cao của các loài cây trồng trong băng 10m và 40m tốt hơn băng 20m. Khu trồng theo hàng có sinh trưởng chiều cao tốt nhất ở công thức trồng 1 hàng Keo xen 1 hàng cây bản địa. Dự án còn đưa ra kế hoạch điều chỉnh quá trình sinh trưởng của các mô hình thí nghiệm theo 8 thời điểm từ 2 - 47 năm sau khi trồng [32]. Như vậy, đây là một trong những công trình nghiên cứu tạo rừng trồng hỗn loài trên thế giới tương đối toàn diện về các biện pháp kỹ thuật, từ việc chọn loài cây trồng đến nghiên cứu phương thức trồng, thời điểm trồng và sự điều chỉnh mô hình theo quá trình sinh trưởng trong thời gian dài. Do đó những mô hình thí nghiệm này hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Ngoài các công trình đã được đề cập ở trên, một số công trình nghiên cứu khác như trồng rừng dưới tán, trồng theo băng, theo rạch dưới tán che nhẹ ở các nước châu Phi và châu Á thực chất cũng nhằm tạo các lâm phần hỗn loài trên cơ sở các loài đã có sẵn trong tự nhiên. Đối với những khu vực có tỷ lệ tổ thành các loài cây có giá trị kinh tế thấp thì có thể cải thiện chất lượng của rừng bằng cách tăng loài cây và số lượng cá thể của các loài có giá trị kinh tế thông qua biện pháp gây trồng bổ sung. Điển hình là ở các nước Nêgiêria, Công Gô, Camơrun,... Đây là những công trình đã đạt được nhiều kết quả tốt do lợi dụng được thảm che tự nhiên, chúng đã hỗ trợ tốt cho cây trồng chính trong giai đoạn đầu. Các loài cây mục đích trồng bổ sung vẫn được sống trong lòng rừng ẩm.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài trên thế giới tuy chưa nhiều, song với những thông tin thu thập được về cách lợi dụng độ tàn che tầng cây cao, cách sử dụng cây phù trợ và các phương pháp bố trí các loài

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí