Liên Quan Giữa Tuổi Và Kết Quả Phục Hồi Sau 6 Tuần


3.3. Mối liên quan trong thời gian tập luyện

Bảng 3.12. Liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi sau 6 tuần


Nhóm tuổi

Kết quả


p

Tốt và trung

bình

Kém

60

15

(100%)

0


< 0,01


> 60

37

(78,7%)

10

(22,3%)

Tổng số

52

10

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Nhận xét:

Tuổi của bệnh nhân có liên quan đến kết quả phục hồi, ở nhóm bệnh nhân tuổi dưới 60 tuổi kết quả phục hồi đạt 100% tốt hơn so với những bệnh nhân ở nhóm tuổi > 60 tuổi(78,7%).

Bảng 3.13. Liên quan giữa giới và kết quả phục hồi sau 6 tuần



Giới

Kết quả


p

Tốt và trung

bình

Kém

Nam

36

(73,5%)

13

(26,5%)


> 0,05

Nữ

11

(84,6%)

2

(15,4%)

Tổng số

47

15

62

Số bệnh nhân bị liệt nửa người sau TBMMN ở nam lớn hơn ở nữ. Kết

quả phục hồi giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ là như nhau.

Chưa tìm thấy mối liên quan về giới và kết quả phục hồi sau 6 tuần tập

luyện với p > 0,05.


Bảng 3.14. Liên quan giữa bên bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần



Bên liệt

Kết quả


p

Tốt và trung

bình


Kém


Liệt bên phải

26

(72,2%)

10

(27,8%)


>0,05


Liệt bên trái

21

(80,8%)

5

(19,2%)

Tổng số

47

15

62

- Kết quả phục hồi tốt ở nhóm bị liệt nửa người bên phải là 72,2%, kết quả

phục hồi tốt ở nhóm bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái là 80,8%.


Mặc dù vậy không có mối liên quan giữa bên bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần tập luyện, kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.15. Liên quan giữa loại tổn thương não và kết quả phục hồi

sau 6 tuần



Loại tổn thương

Kết quả


p

Tốt và trung bình

Kém


Nhồi máu não

21

(72,4%)

8

(27,6%)


> 0,05


Chảy mãu não

15

(68,2%)

7

(31,8%)


Không xác đ ịnh

7

(63,6%)

4

(36,3%)

Tổng số

43

19

62


Nhận xét: Nhóm bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não đạt kết quả điều trị tốt và trung bình là 72,4%. Nhóm bệnh nhân liệt nửa người do chảy máu não đạt kết quả điều trị tốt và trung bình là 68,2%. Nhóm bệnh nhân liệt nửa người không xác định được nguyên nhân đạt kết quả điều trị tốt và trung bình là 63,6%.

Kết quả PHCN của các nguyên nhân này không có sự khác biệt đáng kể,

không có ý ngh ĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu

PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần


Thời gian bắt đầu

vào viện

Kết quả


p

Tốt và trung bình

Kém


Dưới 6 tuần

34

(85%)

6

(15%)


< 0,01


7 – 12 tuần

8

(72,7%)

3

(27,3%)


> 12 tu ần

6

(54,5%)

5

(45,5%)

Tổng số

48

14

62

Nhận xét : Kết quả phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người do tai bếin mạch máu não phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân bắt đầu được tập luyện PHCN sau tai biến. Thời gian càng sớm kết quả phục hồi càng tốt, bệnh nhân được đ iều trị trước 6 tuần đạt kết quả tốt và trung bình đạt 85%; bệnh nhân điều trị trước 12 tuần đạt kết quả tốt và trung bình là 72,7%, ệbnh nhân điều trị sau 12 tuần đạt kết quả tốt và trung bình là 54,5%.


Biểu đồ 11 Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu PHCN 1


Biểu đồ 11: Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu

PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần

Bảng 3.17. Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần



Chi bị liệt

Kết quả


p

Tốt và trung bình

Kém


Tay

25

(40,3%)

37

(59,7%)


< 0,01


Chân

48

(77,4%)

14

(22,6%)

Nhận xét: Đối với bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não khả năng phục hồi của chân liệt (77,4%), tốt hơn khả năng phục hồi tay liệt (40,3%). Sự khác biệt về kết quả phục hồi vận động của chân so với phục hồi vận động của tay có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,01.


Biểu đồ 12 Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần Bảng 2


Biểu đồ 12: Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần Bảng 3.18. Sự thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình


Thời điểm


Cholesterol

Trước tập luyện

Sau điều trị 6 tuần

Đơn vị tính (m mol/l)

Đơn vị tính (m mol/l)


X

4,75

4,32

sd

0,47

0,8


p < 0,05

Nhận xét: Hàm lượng Cholesterol trung bình của 62 bệnh nhân trước điều trị là 4,75 m mol/l sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Cholesterol trung bình của 62 bệnh nhân là 4,32m mol/l.

Sự thay đổi về hàm lượng Cholesterol c ủa bệnh nhân trước tập và sau tập

6 tuần có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p < 0,05.


Bảng 3.19. Tình trạng thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện

Sự thay đổi


Cholesterol


n


Tỷ lệ (%)

Giảm

48

77,4

Không thay đ ổi

14

22,6

Tổng số

62

100

Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 48 bệnh nhân giảm được hàm lượng Cholesterol chiếm 77,4%. Còn 14 bệnh nhân không có sự thay đổi về hàm lượng Cholesterol chi ếm 22,6%.

Bảng 3.20. Sự thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người do

tai biến mạch máu não dựa trên giá trị trung bình


Thời điểm


Glucose

Trước tập luyện

Sau điều trị 6 tuần

Đơn vị tính (m mol/l)

Đơn vị tính (m mol/l)


X

5,27

5,18

Sd

0,62

0,63

P > 0,05




Nhận xét: Hàm lượng Glucose trung bình của 62 bệnh nhân trước điều trị là 5,27 m mol/l ,sau sáu tuần tập luyện hàm lượng Glucose trung bình của 62 bệnh nhân là 5,18 m mol/l..

Sự thay đổi về hàm lượng Glucose của bệnh nhân trước tập và sau tập 6

tuần không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy p > 0,05.


Bảng 3.21. Tình trạng thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người

do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện.


Sự thay đổi


Glucose

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ (%)



Giảm

17

27,4

Không thay đổi

45

72,6

Tổng số

62

100

Nhận xét: Sau sáu tuần tập luyện có 17 bệnh nhân giảm hàm lượng Glucose chiếm 27,2%. Còn 45 bệnh nhân không có sự thay đổi về hàm lượng Glucose chiếm 72,6%.


Chương 4

BÀN LUẬN


4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

4.1.1. Theo tuổi và giới

Tổng số đối tượng trong nghiên cứu có 62 người bị liệt nửa người sau TBMMN, gồm 49 nam chiếm 79,0% và 13 nữ chiếm tỷ lệ 21,0% (Bảng 3.1). Người có tuổi thấp nhất là 30, lớn nhất là 88 tuổi. Nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao với 75,8% và nhóm dưới 60 tuổi chiếm tỷ lệ 24,2%.

Kết quả này phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

Theo Nguyễn Văn Đăng [15], nam giới bị TBMMN nhiều hơn nữa

giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,48/1.

Theo Nguyễn Thuỳ Hương và cộng sự [22], [23], nhóm từ 60 - 74 tuổi chiếm 53%.

Theo Hoàng Khánh và cộng sự [24] cho biết TBMMN chiếm ưu thế ở

nam tỷ lệ nam/nữ là 1,86/1.

Phan Hồng Minh và cộng sự [28], nghiên cứu cho thấy TBMMN tăng dần

theo tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi trên 50, ở nam lớn hơn nữ (khoảng 1,6 lần).

Theo Y văn thế giới, TBMMN ở nhóm dao động từ 48 - 95 tuổi và cao

nhất ở nhóm 60 - 75 tuổi [49], [55], [62].

Granger C.V và cộng sự, tỷ lệ nam/nữ là 1,7 [53].

Theo Machlum S, nam m ắc TBMMN chiếm 66,06% còn nữ 33,94% [69].

Theo một số tác giả, TBMMN thường gặp phần lớn ở nam giới và ở

trong từng bậc tuổi nam giới nhiều hơn nữ giới. Lý do khác là nam giới có


nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn nữ giới. Để giải thích các tác giả cho rằng ở nam giới tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn so với nữ và tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra TBMMN ở người cao tuổi, ngoài ra ở nam giới có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia và chịu tác động của nhiều yếu tố sang chấn tâm lý. Đây là những yếu tố thuận lợi gây ra tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. TBMMN gặp nhiều nhất ở nhóm người cao tuổi và tăng tỷ lệ thận với tuổi. Tuổi cao là yếu tố quan trọng, đây là bệnh của nhóm tuổi này, vì tuổi càng cao có liên quan nhiều đến bệnh mạch máu, trước hết là xơ vữa động mạnh vành, huyết áp [25], [33], [40].

Theo Lê Văn Tri, tổui tác làm tăng sự hoá già động mạch do động mạch bị xơ cứng lại, kém tính đàn hồi, không co giãn cho thích hợp với máu… cho nên TBMMN là bệnh của tuổi già [40].

Theo Đào Ngọc Phong [33], người già dễ bị TBMMN, số lượng người già tăng do tuổi thọ của người tăng và do dân số tăng, nhịp sinh học của người già đảo ngược so với người trẻ.

4.1.2. Theo bên liệt

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ liệt nửa người bên phải (58,1%) cao hơn tỷ lệ liệt nửa người bên trái (41,9%) (bảng 3.2). Điều này phù hợp với giải phẫu của khu vực động mạch Sylvius và cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.

Theo Nguyễn Thuỳ Hương [22], liệt nửa người bên phải chiếm khoảng

51,05%, còn liệt nửa người bên trái khoảng 48,95%.


Theo Tầrn Văn Chương [20] choết bởi những bệnh nhân bị

TBMMN lần thứ nhất, liệt nửa người bên phải chiếm 53%, còn liệt nửa người bên trái l à 47%.


Theo Samuelsson M vộàngc sự [65], tỷ lệ liệt nửa người do

TBMMN bên phải cao hơn tỷ lệ liệt nửa người ở bên trái (54 ,32% so với bên phải 45,6%).

Theo Besthous F và cộng sự [47], tỷ lệ liệt nửa người do TBMMN ở

bên phải chiếm 53% và 47% ở bên trái.

Tuy nhiên, sự khác nhau này cũng không có ý nghĩa thống kê.

4.1.3. Theo nghề nghiệp

Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy người bệnh bị liệt nửa người sau TBMMN có nghề nghiệp trước đó là cán bộ chiếm tỷ lệ 74,2% (bảng 3.3 và biểu đồ 2). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài. Theo chúng tôi, có thể các đối tượng điều tra là các bệnh nhân TBMMN ở các khu vực khác nhau, đặc biệt là các vùng nông thôn còn nghèo, tưrớc sự phát triển vượt bậc của đất nước về kinh tế cũng như chính trị đòi hỏi cường độ làm việc của mỗi người cán bộ trong mọi lĩnh vực công việc thật căng thẳng và bận rộn.

Trong điều kiện làm việc căng thẳng vất vả với sự hiểu biết về bệnh tật còn hạn chế do đó tỷ lệ bệnh nhân là cán bộ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhiều (đây là nhóm nguy cơ cao gây ra TBMMN).

Trên thực tế đối với lại các cơ quan tổ chức có tỷ lệ lao động cao về công việc nặng nhọc và căng thẳng cần được quan tâm khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh tật và điều trị kịp thời, loại trừ bớt nguyên nhân gây TBMMN. Song song với việc đó cần phải hết sức coi trọng những vấn đề cấp cứu, phục hồi chức năng cho những người bị liệt nửa người sau TBMMN. Giúp họ tái nhập vào xã hội một cách bình đẳng và có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.


4.1.4. Theo thời gian sau tai biến mạch máu não


Người bệnh có thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu tập luyện trong thời gian điều trị PHCN dưới 6 tuần sau TBMMN chiếm tỷ lệ 64,5% (Bảng 3.5). Đây là khoảng thời gian mà các bệnh nhân TBMMN đã điều trị giai đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa, họ được chuyển đến bệnh viện Điều dưỡng & Phục hồi chức năng Thái Nguyên để điều trị PHCN. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 35,4% bệnh nhân được PHCN muộn hơn vì có nhiều bệnh nhân phải mất một khoảng thời gian dài nằm điều trị tại các bệnh viện đa khoa vì bệnh nặng hoặc do chưa được các cán bộ y tế chú trọng đến khả năng phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

4.1.5. Theo loại tổn thương não


Trong 62 người thuộc diện nghiên cứu của chúng tôi, 100% đều đã được điều trị giai đoạn cấp tại các bệnh viện thuộc tỉnh Thái Nguyên, gồm có 29 người đã được chẩn đoán là nhồi máu não chiếm 46,8%, 22 người đã được chẩn đoán là cháy máu não chiếm 35,5%, còn 11 người được chẩn đoán chung là TBMMN chiếm 17,7% (Bảng 3.4).

Bảng 4.1. So sánh với kết quả của một số tác giả nước ngoài và trong nước


Tác giả

Nhồi máu não

Chảy máu não

Không xác định

Friederiksberg (1999)

29%

12%

59%

Middlesex (1999)

47%

35%

18%

Nguyễn Thị Nga (2002)

43,1%

34,5%

22,4%

Trần Thị Mỹ Luật (2008)

46,8%

35,5%

17,7%

Theo Besthoux F và cs, nhồi mãu não chiếm 84%, còn chảy máu não

chiếm 16% [47].


Orgogozo cho biết tỷ lệ nhồi máu não chiếm 80%, còn 20% chảy máu

não [21].

Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ xuất giữa ngồi máu não/ chảy máu não

bằng 2 [13].

Trần Văn Chương, nhận thấy nhồi máu não chiếm 77,33%, còn chảy

máu não là 22,67% [6].

Ma Thị Kim Liên cho biết nhồi máu n ão chiếm 52,13% và 47,8% là

chảy máu não [26].

Nhìn chung, tỷ lệ nhồi máu não qua các nghiên cứu và của chúng tôi đều cao hơn chảy máu não. Bên cạnh đó, loại tổn thương không xác định chiếm tỷ lệ 17,7%. Theo chúng tôi, chẩn đoán loại tổn thương não thường khó, đòi hỏi thầy thuốc chuyên khoa, giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Trong khi đó Thái Nguyên chưa có đủ điều kiện để trang bị máy móc hiện đại cho các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Điều dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác các đối tượng trong diện nghiên cứu chỉ điều trị ở các bệnh viện với thời gian ngắn do đó việc chẩn đoán loại tổn thương gặp không ít khó khăn.

4.2. Kết quả phục hồi vận động sau tập luyện bằng phương pháp Bobath

4.2.1. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của đối tượng nghiên cứu trước tập luyện

Trong nghiên cứu, chúng tôi đánh giá mức độ độc lập trước thời gian tập luyện của những người liệt nửa người sau TBMMN tại bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên tất cả các đối tượng này đã được điều trị qua giai đoạn cấp tại các bệnh viện đa khoa. Kết quả thu được như sau: Mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày chiếm 1,6%, mức độ phụ thuộc hoàn toàn chiếm 75,8% (Bảng 3.6).

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 25/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí