2. Kết cục hồi phục chức năng, tử vong, và tái phát của bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong
Kết cục tử vong và hồi phục chức năng:
- Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện là 11,6%, tích lũy sau ba tháng là 19,9%, 1 năm là 25,1% và đến cuối nghiên cứu (2,2 năm) là 38,2%.
- 55,4% bệnh nhân xuất viện với phế tật nặng nằm liệt giường
- Tỉ lệ độc lập chức năng là 10,8% và 18,2%, lần lượt ở thời điểm 3 tháng và cuối nghiên cứu (2,2 năm).
Kết cục tái phát:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cục Hồi Phục Chức Năng Ở Bệnh Nhân Nhồi Máu Não Tắc Động Mạch Cảnh Trong
- Tiên Đoán Kết Cục Hồi Phục Chức Năng
- Tiên Đoán Tái Phát Đột Quỵ Qua Phân Tích Đơn Biến Trong Nghiên Cứu Của Grubb Và Cộng Sự [62]
- Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong - 20
- Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong - 21
- Bệnh Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Và Tắc Động Mạch Cảnh Trong
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Tỉ lệ tái phát tích lũy sau 1 năm là 8,4%, và sau 2,2 năm là 15,2%
3. Các yếu tố tiên đoán kết cục của bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong
Về kết cục hồi phục chức năng, các yếu tố có ý nghĩa tiên đoán kết cục chức năng gồm:
- Tuổi cao tiên đoán kết cục xấu, với nguy cơ tăng thêm hơn gấp đôi cho mỗi 10 tuổi tăng thêm (HR từ 2,2 đến 2,5).
- Tăng huyết áp làm giảm kết cục xấu khoảng 0,7 lần so với người không tăng huyết áp.
- Bệnh mạch vành làm tăng gấp 9 – 10 lần nguy cơ kết cục xấu, so với người không có bệnh mạch vành.
- Đoạn M1 động mạch não giữa cùng bên nếu có tắc hẹp làm tăng nguy cơ kết cục xấu gần gấp đôi (HR 1,706).
- Điểm NIHSS lúc nhập viện và mức độ tổn thương nhồi máu não trên hình ảnh học (đánh giá bằng phân vùng tổn thương hoặc bằng điểm ASPECTS) đều tiên đoán rất mạnh nguy cơ kết cục xấu về chức năng.
Thiết lập được công thức tính điểm tiên đoán sớm kết cục chức năng như sau: G(x) = 0,08 * tuổi – 0,28*THA + 2,2*BMV + 0,5*M1 + 0,15*NIHSSnv – 7,7
Với mốc phân biệt là 0, bệnh nhân có điểm <0 tiên đoán có kết cục thuận lợi, điểm ≥
0 tiên đoán kết cục xấu; đánh giá sơ bộ có độ nhạy là 77,2% và độ đặc hiệu là 83,3%.
Về kết cục tử vong, các yếu tố có ý nghĩa tiên đoán quan trọng gồm:
- Tuổi làm tăng nhẹ nguy cơ tử vong, thêm khoảng 4-9% cho mỗi 10 tuổi tăng thêm.
- Rung nhĩ làm tăng gần gấp 3 nguy cơ tử vong (HR 2,14-2,82)
- NIHSS lúc nhập viện cao và mức độ tổn thương nhồi máu não nặng trên hình ảnh học đều tiên đoán tăng nguy cơ kết cục tử vong.
- Động mạch não giữa cùng bên nếu có tắc hẹp nặng đoạn M1 sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên gần 1,2 lần
Về kết cục tái phát, không ghi nhận bất kỳ một yếu tố nào có giá trị tiên đoán trong nghiên cứu này.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các kiến nghị sau:
1. Cần khảo sát mạch máu thường quy ở tất cả các bệnh nhân nhồi máu não, đặc biệt trong bệnh cảnh cấp để nhận biết các bệnh nhân nhồi máu có tắc động mạch lớn, đặc biệt là động mạch cảnh, để có thể can thiệp tái thông kịp thời vì hậu quả nhồi máu nếu không can thiệp thường rất nặng nề.
2. Với các trường hợp nhồi máu đã hình thành, cần khảo sát đầy đủ hình ảnh nhu mô và mạch máu để đánh giá tổn thương và bàng hệ, đặc biệt tích cực điều trị những bệnh nhân nhồi máu nhỏ và nhồi máu cơ chế huyết động vì đây là đối tượng có thể nhận được ích lợi nếu được điều trị đúng cơ chế.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành, (2014), “Đặc điểm lâm sàng và kết cục 30 ngày của nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong qua 121 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh; 18(5), tr. 130-136
2. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành, (2014), “Đặc điểm hình ảnh học nhu mô não trên 121 bệnh nhân nhồi máu não tắc động mạch cảnh trong tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(4), tr.117-124.
3. Nguyễn Bá Thắng, Vũ Anh Nhị, (2007), “Tiên đoán phục hồi chức năng ở bệnh nhân nhồi máu não động mạch não giữa: khảo sát tiền cứu 149 trường hợp”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 11 (phụ bản số 1), tr.314-323.
4. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Tuấn, Vũ Anh Nhị và cộng sự, (2006). “Khảo sát kiến thức và thái độ về đột quỵ của bệnh nhân đột quỵ và thân nhân”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 10 (phụ bản số 1), tr.219-224.
5. Nguyễn Bá Thắng, (2003), “Kiểm định giá trị thang điểm lâm sàng chẩn đoán phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não trên lều”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 7(phụ bản số 1), tr.63-69.
6. Nguyễn Bá Thắng, (2003), “Khảo sát phân bố sang thương xơ vữa động mạch trên bệnh nhân đôt quỵ thiếu máu não cục bộ”. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 7 (phụ bản số 1), tr. 97-100.
7. Nguyễn Bá Thắng, Lê Văn Thành, (2000), “Thử nghiệm lập thang điểm lâm sàng chẩn đoán phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não trên lều”. Tạp chí Khoa Học và Phát Triển, tr. 58-65.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Cao Minh Châu, Hoàng Thị Kim Đào, (2004), “Đánh giá kết quả phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân tai biến nhồi máu não trên lều”, Y học Việt Nam, 301(số đặc biệt), tr. 283-289.
2. Nguyễn Thi Hùng (1998), Một số nhận xét về đặc điểm hình thái học và tiên lượng của nhồi máu não qua kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính, Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
3. Đinh Hữu Hùng, (2013), Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan, Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
4. Trương Văn Luyện, (2003), “Đánh giá nguyên nhân tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7(1), tr. 37-42.
5. Phạm Hồng Minh và CS, (1996), “Một số nhận xét về tình hình dịch tễ tai biến mạch máu não tại huyện Thanh Oai (1989-1994)”, Kỷ yếu công trình khoa học thần kinh, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 128-132.
6. Phan Văn Mừng, Lê Tự Phương Thảo, (2009), “Những yếu tố tiên lượng hậu quả chức năng trên bệnh nhân nhồi máu não tại BVND Gia Định”, Y học TPHCM, tập 13, số 6, tr. 52-58.
7. Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Mai Huyền, (2004), “Một số nhận xét lâm sàng của 48 bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bán cầu”, Tạp chí Y học Việt Nam, số đặc biệt, tr. 29-35.
8. Vũ Anh Nhị, (2006), “Mạch máu não và tai biến mạch máu não”, Thần kinh học, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 231-254.
9. Vũ Anh Nhị, Châu Nam Huân, (2012), “Các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện da khoa Long An”, Y Học Thực Hành, số 811+812, tr. 367-375.
10. Vũ Anh Nhị, Bùi Châu Tuệ, (2011), “Tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tái phát bằng bảng điểm nguy cơ đột quỵ ESSEN”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 15(1), tr. 579-586.
11. Vũ Anh Nhị, Nguyễn Văn Thành, (2011), “Nghiên cứu biến chứng sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 15(1), tr. 587- 595.
12. Mai Nhật Quang, Vũ Anh Nhị, (2010), “Tần suất các yếu tố nguy cơ và tỉ lệ tử vong tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14(1), tr. 327-333.
13. Cao Phi Phong, Phan Đăng Lộc, (2012), “Tần suất và tiên lượng hẹp động mạch nội sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cấp”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16(1), tr. 299-305.
14. Phan Văn Phú, Ngô Đăng Thục, Trần Trọng Hải, (2003), “Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người sau tai biến mạch máu não tại cộng đồng”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 7(4), tr. 68-72.
15. Trương Văn Sơn, Cao Phi Phong, (2010), “Ứng dụng thang điểm đánh giá đột quỵ trong tiên lượng sớm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14(1), tr. 310-314.
16. Nguyễn Anh Tài, (2005), Đánh giá vai trò của Doppler xuyên sọ trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Bá Thắng, (2007), “Tiên đoán hồi phục chức năng trong nhồi máu động mạch não giữa, khảo sát tiền cứu 149 trường hợp”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 11(1), tr. 314-323
18. Lê Văn Thành, Lê Thị Lộc và CS, (1995), “Nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ học bệnh tai biến mạch máu não tại ba tỉnh thành phía Nam, TP Hồ Chí Minh,
Tiền Giang và Kiên Giang”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học 1994- 1995, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 163-169.
19. Lê Tự Phương Thảo, Nguyễn Đức Lập, Phạm Bảo Trân, (2009), “Mối tương quan giữa tăng đường huyết với hồi phục chức năng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10-2007 đến 3-2008”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 13(6), tr. 64-70.
20. Lê Văn Thính, (2003), “Nhồi máu não lớn do tổn thương động mạch não giữa, đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 7(4), tr. 64-67,
21. Nguyễn Hữu Thoại, Cao Phi Phong, (2010), “Tần suất các yếu tố nguy cơ và tỉ lệ tử vong đột quỵ não tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14(1), tr. 334-340.
22. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Hoàng Ngọc, Đỗ Mai Tuyền, và cộng sự, (2007), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ của 1378 bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện TWQĐ 108", Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 2 - số đặc biệt, tr. 5-11.
23. Lê Nguyễn Nhựt Tín, (2000), Phân loại nguyên nhân đột quỵ nhồi máu não – khảo sát tiền cứu 104 trường hợp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược TPHCM.
24. Nguyễn Văn Triệu, Lê Đức Hinh, Nguyễn Văn Thông, (2006), “Đánh giá một số yếu tố tiên lượng tử vong do tai biến mạch máu não”, Tập san Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai, Hội nghị khoa học lần thứ 6 – Hội Thần Kinh Học Việt Nam, tr. 218-223.
25. Lý Ngọc Tú, Nguyễn Anh Tài, (2010), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não cấp trong 14 ngày đầu”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 14(1), tr. 366-372.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
26. AbuRahma AF, Pollack JA, Robinson PA, et al, (1997), “The reliability of color duplex ultrasound in diagnosing total carotid occlusion”, Am J Surg; 174, pp. 185–187
27. Adams HP, Powers WJ, Grubb RL Jr, Clarke WR, Woolson RF, (2001), “Preview of a new trial of extracranial-to-intracranial arterial anastomosis, the Carotid Occlusion Surgery Study”, Neurosurg Clin N Am, 12, pp. 613– 624.
28. Adams HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al, (1993), “Classification of subtype of acute ischemie stroke, Definitions for use in a multicenter clinical trial, TOAST, Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment”, Stroke 24(1), pp. 35-41.
29. Adams RD, Ropper AH, Brown RH, (2005), “Cerebrovascular disease”, Adams and Victor’s Principles of Neurology, McGraw-Hill, 8th ed., pp. 660- 746.
30. Alexander JJ, Moawad J, Super D, (2007), “Outcome Analysis of Carotid Artery Occlusion”, Vascular and Endovascular Surgery; 41(5), pp. 409-416.
31. Alexandrov AV, Black SE, Ehrlich LE, et al, (1997), “Predictors of hemorrhagic transformation occurring spontaneously and on anticoagulants in patients with acute ischemic stroke”, Stroke 28(6), pp. 1198-1202.
32. Amarenco P, Labreuche J, Lavallée P, Touboul P-J, (2004), “Statins in stroke prevention and carotid atherosclerosis, systematic review and meta- analysis”, Stroke 35, pp. 2902-2909.
33. Amarenco P,, Bogousslavsky J,, Callahan A,, et al, (2006), “High-dose atorvastatin after stroke or transient ischemic attack, The stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) trials”, N Engl J Med 355, pp. 549-59.