hỏi mở về mục đích điều trị của mỗi thuốc, bệnh nhân mong đợi điều gì và yêu cầu bệnh nhân miêu tả hay biểu diễn lại cách bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc.
1.2.6.3. Cung cấp thông tin cho bệnh nhân
Cung cấp thông tin bằng lời và dùng các công cụ trực quan hỗ trợ hoặc biểu diễn để cung cấp thông tin cho BN, cung cấp thêm bằng các tài liệu viết để giúp BN lưu giữ thông tin, biểu diễn cách dùng các thiết bị dùng thuốc như bình xịt mũi, miệng.
Các thông tin về thuốc cần cung cấp cho bệnh nhân:
Tên thuốc: có thể là tên biệt dược hoặc tên hoạt chất, hoặc tên thường gọi khác của thuốc, có thể cho bệnh nhân biết về phân nhóm điều trị hoặc hiệu quả của thuốc khi thích hợp.
Chỉ định của thuốc hay mục đích sử dụng thuốc, tác dụng mong đợi của thuốc. Bao gồm các thông tin như thuốc điều trị bệnh, thuốc điều trị triệu chứng, thuốc làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hoặc dự phòng bệnh/triệu chứng.
Thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng và cần làm gì khi thuốc không phát huy tác dụng.
Các thông tin về đường dùng, dạng dùng, liều dùng và lịch dùng thuốc.
Các chỉ dẫn khi chuẩn bị dùng thuốc hoặc dùng thuốc, có thể điều chỉnh để phù hợp với lối sống hay môi trường làm việc của bệnh nhân.
Hướng dẫn xử lý khi bệnh nhân quên dùng thuốc.
Các sự phòng ngừa cần theo dòi trong suốt quá trình dùng thuốc và những nguy cơ của thuốc liên quan đến lợi ích. Ví dụ đối với thuốc tiêm và các thiết bị dùng thuốc, cần chú ý đến vấn đề dị ứng latex.
Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hoặc thường gặp, các việc làm để phòng ngừa hoặc giảm thiểu chúng và cách xử lý khi chúng xảy ra.
Kỹ thuật tự theo dòi quá trình điều trị bằng thuốc.
Các tương tác thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn và thuốc – bệnh tiềm năng, cũng như chống chỉ định của thuốc.
Bảo quản thuốc đúng cách.
Xử lý thuốc hỏng, ngưng thuốc đúng cách và cách dùng các dạng thuốc đặc biệt hoặc các thiết bị dùng thuốc.
Bất cứ thông tin nào khác mang tính cá thể hóa dành cho bệnh nhân.
1.2.6.4. Kết thúc tư vấn
Kiểm tra lại kiến thức của BN về sử dụng thuốc, kỹ năng dùng thuốc của BN. Có thể yêu cầu bệnh nhân trả lời lại các thông tin đã tư vấn hoặc mô tả lại cách dùng thuốc. Tổng kết lại các thông tin đã tư vấn, hỏi bệnh nhân liệu bệnh nhân có còn thắc mắc hay câu hỏi gì khác liên quan đến thuốc, bệnh hoặc điều trị bằng thuốc [31].
1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc
1.3.1. Trên thế giới
Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc trên các nước trên thế giới còn chưa khả quan:
- Theo một nghiên cứu tại Ả Rập Saudi (2015) [30] khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp 350 nhà thuốc thì 66,3% các nhà thuốc trả lời rằng thường hay tư vấn cho bệnh nhân về mục đích các loại thuốc. Nhưng khi thực hiện đóng vai khách hàng bởi 4 sinh viên dược đã qua đào tạo, để kiểm tra tình trạng tư vấn tại 161 nhà thuốc thì kết quả không khả quan vì chỉ 4,6% nhà thuốc cung cấp tư vấn cho khách hàng và khi được yêu cầu tư vấn thì cũng chỉ 43,3% nhà thuốc cung cấp tư vấn trong 161 nhà thuốc.
- Tại Đức (2003) [34], một nghiên cứu đóng vai khách hàng được thực hiện ở 49 nhà thuốc cho thấy rằng 98% các nhà thuốc có cung cấp tư vấn cho các khách hàng. Tuy nhiên, trong đó thì 36% các nhà thuốc chỉ tư vấn khi được khách hàng yêu cầu. Kết quả tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Anh (2017) [56] và tại Úc (2007) [53].
1.3.2. Tại Việt Nam
Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc tại nước ta còn là một vấn đề đáng lo ngại. Theo Smith (2009), các nhà thuốc ở các nước chậm và đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam chưa cung ứng thuốc có hiệu quả và hỗ trợ cho khách hàng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đặc biệt trong việc đưa ra lời khuyên [55].
Năm 2009, tác giả Phạm Thanh Phương [18] đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tại nhà thuốc và đóng vai trò khách hàng để khảo sát thực trạng hoạt động của các nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội cho thấy rằng việc tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc còn chưa tốt, các câu hỏi và lời khuyên đưa ra chưa phù hợp. Kết quả tương tự cũng được thấy ở các nghiên cứu khác tại Hà Nội (2009) [23], và Thanh Hóa (2012) [24].
Không chỉ về mặt kỹ năng tư vấn, dược sĩ bán thuốc cũng thiếu cả những kiến thức chuyên môn cần thiết trong thực hành, theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Đà Nẵng [29], chỉ có 5% DSNT trao đổi với BN bị tiêu chảy về dấu hiệu mất nước, 2% giới thiệu họ đến cơ sở y tế, không có tư vấn nào về cách phòng tránh; 2% DSNT trao đổi với KH về ADR của thuốc tránh thai khẩn cấp và chỉ 7% trong số họ khuyên KH sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên để thay thế. Tuy nhiên, tỉ lệ này được cải thiện đáng kể sau khi họ được tập huấn về kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc
Chất lượng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm tại nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam. Nhằm đánh giá chất lượng tư vấn đưa ra bởi dược sĩ nhà thuốc, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng nhiều phương pháp nghiên cứu đa dạng.
1.4.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách phỏng vấn đối tượng được chọn, dựa theo bảng câu hỏi mẫu hoặc phiếu điều tra mẫu được xây dựng sẵn. Phương pháp phỏng vấn cho phép người nghiên cứu có thể linh hoạt thay đổi câu hỏi cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn mà vẫn giữ nguyên được nội dung và mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không thể đảm bảo tính trung thực trong câu trả lời của đối tượng phỏng vấn.
Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn, đối tượng phỏng vấn có thể là khách hàng [1], [42] hoặc nhân viên nhà thuốc (NVNT) [1], [11], [15].
1.4.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Phương pháp điều tra bằng phiếu là phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế bởi người nghiên cứu và nhận lại câu trả lời từ đối tượng điều tra. Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi, đồng thời bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho các đối tượng đều hiểu như nhau vì khi điều tra không có sự thay đổi hay bổ sung như đối với phương pháp phỏng vấn. Hạn chế của phương pháp này là câu trả lời có thể không trung thực do người trả lời có xu hướng trả lời theo mong muốn của người nghiên cứu hơn là trả lời đúng thực tế.
1.4.3. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng con người hoặc máy móc ghi lại các hiện tượng, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp quan sát cho phép thu thập các thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn so với các phương pháp phụ thuộc vào câu trả lời của đối tượng nghiên cứu (phương pháp điều tra) [41]. Phương pháp quan sát có thể được phân loại gồm quan sát can thiệp và quan sát không can thiệp. Phần lớn các nghiên cứu thực hiện tại nhà thuốc được thực hiện bằng phương pháp quan sát không can thiệp [54]. Nghiên cứu quan sát có ưu điểm là giữ được tính khách quan của sự việc trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là người quan sát đóng vai trò thụ động, phải chờ đợi các hiện tượng diễn ra, khó khăn trong việc đánh giá sự tồn tại của những điều kiện nảy sinh các hiện tượng, sự kiện và do đó khó tách các mối liên hệ nhân quả.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp quan sát. Các nghiên cứu này được trình bày tóm tắt tại Bảng 1.1.
1.4.4. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách người đóng vai (NĐV) tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thực hiện đóng vai theo kịch bản có sẵn. NĐV phải được tập huấn về kịch bản, các kỹ năng đóng vai, thu thập dữ liệu thông
qua quan sát và tương tác với đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình đóng vai, đối tượng nghiên cứu không được biết về hoạt động của NĐV.
Phương pháp đóng vai được sử dụng để đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc trong nghiên cứu được thực hiện tại Đức [34]. Phương pháp này cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá kỹ năng thực hành và kiến thức của dược sĩ nhà thuốc, và hiệu quả của can thiệp giáo dục về tư vấn sử dụng thuốc OTC [32].
Các nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức đóng vai với nhiều kịch bản đa dạng (mua thuốc cụ thể, mô tả bệnh/triệu chứng, mua thuốc kê đơn/không kê đơn như: thuốc đau đầu, antacid, ...) cho kết quả rằng nội dung và hình thức tư vấn của người bán thuốc khi khách hàng mô tả bệnh/triệu chứng cao hơn rò ràng so với tình huống KH mua thuốc cụ thể [34], [36], [43], [46], [57],.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đóng vai đã được tiến hành trên nhiều địa phương trên cả nước (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Dương, Nghệ An,..)
Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn nhà thuốc được trình bày tại Bảng 1. 1.
Bảng 1. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc tại Việt Nam
Phương pháp | Mẫu nghiên cứu | %NBT không hỏi gì KH | %NBT hỏi về đối tượng sử dụng | %NBT hỏi KH về triệu chứng | %NBT không tư vấn | %NBT tư vấn về liều, số lần dùng | %NBT tư vấn thời điểm dùng | %NBT tư vấn ADR | |
Nguyễn Đức Anh, 2012, Thanh Hóa [1] | Quan sát | 150 KH, 30 nhà thuốc | 12,0 | - | 56,7 | 46,0 | 75,3 | 56,0 | 2,0 |
Vũ Tuấn Cường, 2010, Quảng Ninh [10] | Đóng vai KH | 30 nhà thuốc | - | - | - | - | 76,8 | 76,1 | 15,9 |
Nguyễn Văn Phương, 2013, Nghệ An [17] | Quan sát | 177 lượt KH, 59 nhà thuốc | 5,0 | 43,0 | 69,5 | 39,8 | 80,0 | 41,8 | 4,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 1
- Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 2
- Hình Ảnh “Sổ Tay Tư Vấn Dành Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc”
- Đánh Giá Tình Hình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Otc Tại Các Nhà Thuốc Trên Địa Bàn Thành Phố Huế Bằng Quan Sát Trực Tiếp
- Biểu Đồ Tỷ Lệ Câu Trả Lời Đúng Về Kiến Thức Quản Lý Cảm Lạnh Trước Và Sau Đào Tạo
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Quan sát | 300 lượt KH, 14 cơ sở bán lẻ | 43,3 | 41,0 | 44,7 | 43,0 | 45,3 | 45,7 | 5,3 | |
Nguyễn Minh Tâm, 2009, Hà Nội [23] | Đóng vai KH | 30 nhà thuốc | 30,0 | 60,0 | 70,0 | 28,4 | 62,6 | - | 6,7 |
Bùi Hồng Thủy, 2014, Thanh Hóa [24] | Đóng vai KH | - | 35,8 | 6,5 | 45,5 | 19,5 | 60,0 | 39,0 | 6,5 |
Đinh Thu Trang, 2012, Bình Dương [27] | Đóng vai KH | 50 nhà thuốc | 34,0 | - | 66,0 | 24,0 | 54,0 | 26,0 | - |
1.5. Phương pháp nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc
1.5.1. Phản hồi ngay lập tức
Phương pháp can thiệp bằng phản hồi ngay lập tức (immediate feedback) là đưa ra lời nhận xét, cung cấp thông tin chuẩn và điều chỉnh nội dung tư vấn sử dụng thuốc một cách trực tiếp và tức thời với dược sĩ tư vấn. Việc phản hồi được thực hiện bởi dược sĩ giáo dục theo cách thức phản hồi không đối đầu. Phương pháp này được giới thiệu trong nghiên cứu tại Australia năm 2003 để cải thiện chất lượng tư vấn thuốc OTC tại nhà thuốc, và cho thấy phản hồi ngay lập tức từ các dược sĩ giáo dục đến NVNT đã có hiệu quả trong việc thay đổi thực hành bán thuốc và tư vấn sử dụng thuốc [48]. Thông tin phản hồi trực tiếp không bao gồm những lời chỉ trích, các dược sĩ giáo dục tập trung nhận xét những khía cạnh tích cực song song với xác định những nội dung cần cải thiện. Những phản hồi này được đưa ra sau khi NVNT tiến hành tự đánh giá chất lượng tư vấn của mình, mục đích là để tăng sự tự tin vào kĩ năng của bản thân NVNT và cung cấp hỗ trợ cho việc cải thiện kĩ năng tư vấn cá nhân và do đó thay đổi hành vi thực hành [34].
1.5.2. Sử dụng công cụ hỗ trợ tư vấn
Các công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc cho dược sĩ nhà thuốc tại nước ta còn khá hạn chế. Hiện chỉ có quyển “Cẩm nang nhà thuốc thực hành - MIMS Pharmacy Việt Nam” là tài liệu được dùng như công cụ để phục vụ tư vấn nhiều bệnh lý thông dụng hàng ngày tại nhà thuốc. Ưu điểm của sách này: có các sơ đồ triệu chứng, nguyên nhân, tiến triển bệnh, cách điều trị, dùng thuốc gì hiệu quả, nguyên tắc bán thuốc và lời khuyên cho nhà thuốc - bệnh nhân,… đều được trình bày chi tiết, hấp dẫn và cập nhật hàng năm theo những nghiên cứu y học mới nhất.Tuy nhiên, nhược điểm của MIMS là (1) đề cập nhiều hoạt chất mà biệt dược lại không có hoặc không phổ biến tại Việt Nam, (2) việc tổ chức biên soạn MIMS do các hãng dược phẩm tài trợ nên không tránh khỏi nghi vấn về tính khách quan – không thiên vị trong các biệt dược được giới thiệu, (3) thiếu các thông tin tư vấn về các phương pháp điều trị “dân gian” cho các triệu chứng/bệnh thông thường. Vì vậy, việc biên soạn một công cụ