Đánh Giá Tình Hình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Otc Tại Các Nhà Thuốc Trên Địa Bàn Thành Phố Huế Bằng Quan Sát Trực Tiếp


- Bước 7: Tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và đánh giá bằng phần mềm Medcalc® 12.3 và được trình bày bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2013 dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị phù hợp. Sự khác nhau về tỷ lệ được kiểm tra bằng test khi bình phương McNemar. Sự khác nhau về giá trị trung bình được kiểm tra bằng test t ghép cặp.

Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu:


Nhóm chứng

Nhóm can thiệp đào tạo



21 nhà thuốc

Quan sát trực tiếp

38 nhà thuốc

Đào tạo


38 nhà thuốc

Phiếu đánh giá trước và

sau đào tạo

- 9 câu hỏi Đúng/Sai

- 2 câu hỏi trả lời ngắn

- Thông tin về đặc điểm nhà thuốc và

dược sĩ tham gia

Kiến thức quản lý cảm lạnh

Đánh giá hiệu quả


30 nhà thuốc

Tình hình tư vấn

- Tỷ lệ tư vấn

- Trình độ DS tư vấn

- Thời gian tư vấn

- Các bước tư vấn:

+ Thu thập thông tin

+ Cung cấp thông tin

+ Kết thúc tư vấn

Tình hình tư vấn

Đóng vai


Kỹ năng tư vấn:

- Tỷ lệ tư vấn

- Thời gian tư vấn

- Các bước tư vấn:

+ Thu thập thông tin

+ Cung cấp thông tin

+ Kết thúc tư vấn

Thực hành bán thuốc điều trị cảm lạnh:

- Tình huống cảm lạnh ở người lớn

- Tình huống cảm lạnh ở trẻ em


Hình 2. 1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu


2.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu

- Những thông tin riêng tư, cá nhân của đối tượng nghiên cứu (dược sĩ nhà thuốc, nhà thuốc) được đảm bảo giữ bí mật và không công khai trong các báo cáo kết quả nghiên cứu.

- Các dược sĩ tham gia can thiệp giáo dục đã được thông báo về việc giữ bí mật thông tin cá nhân và nhà thuốc. Sự tham gia của họ là hoàn toàn tự nguyện, và được thông báo có quyền rút lui bất cứ khi nào mà không cần nêu lí do. Tất cả các dược sĩ tham gia buổi đào tạo đều ký giấy đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu này nằm trong một đề tài Đại học Huế năm 2017-2018. Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt bởi Hội đồng chuyên môn của trường trước khi tiến hành triển khai thực hiện.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp

Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát trên 21 nhà thuốc tại thành phố Huế trong vòng tổng số giờ quan sát là 63 giờ với 269 trường hợp mua thuốc OTC được quan sát, trong đó có 164 trường hợp dược sĩ có thực hiện tư vấn, chiếm 61,0%. Các số liệu dưới đây được trình bày trên 164 trường hợp tư vấn này.

3.1.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn

Bảng 3.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn



n

Tỷ lệ %

Lý do tư vấn

Chủ động tư vấn

97

59,2

Được khách hàng yêu cầu

67

40,8

Trình độ dược sĩ tư vấn

Dược sĩ đại học

34

20,7

Dược sĩ cao đẳng

69

42,1

Dược sĩ trung học

61

37,2

Thời gian thực hiện tư vấn

<3 phút

105

64,0

3 – 5 phút

58

35,4

>5 phút

1

0,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 5

Nhận xét: Tỷ lệ tư vấn được thực hiện một cách chủ động bởi dược sĩ nhà thuốc là 59,2%, 40,8% số trường hợp dược sĩ tư vấn do được khách hàng yêu cầu. Các tư vấn tại nhà thuốc phần lớn được thực hiện bởi dược sĩ cao đẳng (42,1%) và dược sĩ trung học (37,0%). Các cuộc tư vấn tại nhà thuốc có thời gian ngắn, thường dưới 3 phút, chiếm 64,0%.

3.1.2. Các bước tư vấn

3.1.2.1. Thu thập thông tin


Bảng 3.2. Tỷ lệ thông tin thu thập


Nội dung thăm hỏi

n

Tỷ lệ %

Xác nhận người dùng thuốc

86

52,4

Độ tuổi người dùng thuốc

77

46,9

Triệu chứng bệnh

104

63,4

Thời gian xuất hiện triệu chứng

50

30,5

Tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh

40

24,4

Nhận xét: Triệu chứng bệnh (63,4%), đối tượng dùng thuốc và độ tuổi của đối tượng (52,4%) là những thông tin được dược sĩ nhà thuốc khai thác nhiều nhất trước khi bán thuốc.


3.1.2.2. Cung cấp thông tin

Bảng 3. 3. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn


Nội dung tư vấn về thuốc

n

Tỷ lệ %

Thông tin về thuốc

Tên thuốc

69

42,1

Chỉ định

84

51,2

Liều dùng

86

52,4

Số lần dùng/Khoảng cách dùng

100

61,0

Lưu ý về thời điểm dùng (trước/trong/sau ăn)

63

38,4

Các chống chỉ định, ADR quan trọng

20

12,2

Tương tác thuốc – thuốc, thuốc - thức ăn quan trọng

20

12,2

Hướng dẫn xử lý khi quên liều, quá liều

0

0

Hướng dẫn bảo quản

0

0

Thông tin khác

Tư vấn trường hợp cần đến phòng khám chuyên khoa

31

18,9

Thực hiện tư vấn bằng giấy

63

38,4

Nhận xét: Chỉ định (51,2%), Liều dùng (52,4%), Số lần dùng/Khoảng cách dùng (61,0%) của thuốc là nội dung thường được tư vấn nhất tại nhà thuốc. Trong khi, hướng dẫn xử lý khi quên liều và hướng dẫn bảo quản không hề được tư vấn. Chỉ có 18,9% khách hàng được dược sĩ tư vấn trường hợp nào cần đi khám bác sĩ và 38,4% khách hàng nhận được tư vấn giấy.

3.1.2.3. Kết thúc tư vấn

Bảng 3. 4. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn


Kiểm tra/Tổng kết sau tư vấn

n

Tỷ lệ %

Kiểm tra lại mức độ hiểu

33

20,1

Tổng kết các điểm quan trọng cần ghi nhớ

34

20,8

Kiểm tra xem khách hàng còn thắc mắc gì không

21

12,8

Nhận xét: Sau khi tư vấn, dược sĩ nhà thuốc ít khi kiểm tra lại mức độ tiếp thu tư vấn của bệnh nhân cũng như tổng kết lại các điểm cần nhớ cho bệnh nhân.


3.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế.

Có 38 dược sĩ nhà thuốc đồng ý tham gia buổi đào tạo về kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc và kiến thức tư vấn quản lý cảm lạnh. Các kết quả dưới đây được trình bày trên 38 dược sĩ tham gia đào tạo.

3.2.1. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo

Bảng 3. 5. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo


Giới tính

n

Tỉ lệ %

Nam

6

15,8

Nữ

32

84,2

Tuổi

<30 tuổi

20

52,6

≥30 tuổi

18

47,3

Trình độ chuyên môn

DSĐH

2

5,3

DSCĐ

1

2,6

DSTH

35

92,1

Số năm kinh nghiệm bán thuốc

1 – 3 năm

20

52,6

4 – 6 năm

12

31,6

>6 năm

6

15,8

Nhận xét: Trên 80% dược sĩ tham gia buổi đào tạo là nữ. Độ tuổi từ 20 – 40 tuổi với trình độ chuyên môn hầu hết (92,1%) là trung cấp dược, có kinh nghiệm thực hành tại nhà thuốc từ 1 – 3 năm (52,6%).


3.2.2. Đặc điểm nhà thuốc tham gia đào tạo

Bảng 3. 6. Đặc điểm nhà thuốc tham gia đào tạo


Số nhân viên (Mean ± SD)

2,03 ± 0,60

Trình độ nhân viên (Số nhân viên thuộc mỗi trình độ/

Tổng số nhân viên của 38 nhà thuốc)

Dược sĩ đại học (DSĐH)

19/77

Dược sĩ cao đẳng (DSCĐ)

2/77

Dược sĩ trung học (DSTH)

54/77

Dược tá

2/77

Số lượng khách trung bình hàng ngày (Tỉ lệ %)

≤50 người

60,5% (n=23)

>50 người

39,5% (n=15)

Nhận xét: Số nhân viên trung bình của mỗi nhà thuốc là 2,03 ± 0,60, trong đó chủ yếu là dược sĩ trung học. Trên 60% số nhà thuốc có số lượt khách hàng ngày chưa đến 50 lượt.

3.2.3. Đánh giá hiệu quả về kiến thức tư vấn quản lý cảm lạnh

Nhóm nghiên cứu xây dựng một phiếu hỏi gồm 11 câu hỏi liên quan đến các kiến thức cần thiết về điều trị cảm lạnh thông thường. Các dược sĩ tham gia phải trả lời 2 lần: một lần trước khi đào tạo (pre – test) và một lần sau khi đào tạo (post – test).

Bảng 3. 7. Tỷ lệ các câu trả lời đúng trước và sau đào tạo



Nội dung câu hỏi/câu trả lời

Pre – test

Post – test


p

Số câu trả lời

đúng (n)


Tỷ lệ %

Số câu trả lời

đúng (n)

Tỷ lệ

%

Nguyên nhân gây ra cảm

lạnh

15

39,5

36

94,7

p < 0,05

Tính dễ lây lan của cảm

lạnh

24

63,2

37

97,4

p < 0,05


Triệu chứng điển hình của

cảm lạnh

14

36,8

27

71,1

p < 0,05

Các nhóm thuốc điều trị

cảm lạnh

10

26,3

30

78,9

p < 0,05

Hoạt chất giảm đau hạ sốt

OTC

8

21,1

32

84,2

p < 0,05

Đối tượng không nên sử

dụng thuốc trị ho và cảm lạnh OTC


24


63,2


35


92,1


p < 0,05

Các tác dụng phụ của

thuốc trị nghẹt mũi

8

21,1

29

76,3

p < 0,05

Các lưu ý khi sử dụng

thuốc ho

19

50,0

28

73,7

p < 0,05

Các lưu ý khi sử dụng thuốc kháng histamine H1

để điều trị cảm lạnh


6


15,8


33


86,8


p < 0,05

Nhận xét: Số câu trả lời đúng tăng lên đáng kể sau đào tạo. Cụ thể, có sự tăng mạnh nhất là kiến thức về các lưu ý khi dùng thuốc kháng H1, từ 15,8% đến 86,8%, các hoạt chất giảm đau hạ sốt OTC, từ 21,1% đến 84,2% và nguyên nhân của cảm lạnh, từ 39,5% đến 94,7%. Các nội dung về tính dễ lây lan của cảm lạnh, tăng từ 63,2% đến 97,4%, triệu chứng điển hình của cảm lạnh, tăng từ 36,8% đến 71,1%. Sự gia tăng tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức quản lý cảm lạnh trước và sau đào tạo đều có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022