Tình Hình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc Của Dược Sĩ Nhà Thuốc


của tác giả Nguyễn Phước Hiệp năm 2017 [13] thì mỗi nhà thuốc cũng có trung bình 2 người bán, với số khách khoảng 70 người/ngày. Với số lượng khách không quá đông như vậy, nhân viên nhà thuốc có nhiều thời gian rảnh và cần tận dụng thời gian đó để áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn cho mỗi bệnh nhân.

4.2. Tình hình tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc

4.2.1. Tỷ lệ tư vấn

Tư vấn sử dụng thuốc không những giúp bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả mà còn giúp bệnh nhân hiểu rò về phương pháp điều trị, về loại thuốc mà bản thân đang sử dụng, điều này giúp bệnh nhân đặt lòng tin nhiều hơn vào chăm sóc sức khỏe, tăng tuân thủ điều trị, từ đó có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Nghiên cứu quan sát trực tiếp 269 trường hợp khách hàng mua thuốc OTC tại 21 nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế đã thu được kết quả là có 61,0% trường hợp khách hàng nhận được tư vấn từ dược sĩ nhà thuốc khi mua thuốc và có 39,0% số trường hợp khách hàng không nhận được tư vấn nào. Trong số các trường hợp tư vấn, 59,2% do dược sĩ chủ động tư vấn và 40,8% do khách hàng yêu cầu.

Các kết quả này có sự khác biệt và chênh lệch khi so sánh với kết quả nghiên cứu: Phạm Tuyên tại Hà Nội năm 2011 [28]: chỉ có 18,7% khách hàng không nhận được sự tư vấn. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Trần Thị Phương thực hiện tại Hà Nội năm 2016 [20] lại cho thấy rằng có 43% khách hàng không nhận được bất kỳ tư vấn nào của dược sĩ nhà thuốc. Một nghiên cứu đóng vai khách hàng tại Đức năm 2003 [34] cho thấy rằng 98% các nhà thuốc có cung cấp tư vấn cho các khách hàng. Tuy nhiên, trong đó thì 36% các nhà thuốc chỉ tư vấn khi được khách hàng yêu cầu. Tỷ lệ nhà thuốc chỉ quan tâm đến việc bán hàng mà ít để ý đến việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý vẫn còn khá cao.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện can thiệp giáo dục với mục đích không những nâng cao kỹ năng và kiến thức về tư vấn sử dụng thuốc mà còn về nhận thức về việc thực hiện tư vấn của dược sĩ nhà thuốc. Nghiên cứu đóng vai sau can thiệp nhằm đánh giá chất lượng can thiệp ghi nhận được kết quả như sau: 100% nhà thuốc đều thực hiện tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng, với tỷ lệ 80% do dược sĩ


chủ động và chỉ có 20% trường hợp do NĐV đặt câu hỏi và yêu cầu trước. Như vậy, tỷ lệ tư vấn đã tăng lên rò rệt chứng tỏ hiệu quả tác động nhất định của can thiệp giáo dục lên nhận thức về tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc. Cần có những nghiên cứu sâu và can thiệp dài hạn hơn, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

4.2.2. Trình độ của dược sĩ tư vấn và thời gian tư vấn

Kết quả ghi nhận được qua quan sát trực tiếp, chỉ có khoảng 20,73% tư vấn được cung cấp bởi dược sĩ đại học, phần lớn trường hợp còn lại dược sĩ cao đẳng (42,1%) và dược sĩ trung học (37,2%) là người cung cấp tư vấn. Kết quả cho thấy sự có mặt của dược sĩ đại học tại nhà thuốc, tuy không chiếm phần lớn trường hợp.

Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 7

Nghiên cứu đóng vai của chúng tôi được thực hiện tại chính các nhà thuốc đã tham gia đào tạo, qua khảo sát tại buổi đào tạo, có 5,3% dược sĩ tham gia là DSĐH, 2,6% DSCĐ và 92,1% DSTH trong tổng số 38 dược sĩ. Trong nghiên cứu đóng vai vì những lý do khách quan, chúng tôi chỉ có thể hoàn thành tại 30 nhà thuốc, và để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, chúng tôi không thể tiến hành xác nhận lại trình độ chuyên môn của dược sĩ tư vấn.

Một nghiên cứu tại Hà Nội [20] cho kết quả không hề có sự có mặt của dược sĩ đại học tại nhà thuốc, tất cả người bán thuốc đều là dược sĩ cao đẳng hoặc trung học. Bên cạnh nhận thức về tầm quan trọng của tư vấn sử dụng thuốc, việc thiếu kĩ năng cũng như kiến thức chuyên môn về dược lâm sàng của dược sĩ bán thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tư vấn sử dụng thuốc không cao.

Thời gian tư vấn là ngắn, đa phần thời lượng giao tiếp giữa dược sĩ nhà thuốc và khách hàng chỉ kéo dài không quá 3 phút (64,0%) và hiếm khi kéo dài trên 5 phút (0,6%). Thời gian tư vấn trung bình theo dòi được qua nghiên cứu đóng vai là gần 4 phút, và có đến 20% trường hợp tư vấn kéo dài >5 phút. Nguyên nhân có thể là do NĐV thực hiện hỏi đáp nhiều hơn với NVNT so với các KH thực tế.

Kết quả này phù hợp với khảo sát tại Hàn Quốc năm 2016 [52] thì thời gian tư vấn tại nhà thuốc lớn hơn 5 phút chỉ chiếm 6,8% và có đến 51,2% bệnh nhân không hài lòng vì thời gian tư vấn quá ngắn. Ngay tại các nước phát triển thì hoạt động tư


vấn tại nhà thuốc cũng không phải là thường quy, được ghi nhận chỉ ở 62,2% tại Mỹ, 25% ở Anh và trên 50% ở Canada [30]. Tuy nhiên nghiên cứu ở Tuyên Quang [2] lại cho thấy thời gian tư vấn lớn hơn 5 phút chiếm khá cao (57,5%).

4.2.3. Các bước tư vấn

4.2.3.1. Thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin bệnh nhân là cần thiết cho khách hàng mua thuốc, điều này góp phần thể hiện sự quan tâm chia sẻ với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mặt khác giúp cho dược sĩ khai thác được những thông tin cơ bản nhất về đối tượng dùng thuốc, triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh,.. từ đó xác định chính xác bệnh và bán đúng thuốc cũng như đưa ra những lời khuyên hợp lý.

Kết quả trước và sau can thiệp có sự khác biệt đáng kể, các thông tin về đối tượng dùng thuốc, độ tuổi và triệu chứng bệnh là 3 thông tin dược sĩ bán thuốc khai thác nhiều nhất từ khách hàng. Tỷ lệ thu thập thông tin về đối tượng dùng tăng từ 52,4% đến 93,3%, về độ tuổi tăng rò rệt từ 46,9% đến 80,0%, và thông tin về triệu chứng cũng được chú trọng hơn, tăng từ 63,4% đến 80%. Điều này cho thấy sự cải thiện về kỹ năng khai thác thông tin của dược sĩ sau can thiệp giáo dục.

Kết quả chúng tôi ghi nhận được thông qua quan sát trực tiếp tương tự khi so sánh với các kết quả nghiên cứu: Nguyễn Minh Tâm tại Hà Nội năm 2009 [23]; Nguyễn Văn Phương năm 2013 tại Nghệ An [17]; và Đinh Thu Trang, năm 2012 tại Bình Dương [27] dược sĩ bán thuốc hỏi về đối tượng sử dụng và triệu chứng chiếm 66,0 – 70,0% và là những thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất.

Đồng thời, từ các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cũng như các kết quả từ các nghiên cứu khác cho thấy các nội dung về thời gian xuất hiện triệu chứng, tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, dị ứng thuốc còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm (<30%).

Sự thiếu quan tâm trong việc khai thác thông tin từ khách hàng của dược sĩ nhà thuốc có thể dẫn đến việc bán thuốc không hợp lý, gây nên hậu quả sử dụng thuốc kém an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.


4.2.3.2. Cung cấp thông tin

Các dược sĩ nhà thuốc ngoài nhiệm vụ bán thuốc còn có trách nhiệm cung cấp tư vấn sử dụng thuốc cho khách hàng, nắm được cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả có ảnh hưởng lên hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Việc tư vấn sử dụng thuốc còn thể hiện kỹ năng, trình độ của dược sĩ nhà thuốc, tạo được niềm tin ở khách hàng, làm cho bệnh nhân yên tâm dùng thuốc trong quá trình điều trị.

Sau can thiệp, tỷ lệ các thông tin thuốc được cung cấp cho KH có sự tăng lên, cụ thể, tỷ lệ tư vấn về chỉ định thuốc tăng từ 46,7% lên 65,8%, về liều dùng tăng rò rệt từ 52,4% lên 94,7%, về số lần dùng/khoảng cách dùng tăng từ 61,0% lên đến 100,0%. Tỷ lệ tư vấn về thời điểm dùng so với bữa ăn cũng tăng lên đáng kể từ 38,4% đến 60%. Tuy nhiên, các thông tin về tác dụng không mong muốn, chống chỉ định còn ít được hướng dẫn cho KH và đang lưu ý là thông tin về xử lý quên liều, quá liều và bảo quản không hề được tư vấn. Lý do cho sự thiếu tư vấn này có thể là do trong các trường hợp quan sát trực tiếp và đóng vai không có thuốc nào yêu cầu bảo quản đặc biệt, nhưng trên thực tế thực hành, dược sĩ sẽ gặp các trường hợp bán các thuốc ở dạng bào chế viên đạn, thuốc có hoạt chất nhạy cảm nhiệt độ, … thì thông tin về bảo quản phải được tư vấn cho khách hàng.

Các con số này là khá tương đương với các nghiên cứu khác về các nội dung tư vấn: liều dùng, số lần dùng (>60%), thời điểm dùng (>26%), tác dụng không mong muốn (2 – 16%), tương tác thuốc (2 – 5%) [1], [10], [17], [23].

Trước can thiệp, có 18,9% trường hợp dược sĩ nhà thuốc đưa ra các thông tin nhắc nhở bệnh nhân trường hợp nào nên đến cơ sở khám chữa bệnh được ghi nhận khi quan sát, nhưng trong nghiên cứu đóng vai sau can thiệp, không hề có lời khuyên nào được ghi nhận. So sánh với nghiên cứu tại Hà Nội năm 2016 [20], có 13,3% trường hợp dược sĩ nhắc nhở khách hàng đến cơ sở khám chữa bệnh.Nguyên nhân có thể do chúng tôi kịch bản đóng vai chúng tôi xây dựng, từ các đặc điểm nêu trong kịch bản, KH không cần phải đến cơ sở y tế mà có thể tự điều trị, do đó thông tin về trường hợp nào nên đến khám ở cơ sở y tế dễ bị NVNT bỏ qua.


Bên cạnh việc tư vấn bằng lời, dược sĩ bán thuốc cần cung cấp thêm dữ liệu viết để giúp KH lưu giữ thông tin, giúp cho việc sử dụng thuốc của người bệnh được an toàn, hợp lý. Nghiên cứu cho thấy rằng có 38% - 40% thuốc được ghi thông tin thuốc được bán cho khách hàng. Tuy nhiên, kết quả này khá thấp khi so sánh với một số nghiên cứu đóng vai khác tại Hà Nội cho kết quả 46 - 58% [18], [20], [23].

Nhìn chung, sau đào tạo, các dược sĩ đã chú trọng hơn về việc đưa ra tư vấn sử dụng thuốc cho người dùng, các thông tin tư vấn được đưa ra đầy đủ hơn.

4.2.3.3. Kết thúc tư vấn

Nhằm đảm bảo hiệu quả tư vấn, dược sĩ nhà thuốc cần thiết thực hiện kiểm tra mức độ tiếp thu của khách hàng, cũng như kiểm tra xem khách hàng còn có gì thắc mắc hay bất kỳ lo lắng về vấn đề nào có thể gặp phải khi dùng thuốc và giải đáp những thắc mắc đó.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng vấn đề này còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của dược sĩ nhà thuốc khi trong nghiên cứu quan sát, chỉ có khoảng 20% trường hợp có tổng kết cuộc tư vấn và kiểm tra mức độ hiểu cũng như ghi nhớ của khách hàng, và chỉ có 12,8% trường hợp dược sĩ quan tâm đến việc liệu khách hàng có còn câu hỏi nào khác hay không. Các kết quả này thậm chí còn thấp hơn khi trong nghiên cứu đóng vai, không hề có sự kiểm tra mức độ hiểu của người mua, tổng kết các thông tin được thực hiện với tỉ lệ rất thấp (6,7%) và có 16,7% trường hợp dược sĩ xác nhận xem liệu người mua có còn điều gì thắc mắc hay lo lắng hay không.

Tuy nhiên, kết quả thu được từ quan sát trực tiếp trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu từ phản hồi của khách hàng tại nhà thuốc của Trần Thị Phương, Hà Nội 2016 [20] khi cho thấy tất cả thông tin tư vấn không hề được người bán thuốc kiểm tra lại.

4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn quản lý cảm lạnh

4.3.1. Đánh giá hiệu quả về kiến thức tư vấn quản lý cảm lạnh

Hoạt động bán thuốc và tư vấn sử dụng thuốc là một trong những hoạt động mang tính chất chuyên môn thể hiện chất lượng thực hành dược tại nhà thuốc trong


chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nếu hoạt động này không phù hợp có thể dẫn đến các hậu quả khác nhau như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn của người bệnh, chi phí của người bệnh và xã hội. Vì vậy, người DSNT không chỉ cần có kĩ năng thực hành tư vấn thành thạo mà còn phải có kiến thức chuyên môn vững vàng để cung cấp tư vấn có chất lượng cho người bệnh.

Các DSNT chủ yếu có trình độ trung cấp dược, họ chưa được học đầy đủ về dược lâm sàng, kiến thức chuyên môn cộng thêm sự thiếu cập nhật kiến thức chuyên môn [13] và ít khi sử dụng các tài liệu tham khảo để hướng dẫn sử dụng thuốc [24], do đó việc can thiệp nâng cao kiến thức cho DSNT là rất cần thiết.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ thực hiện đào tạo về kiến thức quản lý cảm lạnh. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của biện pháp can thiệp, làm căn cứ cho các nghiên cứu tiếp theo, can thiệp nâng cao hơn chất lượng tư vấn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã cung cấp “Sổ tay tư vấn sử dụng thuốc dành cho dược sĩ nhà thuốc” gồm 30 triệu chứng/bệnh thông thường thường gặp ở nhà thuốc, làm công cụ hỗ trợ tư vấn dành cho các dược sĩ.

Buổi đào tạo được chúng tôi tiến hành trong 3 tiếng 30 phút, bằng hình thức trình chiếu, đánh giá kiến thức được thực hiện dựa trên phiếu đánh giá trước và sau đào tạo, nội dung câu hỏi đánh giá được xây dựng bám sát nội dung đào tạo . Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) giữa tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến quản lý cảm lạnh trước và sau đào tạo. Cụ thể, có sự tăng mạnh nhất là kiến thức về các lưu ý khi dùng thuốc kháng H1, từ 15,8% đến 86,8%, các hoạt chất giảm đau hạ sốt OTC, từ 21,1% đến 84,2% và nguyên nhân của cảm lạnh, từ 39,5% đến 94,7%. Các nội dung về tính dễ lây lan của cảm lạnh, tăng từ 63,2% đến 97,4%, triệu chứng điển hình của cảm lạnh, tăng từ 36,8% đến 71,1%. Số lượng các lời khuyên KH đến cơ sở khám chữa bệnh cũng tăng từ 1,89 ± 1,06 đến 4,97 ± 2,64.

Một nghiên cứu can thiệp giáo dục được thực hiện năm 2013 [50] nhằm nâng cao kiến thức quản lý tiêu chảy ở trẻ em tại 5 địa phương trên cả nước cũng cho kết quả cải thiện về kiến thức của dược sĩ sau 3,5 giờ đào tạo. Một nghiên cứu can thiệp


giáo dục khác được thực hiện tại huyện Ba Vì năm 2012 [14] cũng thể hiện hiệu quả của biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức của CBYT trong sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi.

Kết quả này cho thấy can thiệp đào tạo đã có hiệu quả nhất định đến kiến thức của các dược sĩ tham gia, từ đó góp phần nâng cao chất lượng thực hành tại cộng đồng.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả về thực hành bán thuốc điều trị cảm lạnh

Kết quả từ đánh giá kiến thức cho thấy có sự tăng kiến thức về tư vấn quản lý cảm lạnh trước và sau đào tạo. Điều đáng lưu ý là việc áp dụng các kiến thức đào tạo vào thực hành bán thuốc cho người bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá các thuốc được bán ra đối với tình huống cảm lạnh ở người lớn và cảm lạnh ở trẻ em.

Đối với các trường hợp KH đến nhà thuốc mua thuốc tự điều trị mà không có đơn thuốc, DS chỉ được phép bán các thuốc OTC.

Số thuốc trung bình mỗi NĐV được bán khi đến nhà thuốc hỏi mua thuốc điều trị cảm lạnh là 5 thuốc – tình huống mua thuốc cho người lớn và 4 thuốc – tình huống mua thuốc cho trẻ em.

Các nhóm thuốc điều trị cảm lạnh bao gồm: thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc điều trị ho, thuốc điều trị nghẹt mũi và thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần.

Thuốc được bán nhiều nhất là thuốc giảm đau hạ sốt với hoạt chất là paracetamol (100% đối với tình huống người lớn cảm lạnh và 87,5% tình huống trẻ em cảm lạnh). Paracetamol được bán dưới dạng biệt dược chứa paracetamol đơn độc và biệt dược chứa paracetamol phối hợp với các hoạt chất điều trị cảm lạnh khác. Trong số các trường hợp được bán paracetamol có 2 trường hợp NĐV đã nhận được ≥ 2 biệt dược có chứa cùng hoạt chất paracetamol. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều biệt dược chứa paracetamol (chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến tháng 2/2017 có 214 biệt dược chứa hoạt chất paracetamol được cấp số đăng ký lưu hành [26]) và có rất nhiều biệt dược chứa đơn chất paracetamol phối hợp với các đơn chất khác để tăng hiệu quả điều trị. Hai đặc điểm này khiến dễ xảy ra các trường hợp quá liều


paracetamol do trùng lặp hoạt chất. Mặc dù, paracetamol được coi là một hoạt chất tương đối an toàn, nhưng lại rất dễ gây độc gan nếu sử dụng liều cao, kéo dài.

Các thuốc điều trị triệu chứng ho trong quản lý cảm lạnh bao gồm thuốc ức chế ho và thuốc tiêu nhầy. Thuốc phối hợp chứa hoạt chất ức chế ho codein và terpin là một trong những phối hợp khá phổ biến trên thị trường. Có 28,9% trường hợp NĐV được bán loại thuốc này trong tình huống cảm lạnh ở người lớn. Trong khi không hề được bán cho tình huống trẻ em. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng các thuốc trị ho có chứa codein cho trẻ em dưới 12 tuổi. Một hoạt chất trị ho khác là dextromethorphan được bán khá nhiều trong các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi (57,1% tình huống người lớn và 31,3% tình huống trẻ em). Tuy nhiên dextromethorphan không phải là thuốc OTC dựa theo Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất (ban hành kèm theo Thông tư 07/2017 – TT/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 03/05/2017 [4]). Hoạt chất này tuy vậy vẫn được xem là một hoạt chất OTC theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và vừa được loại bỏ khỏi danh mục thuốc OTC của nước ta từ năm 2014. Các DSNT có thể đã không nắm rò danh mục thuốc OTC mới nhất do Bộ Y tế ban hành do tỉ lệ nhà thuốc có danh mục thuốc OTC cũng rất thấp [24].

Thuốc kháng histamine H1 là một loại thuốc thường được dùng trong điều trị cảm lạnh, bao gồm thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần (gồm các hoạt chất như chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine, ..) và thuốc kháng histamin H1 không có tác dụng an thần (gồm các hoạt chất như cetirizine, loratadine, fexofenadine, ...). Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc kháng H1 không có tác dụng an thần thì không có hiệu quả trong điều trị cảm lạnh [47], kiến thức này đã được nhóm nghiên cứu cung cấp cho các dược sĩ nhà thuốc trong buổi can thiệp giáo dục về kỹ năng và kiến thức sử dụng thuốc. Thêm vào đó, kết quả kiểm tra sau đào tạo cho thấy có 86,8% số dược sĩ trả lời đúng về thông tin này. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các thuốc kháng histamine H1 mà NĐV được bán là nhóm thuốc kháng H1 không có tác dụng an thần (loratadine, cetirizine, fexofenadine).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022